Tư Vấn Đầu Tư Ngán nhất cảnh này

Hạng B1
20/5/11
64
119
48
Xuất cảnh cần bán nhà, đất xe, nội thất, rất gấp.
 
Hạng B2
7/9/17
220
855
113
Bác nào muốn hết kẹt xe và đường ngập nước có thể làm mảnh đất chỗ Thủ Đức, gần mép sông. Rồi sắm cano cao tốc đi làm. Đảm bảo chạy hàng ngày vào quận 1 khỏe hơn đi 4 bánh nhiều.
 
  • Like
Reactions: Khung Long con
Hạng D
9/5/06
2.433
414
103
Em sống ở TĐ 41 năm, chứng kiến cảnh ngập từ những năm 8x khu Báo Chí rồi khu Tây hình thành đầu năm 9x đến nay. Rất lạ là em thấy mấy bạn da trắng khi về nước đề giới thiệu bạn bè qua thuê, có người thuê sống lau năm rồi mua nhà đất ở luôn, ..... Em chưa thấy các bạn ấy than gì hết.
 
Hạng B2
31/3/17
214
322
68
Em sống ở TĐ 41 năm, chứng kiến cảnh ngập từ những năm 8x khu Báo Chí rồi khu Tây hình thành đầu năm 9x đến nay. Rất lạ là em thấy mấy bạn da trắng khi về nước đề giới thiệu bạn bè qua thuê, có người thuê sống lau năm rồi mua nhà đất ở luôn, ..... Em chưa thấy các bạn ấy than gì hết.

Mấy thằng đó chủ yếu là đi xe có tài xế nên đâu quan trọng ngập hay không ngập, ở BP compound cũng vì một phần là muốn sống chung với sếp nữa, nếu không có bờ bao chắc tụi nó cũng chạy lâu rồi..
 
Hạng B2
31/3/17
214
322
68
G
Mấy thằng đó chủ yếu là đi xe có tài xế nên đâu quan trọng ngập hay không ngập, ở BP compound cũng vì một phần là muốn sống chung với sếp nữa, nếu không có bờ bao chắc tụi nó cũng chạy lâu rồi..


iấc mơ TĐ!!

Khu nhà giàu Thảo Điền ở Sài Gòn không ngập và lún mới lạ'

Thảo Điền là một chảo bùn theo sông Sài Gòn tụ về. Bản chất của Thảo Điền và quận 2 là lún tự nhiên từ xưa, việc đô thị hoá ồ ạt ở khu vực này càng khiến tình trạng lún nhanh hơn.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
biet_thu_1_zing_1.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một góc khu Thảo Điền, quận 2, bên sông Sài Gòn. Ảnh: Lê Quân.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
T
hảo Điền (quận 2) - nơi sinh sống của những người giàu, người nước ngoài chìm trong nước 2 ngày trước, khi triều cường đạt đỉnh 1,6 m ở trạm Phú An.
Ông Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho rằng Thảo Điền là khu vực có túi bùn lớn, việc đô thị hoá ồ ạt ở khu vực này càng khiến tình trạng sụt lún trở nên nhanh hơn và tình trạng ngập không phải là chuyện lạ.
Thảo Điền nằm trên chảo bùn

- Vừa qua, triều cường đạt đỉnh đã uy hiếp khu Thảo Điền, "thiên đường" của người giàu và người nước ngoài biến thành sông. Ông lý giải nguyên nhân của tình trạng ngập úng này như thế nào?
- Thảo Điền là một cồn đất được bồi lắng mấy trăm năm nay. Đó là một chảo bùn theo sông Sài Gòn tụ về. Bản chất của vùng đất này là bùn, không có đất sét hoặc đất pha, vì thế, nền đất thiếu sự liên kết.
Về mặt quy hoạch đô thị, tôi nghĩ đây là một sai lầm.
Ông Phạm Viết Thuận​
Tất cả các công trình đô thị của Thảo Điền được xây dựng trên một nền đất yếu. Có một hiệu ứng trong vật lý gọi là biến động học. Có nghĩa là nền đất bị tác động bởi một lực không phải tự nhiên gây lún cục bộ. Tôi cho rằng hiện trạng hiện nay là lún bề mặt.
Bản chất của Thảo Điền và khu quận 2 là lún tự nhiên từ xưa. Bề mặt của khu vực này có 1,8 m đến 2,4 m đất màu vì thế chúng có sự liên kết với nhau. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công đã bóc đất này đi, chỉ còn một lớp bùn nhão chứ không có đất sét.
Do đó, nền đất này mất đi liên kết với nhau. Theo tính toán của tôi, độ lún tự nhiên của khu vực này là 0,48 m. Nếu cộng thêm cả lún bề mặt do xây dựng thì sẽ tăng lên 0,626 m.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
NgapQ2_zing_7_1_1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Đường Nguyễn Văn Hưởng (phường Thảo Điền), nơi sinh sống của giới nhà giàu Sài Gòn biến thành sông trong triều cường. Ảnh: Tùng Tin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Nhưng có vẻ như Thảo Điền đang lún vì cả nguyên nhân tự nhiên lẫn cơ học khi mật độ xây dựng khu vực này đang rất nóng. Hàng loạt chung cư, khu phức hợp, nhà cao tầng mọc lên trong một thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng lún bề mặt cục bộ?
- Thảo Điền đang chịu cả hai loại tác động. Thứ nhất, cốt nền của khu vực này đã thấp rồi. Lún tự nhiên là dạng không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, nhà thầu lại không tính toán được mốc cao độ chuẩn nên dẫn đến lún.
Không nên cấp phép xây dựng nhà cao tầng ở nơi nền đất yếu, bùn nhiều như quận 2, 7.
Ông Phạm Viết Thuận​
Kịch bản theo chu kỳ 7 năm sẽ diễn ra như sau. Năm đầu tiên lún 0,48 m, các năm tiếp theo sẽ tiếp tục lún nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn. Sau 7 năm, độ lún đạt đến tối đa, tức gần 2 m. Đây là lún tự nhiên theo quy luật, có gia cố cỡ nào cũng không giải quyết được. Nếu cộng thêm cả lún do bị tác động bề mặt thì hậu quả sẽ còn tệ hơn nữa.
- Ông đánh giá tương lai của khu vực Thảo Điền và quận 2 sẽ như thế nào?
- Tôi cho rằng sẽ rất rủi ro. Những ngôi nhà xây kiên cố, sử dụng cọc khoan và cọc nhồi thì không lún, nhưng nền nhà sẽ lún. Những chỗ càng sát sông, xây dựng, đi lại nhiều thì càng lún dữ dội hơn.
Triều cường hàng năm dọc bờ sông Sài Gòn, khu vực quận 2, Nhà Bè sẽ cao khoảng từ 1,67-1,82 m theo tính toán xưa nay. Vì thế, cốt cao độ nền nhà phải cao hơn mức dự phòng của triều cường hàng năm, ít nhất là phải cao 1,5 m. Nếu vậy, chi phí xây dựng sẽ cực kỳ lớn.
Về mặt quy hoạch đô thị, tôi nghĩ đây là một sai lầm. Người Pháp đã cảnh báo chúng ta không nên xây dựng đô thị ở khu vực từ quận 7 sang quận 2 từ lâu. Bên dưới khu vực Đa Phước (Bình Chánh) chạy lên quận 7, Nhà Bè và về tới quận 2 là 14-27 m bùn. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá quá nhanh không tiên lượng được vấn đề đó. Bây giờ thấy rất rõ hậu quả.
Hơn 1/3 diện tích Sài Gòn sẽ ngập trong nước

- Trên cơ sở đánh giá sự phát triển của đô thị, tình trạng sụt lún tự nhiên và cơ học lẫn sự biến đổi bất thường của khí hậu, theo dự báo của ông, tình trạng ngập úng ở TP.HCM sẽ diễn ra như thế nào?
- Trong tương lai từ 7-10 năm tới, theo dự báo của tôi thì nước xâm nhập gây ngập từ 25-35% diện tích thành phố khi mưa kết hợp triều cường đỉnh điểm. Hiện trạng bây giờ đã ngập từ 10-15% rồi.
Các vùng ven như Tân Phú, quận 12, Nhà Bè, Bình Chánh, Bình Thạnh, cứ triều cường là ngập chứ không cần đợi mùa mưa. Rồi ngập cục bộ, mưa cục bộ kết hợp triều cường, nếu không có giải pháp sẽ ngập hơn 1/3 diện tích thành phố. Không có cách nào khác.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
NgapQ2_zing_3_2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một người nước ngoài sống ở khu Thảo Điền, quận 2, đưa con đi học trong nước ngập do triều cường. Ảnh: Tùng Tin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
- Vậy theo ông, TP.HCM có thể thực hiện giải pháp gì cho việc chống ngập?
- Chỉ có thể giải quyết vấn đề trước mắt là giảm ngập thôi chứ còn vấn đề căn cơ tôi nghĩ khó. Nếu muốn hết ngập hoàn toàn, chỉ có cách di dời thành phố về phía bắc. Chống ngập theo cách nạo vét mương rãnh, tạo thêm hồ hay khu vực chứa nước quy mô lớn có thể mang lại hiệu quả.
Chi hàng tỷ USD cũng không giải quyết được tình trạng ngập ở Sài Gòn.
Ông Phạm Viết Thuận​
Không nên cấp phép xây dựng chung cư, nhà cao tầng ở những khu vực có nền đất yếu và bùn nhiều như quận 7 hay quận 2. Những đê ngăn triều cục bộ, hoặc các khu dân cư hiện hữu, cần nâng cốt nền lên cao hẳn so với mức triều cường hàng năm. Khi đó sẽ giảm được hệ quả xã hội đối với việc ngập úng.
Tuy nhiên, chống ngập cho cả thành phố thì không ai dám làm vì tốn kém kinh khủng. TP.HCM không thể làm như Hà Lan được vì địa thế khác nhau. Cách xử lý của họ cũng khác.
- Nếu chống ngập như Hà Lan thì TP.HCM phải chi bao nhiêu tiền?
- Nếu tạm tính thì dù chi đến hàng tỷ USD cũng không giải quyết được. Bởi vì, Hà Lan nghiêng về phía nam, độ dốc lớn. Họ dành phần đất cao để phát triển khu dân cư, còn phần đất thấp chỉ cho xây dựng đường giao thông, đường nước, chứ không xây dựng nhà cao tầng ồ ạt như chúng ta.
- Xin cảm ơn ông.
 
Hạng B2
11/11/12
114
192
43
Bác nào muốn hết kẹt xe và đường ngập nước có thể làm mảnh đất chỗ Thủ Đức, gần mép sông. Rồi sắm cano cao tốc đi làm. Đảm bảo chạy hàng ngày vào quận 1 khỏe hơn đi 4 bánh nhiều.

Bác tính hay lắm, đi oto xe máy còn kiếm chỗ gửi được. Đi cano thì gửi đâu, đến nơi xong vác cano đi làm luôn à
 
  • Like
Reactions: Mot thoi de nho 2
Tập Lái
11/12/15
12
254
48
Em chứng kiến cảnh nước lên năm sau cao hơn năm trước ở khu Làng Báo Chí và khu biệt thự An Phú nên né khu đó lâu rồi. Q2 chỉ có khu Giồng Ông Tố là nền đất cao và cứng thôi. Khu Thủ Thiêm xây nhà cao tầng toàn phải dùng cọc 30-40m.
 
  • Like
Reactions: Mot thoi de nho 2
Hạng B1
7/10/17
86
87
18
HCM
Em sống ở TĐ 41 năm, chứng kiến cảnh ngập từ những năm 8x khu Báo Chí rồi khu Tây hình thành đầu năm 9x đến nay. Rất lạ là em thấy mấy bạn da trắng khi về nước đề giới thiệu bạn bè qua thuê, có người thuê sống lau năm rồi mua nhà đất ở luôn, ..... Em chưa thấy các bạn ấy than gì hết.
Bác sống 41 năm ở TĐ mà kêu khu báo chí ngập từ 8x làm em hết sức quan ngại sâu sắc. Chỉ từ năm 1999 sau khi em vợ đồng chí chủ tịch TP bấy giờ thâu tóm cái hồ sen nhà Dung gà với giá 9 tỏi bây giờ là BIS1 rồi tiếp theo là cái BIS2 đối diện TH hàng hải, ko còn chỗ thoát nước thì báo chí mới bắt đầu ngập khi triều cường. Tiếp theo là cái khu dân cư ao rau muống là cái chỗ TGDd tới ĐH văn hóa hình thành thì cái ngã tư 41 và Quốc Hương đến tháng là thành sông.
 
  • Like
Reactions: gaconhung
8/8/16
1.403
2.688
113
Arnold schwarzenegger và Leonardo dicaprio dẫn series về TĐ nóng lên,biển dâng nhanh,.....có đoạn nói về Miami có vài khu ngập quá nên ng da trắng ,ng lanh chân dọn đi ,chỉ còn vài nhà da đen ở => cả MIAMI sẽ chìm
Thế thì tránh mấy chỗ ngập nổi tiếng 20 năm trở lại đây vì NGẬP sẽ thắng với cả nc số 1 tg
 
Chỉnh sửa cuối: