Chưa thấy được nội dung như thế nào nhưng theo BBC thì cũng khá là chua , vải nó truy luôn nguòin gốc xuất xứ của nguyên liệu .. giống như TPP đã hụt vừa qua
EVFTA đã thông qua, trong bài này, ta tạm gác tranh cãi về dân chủ hóa, chính trị, nhân quyền, mà bàn vấn đề sau đây nhé.
Thực lực của người kinh doanh, nông dân, nhà cung cấp...Việt Nam có đủ để tận dụng cơ hội hay sẽ loay hoay?
Ví dụ, với sản phẩm dệt may, ngoài các quy tắc xuất xứ chung (tương tự như với tất cả các hàng hóa khác) thì còn có quy tắc riêng cho nhóm sản phẩm này (áp dụng cho trường hợp sản phẩm sử dụng một phần nguyên liệu không xuất xứ).
Cụ thể, để sản phẩm may mặc được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì: Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU.
Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp: Cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi như có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU).
Khó khăn là phần lớn các doanh nghiệp Việt mới chỉ đang thực hiện công đoạn cắt – may.
Ngoài ra, vải nguyên liệu sử dụng để sản xuất chủ yếu được nhập khẩu từ các khu vực chưa có FTA với EU (Trung Quốc, Đài Loan).
Đầu tiên sẽ thấy khó khăn, nhưng chính những khó khăn này, ta mới có thể dựng được ngành công nghiệp phụ trợ & sản xuất nguyên vật liệu.
Trong FTA này, chỉ có VN là nước nghèo nhất, có nhân công rẻ nhất, tiềm năng sản xuất nguyên vật liệu tốt nhất trong khối.
Vậy nên VN sẽ là chỗ trũng cho vốn và công nghệ của những ngành này thay cho TQ.
Vấn đề còn lại của VN là phải làm sao cho bài bản, làm đúng, làm đủ, uy tín, minh bạch, không lừa đảo chứ không thể chụp giật như TQ đã làm. Mà để làm được điều đó, thể chế và quản trị quốc gia phải đủ mạnh và hữu hiệu.