- Status
- Không mở trả lời sau này.
còn khuya nhé,em nhờ bác này giải thích nè
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, ông Mc Townsend khi trả lời phỏng vấn VOV đã cho rằng, giá nhà đất phải xuống tối thiểu từ 30-50% so với mức đỉnh mới hy vọng kích thích được người mua. Cũng theo vị TGĐ này, năm 2013, người mua sẽ hoàn toàn làm “chủ” trên thị trường BĐS.
Hầu hết mọi cuộc khủng hoảng kinh tế đều được châm ngòi từ sự suy thoái của thị trường BĐS. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS Thái Lan năm 1997, hay thị trường BĐS Hoa Kỳ năm 2007 hoàn toàn khác với những gì đang diễn ra trên thị trường BĐS ở Việt Nam. Ông Mc Townsend phân tích, tại Thái Lan mọi diễn biến đều diễn ra rất nhanh, khi có dấu hiệu của khủng hoảng, các chủ đầu tư và ngân hàng đã nhanh chóng đi đến thỏa thuận bán lại nhà đất với giá cực rẻ cho người mua khiến cho cơn khủng hoảng không kéo dài quá lâu. Trong khi đó tại thị trường BĐS Hoa Kỳ, sau khi khủng hoảng xảy ra vào cuối năm 2007 chỉ một năm giá nhà đất đã xẹp đi trông thấy, khoảng 40-60%, khiến người dân bắt đầu có động lực mua nhà trở lại, dần hâm nóng thị trường nhà đất.
Diễn biến trên đều ngược lại với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, mọi cái đều diễn ra rất chậm và ngay cả khi cái chết của thị trường đang đến một cách từ từ thì chính các nhà đầu tư, những ông trùm BĐS vẫn tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế như muốn chống lại sự vận động tự nhiên của thị trường. Điển hình như việc một số nhà đầu tư địa ốc tại TP HCM cuối năm 2012 đã đi đến một thỏa thuận về việc chống bán phá giá nhà. Điều này ngược hẳn với cách mà Thái Lan và Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng nhà đất. Vấn đề hiện nay của thị trường BĐS nằm ở niềm tin của người tiêu dùng. Ngay cả giá BĐS có tiếp tục giảm liên tục trong thời gian qua thì người mua vẫn tin rằng chưa phải thời điểm tốt để thực hiện việc mua bán. Bởi trong quan niệm của họ, giá BĐS ở Việt Nam vẫn ở mức cao phi lý.
Một tháng trở lại đây, nhận được một số tín hiệu nhất định từ phía chính phủ, dường như giới BĐS đang dấu hiệu “trở cờ” với hàng loạt thông tin được tung ra theo kiểu “thị trường BĐS đã chạm đáy”, “chính phủ tung ngàn tỷ cứu BĐS”, “giá BĐS đã ở mức hợp lý”… nhằm đánh vào tâm lý của người mua đang lưỡng lự, chờ thời. Tuy nhiên, hiểu rõ hơn ai hết khả năng có “cứu” được hay không chính là các chủ đầu tư và giới ngân hàng. Việc các ngân hàng mua ròng trái phiếu từ NHNN trong suốt cả năm 2012 mà không “nhả” cho doanh nghiệp cộng với 50% doanh nghiệp phá sản và nhiều loại phí được ban hành dồn dập nhằm tăng thu ngân sách thời gian qua đã hàm chứa câu trả lời. Trước thực trạng này, ông Mc Townsend cho rằng: “Người nào thừa nhận vấn đề của mình đầu tiên thì chính người đó sẽ tìm ra được giải pháp đầu tiên. Nhưng vấn đề ở đây là không ai thừa nhận cái khó, vướng mắc của mình”.
“Thuận mua vừa bán” là nhẽ tự nhiên để hình thành nên một thị trường. Nhưng trên thị trường BĐS Việt Nam hiện nay, chưa bao giờ người bán và người mua lại xa nhau đến vậy. Trong khi bên bán không chấp nhận một thực tế rằng những tính toán về lời lãi trong quá khứ hoàn toàn không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại thì bên mua lại ngày một tỏ ra thận trọng và không hề sốt ruột. Trong vòng hơn một năm qua, người mua luôn ở tâm lý chờ đợi giá giảm tiếp. Theo ông Mc Townsend thì đây chính là yếu tố khiến thị trường ngày càng tiến gần tới cái chết.
Ông Mc Townsend cho rằng, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ vực dậy niềm tin của người tiêu dùng. Và điều này cần một chuỗi giải pháp tổng thể chứ không thể là một vài nỗ lực đơn lẻ. Vị Tổng GĐ này nhận định giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra về hỗ trợ lãi suất mua nhà về mặt lý thuyết là hợp lý, song điều này có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào các ngân hàng. Nhưng trên hết, cái mà thị trường quan tâm nhất vẫn là giá cả. Theo quan sát của CBRE, nhiều người có khả năng chi trả nhưng chưa vội thực hiện giao dịch do kỳ vọng giá còn tiếp tục giảm. Chính sự thiếu hụt niềm tin vào khả năng cam kết của các chủ đầu tư, và mặt bằng giá quá cao đã xây nên bức rào chắn giữa bên mua bên bán.
Do vậy, thị trường chỉ có thể được cải thiện khi tiếp tục giảm giá, và giảm giá chỉ có tác dụng khi mức giảm lớn hơn kỳ vọng của người mua. Mức giảm lớn nhất trên thị trường hiện vào khoảng 40% so với giá chào bán sơ cấp. Trong năm 2013, CBRE kỳ vọng giá chào bán thứ cấp tiếp tục giảm thêm ở mức hai con số, tiếp nối mức giảm 15% trong năm 2012. Như vậy, mức giảm giá nhà đất trong năm 2013 so với giá chào bán ban đầu có thể lên tới 50%, khi đó mới hy vọng giá nhà đất bắt đầu bước vào vùng quan tâm của người đi mua.
Theo Sống Mới
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, ông Mc Townsend khi trả lời phỏng vấn VOV đã cho rằng, giá nhà đất phải xuống tối thiểu từ 30-50% so với mức đỉnh mới hy vọng kích thích được người mua. Cũng theo vị TGĐ này, năm 2013, người mua sẽ hoàn toàn làm “chủ” trên thị trường BĐS.
Hầu hết mọi cuộc khủng hoảng kinh tế đều được châm ngòi từ sự suy thoái của thị trường BĐS. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của thị trường BĐS Thái Lan năm 1997, hay thị trường BĐS Hoa Kỳ năm 2007 hoàn toàn khác với những gì đang diễn ra trên thị trường BĐS ở Việt Nam. Ông Mc Townsend phân tích, tại Thái Lan mọi diễn biến đều diễn ra rất nhanh, khi có dấu hiệu của khủng hoảng, các chủ đầu tư và ngân hàng đã nhanh chóng đi đến thỏa thuận bán lại nhà đất với giá cực rẻ cho người mua khiến cho cơn khủng hoảng không kéo dài quá lâu. Trong khi đó tại thị trường BĐS Hoa Kỳ, sau khi khủng hoảng xảy ra vào cuối năm 2007 chỉ một năm giá nhà đất đã xẹp đi trông thấy, khoảng 40-60%, khiến người dân bắt đầu có động lực mua nhà trở lại, dần hâm nóng thị trường nhà đất.
Diễn biến trên đều ngược lại với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, mọi cái đều diễn ra rất chậm và ngay cả khi cái chết của thị trường đang đến một cách từ từ thì chính các nhà đầu tư, những ông trùm BĐS vẫn tìm mọi cách để xoay chuyển tình thế như muốn chống lại sự vận động tự nhiên của thị trường. Điển hình như việc một số nhà đầu tư địa ốc tại TP HCM cuối năm 2012 đã đi đến một thỏa thuận về việc chống bán phá giá nhà. Điều này ngược hẳn với cách mà Thái Lan và Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng nhà đất. Vấn đề hiện nay của thị trường BĐS nằm ở niềm tin của người tiêu dùng. Ngay cả giá BĐS có tiếp tục giảm liên tục trong thời gian qua thì người mua vẫn tin rằng chưa phải thời điểm tốt để thực hiện việc mua bán. Bởi trong quan niệm của họ, giá BĐS ở Việt Nam vẫn ở mức cao phi lý.
Một tháng trở lại đây, nhận được một số tín hiệu nhất định từ phía chính phủ, dường như giới BĐS đang dấu hiệu “trở cờ” với hàng loạt thông tin được tung ra theo kiểu “thị trường BĐS đã chạm đáy”, “chính phủ tung ngàn tỷ cứu BĐS”, “giá BĐS đã ở mức hợp lý”… nhằm đánh vào tâm lý của người mua đang lưỡng lự, chờ thời. Tuy nhiên, hiểu rõ hơn ai hết khả năng có “cứu” được hay không chính là các chủ đầu tư và giới ngân hàng. Việc các ngân hàng mua ròng trái phiếu từ NHNN trong suốt cả năm 2012 mà không “nhả” cho doanh nghiệp cộng với 50% doanh nghiệp phá sản và nhiều loại phí được ban hành dồn dập nhằm tăng thu ngân sách thời gian qua đã hàm chứa câu trả lời. Trước thực trạng này, ông Mc Townsend cho rằng: “Người nào thừa nhận vấn đề của mình đầu tiên thì chính người đó sẽ tìm ra được giải pháp đầu tiên. Nhưng vấn đề ở đây là không ai thừa nhận cái khó, vướng mắc của mình”.
“Thuận mua vừa bán” là nhẽ tự nhiên để hình thành nên một thị trường. Nhưng trên thị trường BĐS Việt Nam hiện nay, chưa bao giờ người bán và người mua lại xa nhau đến vậy. Trong khi bên bán không chấp nhận một thực tế rằng những tính toán về lời lãi trong quá khứ hoàn toàn không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại thì bên mua lại ngày một tỏ ra thận trọng và không hề sốt ruột. Trong vòng hơn một năm qua, người mua luôn ở tâm lý chờ đợi giá giảm tiếp. Theo ông Mc Townsend thì đây chính là yếu tố khiến thị trường ngày càng tiến gần tới cái chết.
Ông Mc Townsend cho rằng, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ vực dậy niềm tin của người tiêu dùng. Và điều này cần một chuỗi giải pháp tổng thể chứ không thể là một vài nỗ lực đơn lẻ. Vị Tổng GĐ này nhận định giải pháp mà Bộ Xây dựng đưa ra về hỗ trợ lãi suất mua nhà về mặt lý thuyết là hợp lý, song điều này có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào các ngân hàng. Nhưng trên hết, cái mà thị trường quan tâm nhất vẫn là giá cả. Theo quan sát của CBRE, nhiều người có khả năng chi trả nhưng chưa vội thực hiện giao dịch do kỳ vọng giá còn tiếp tục giảm. Chính sự thiếu hụt niềm tin vào khả năng cam kết của các chủ đầu tư, và mặt bằng giá quá cao đã xây nên bức rào chắn giữa bên mua bên bán.
Do vậy, thị trường chỉ có thể được cải thiện khi tiếp tục giảm giá, và giảm giá chỉ có tác dụng khi mức giảm lớn hơn kỳ vọng của người mua. Mức giảm lớn nhất trên thị trường hiện vào khoảng 40% so với giá chào bán sơ cấp. Trong năm 2013, CBRE kỳ vọng giá chào bán thứ cấp tiếp tục giảm thêm ở mức hai con số, tiếp nối mức giảm 15% trong năm 2012. Như vậy, mức giảm giá nhà đất trong năm 2013 so với giá chào bán ban đầu có thể lên tới 50%, khi đó mới hy vọng giá nhà đất bắt đầu bước vào vùng quan tâm của người đi mua.
Theo Sống Mới
Meobo nói:Do vậy, thị trường chỉ có thể được cải thiện khi tiếp tục giảm giá, và giảm giá chỉ có tác dụng khi mức giảm lớn hơn kỳ vọng của người mua. Mức giảm lớn nhất trên thị trường hiện vào khoảng 40% so với giá chào bán sơ cấp. Trong năm 2013, CBRE kỳ vọng giá chào bán thứ cấp tiếp tục giảm thêm ở mức hai con số, tiếp nối mức giảm 15% trong năm 2012. Như vậy, mức giảm giá nhà đất trong năm 2013 so với giá chào bán ban đầu có thể lên tới 50%, khi đó mới hy vọng giá nhà đất bắt đầu bước vào vùng quan tâm của người đi mua.
Theo Sống Mới
đấy, nhà em cũng đang trong tình trạng này này...muốn mua nhưng mà chưa đủ tiền, muốn vay bank nhưng mà hãi chả dám vay ....nói chung là ngồi đợi đã.
Vụ bank bơm cả nghìn tỷ em chả tin đâu, các điều kiện chắc chắn sẽ rất khó...hoặc ko thì lãi suất sau ưu đãi sẽ rất khó lường...buồn buồn bác ấy tăng lên độ 20% thì em chỉ có bán sới
Trong lúc cả thế giới khó khăn, không riêng gì VN. Mấy ông bơm vá cho cố vào rút cuộc chỉ là lời nói thôi.
Mấy bác lạc quan quá, khâm phục khâm phục
Quên ngay chuyện hồi phục trong thời gian ngắn tới đi
May ra thì 3-5 năm nữa nhé
Quên ngay chuyện hồi phục trong thời gian ngắn tới đi
May ra thì 3-5 năm nữa nhé
Tiền giải cứu sẽ được NHNN bơm vào các tổ chức tín dụng, thông qua đó về lý thuyết sẽ đến tay người có nhu cầu. Nhưng thực tế, nguồn vốn giá rẻ này (giả sử lãi suất 5%) sẽ được các ngân hàng để dành cho các đối tượng ngoài ưu đãi vay với lãi suất cao hơn rất nhiều (> 15%) và may ra chỉ rót vốn nhỏ giọt cho các đối tượng ưu đãi có nhu cầu. Thành ra theo em dự thì nếu có bơm tiền thật đi nữa cũng chả kích nổi cái gì chứ cứ "loa loa loa" thì... đừng hỏi
sonnamthang nói:Mấy bác lạc quan quá, khâm phục khâm phục
Quên ngay chuyện hồi phục trong thời gian ngắn tới đi
May ra thì 3-5 năm nữa nhé
3-5 năm thì hơi lâu quá đó pác. Em nghĩ tầm 2-3 năm thôi
Bác Alain Phan thì dự đoán phải thủng đáy 20-30% và làm sao phải tác động để thủng đáy càng nhanh càng tốt, có như vậy mới vực dậy được nên kinh tế. Nhưng tác động duy ý trí chỉ làm khó thêm quá trình này. Kinh nghiệm từ lần ưu đãi tín dụng để hỗ trợ DN mấy năm trước còn nguyên đó, bị lợi dụng và ít DN có thể tiếp cận.
- Status
- Không mở trả lời sau này.