CHƯƠNG TRÌNH "NÓNG HỔI"
NGHỈ DƯỠNG VĨNH HẢO – BẢY MÀU CỔ THẠCH
Thời gian: 3 ngày 2 đêm
Khởi hành: 30/4/2009 – Về: 2/5/2009
Ngày 1 (30/4/2009): TP.HCM – PHAN THIẾT - GÀNH SON - CỔTHẠCH
Sáng: Khởi hành đi Phan Thiết - Tham quan Dinh Thầy Thím (Hàm Tân)
Ăn trưa, tắm biển tại Nhà hàng Ngọc Sương – Phan Thiết.
Chiều: Tham quan Gành Son - mũi Lagan, chinh phục đường mới - hoang sơ đến Cổ Thạch - Thị trấn Liên Hương. Nhận phòng tại Làng du lịch Cổ Thạch. Ăn chiều tại khách sạn.
Ngày 2 (1/5/2009): THAM QUAN CỔ THẠCH TỰ – TẮM KHOÁNG VĨNH HẢO
Sáng: Tắm biển Cổ Thạch - bãi đá bảy màu, tham quan Cổ Thạch Tự (Chùa Hang) và tiếp tục
Ăn trưa tại khách sạn
Chiều: Tắm khoáng - tắm bùn Vĩnh Hảo.
Ăn chiều tại Nhà hàng Hải Sơn – Cà Ná. Ngắm hoàng hôn trên biển Cà Ná và sẽ có
Ngày 3 (2/5/2009): CỔ THẠCH – NÚI TÀ CÚ – TP.HCM
Sáng: tắm biển, khởi hành về TP.HCM.
Ăn trưa tại Nhà hàng Cà Ty – đi chợ Phan Thiết.
Tham quan núi Tà Cú bằng hệ thống cáp treo.
Chiều: về đến TP.HCM, kết thúc chương trình.
- Chi phí dự kiến: 800.000đ/ người lớn (phí ăn chính: 100.000đ/ bữa + ăn phụ: 30.000đ/ bữa, tắm khoáng - tắm bùn: 50.000đ/ người lớn - 30.000d/trẻ em, phí cầu đường: 25.000đ/ người lớn, cáp treo: 65.000đ/ người lớn - 35.000đ/ trẻ em, phí bảo hiểm du lịch: 10.000đ/ người, dự trù phát sinh: 60.000đ/ người lớn) -
400.000đ/trẻ em (trẻ em từ 5 tuổi trở lên, bao gồm: ăn chính, ăn phụ, tham quan)
- Chi phí tự thanh toán: phí thuê bộ đàm, khách sạn.
- Làng du lịch Cổ Thạch (sát biển): 500.000đ/đêm (bungalow 4 người - phù hợp gia đình) --> Hiện nay đã hết phòng bungalow, chỉ còn phòng nghỉ liên kế: 600.000đ/đêm (phòng 6 người - tiện nghi: máy lạnh, nước nóng, không T.V + tủ lạnh)
- Liên hệ: Kingo (Tuấn - 0913 710786)
MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ HÌNH ẢNH VỀ ĐIỂM ĐẾN CỔ THẠCH - BÌNH THUẬN
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng, gồm hàng ngàn hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có tảng đá còn nguyên khối to như những ngôi nhà, có tảng giống như bàn Thạch, có những tảng đá chồng lên nhau úp vào nhau như có bàn tay người sắp đặt, bố trí, có những tảng đá có hình thù kỳ lạ đầy tính cách huyền bí và chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo với nhiều hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong núi.
Trên là đá núi, cây rừng chen chúc nhau, dưới chân Cổ Thạch là biển trong xanh rầm rì sóng vỗ quanh năm, bãi tắm tự nhiên hình thành, cách đó không xa là bãi đá nhiều màu đã có từ hàng ngàn năm trước tạo cho Cổ Thạch đầy đủ những yếu tố sơn thủy hữu tình.
Bãi biển với đá bảy màu
Do tác động của thủy triều, nước biển..., đá liên tục được đẩy từ lòng biển lên bờ, mang hình dạng, hoa văn và sắc đen, xám, trắng đến vàng, nâu, tím, xanh, lam... Bãi đá hình thành cách đã hàng trăm năm, có chiều dài khoảng 1,5 km, chiều rộng 15 - 20 m, với trữ lượng 243.900 tấn. Chung quanh bãi đá có chùa Cổ Thạch, còn gọi là chùa Hang, đồi cát trắng... tạo nên quần thể đẹp trong khu du lịch Cổ Thạch.
Đá lạ tại Cổ Thạch
Cổ Thạch Tự
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch Tự xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , toạ lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64m thuộc địa bàn xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Cảnh quan nhìn từ Cổ Thạch Tự
Dinh Thầy Thím - Hàm Tân (lập năm 1879) - 130 năm tuổi
Dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “ Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hay vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy.
Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy thím nên quyết định xoá án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương tôn Thần”.
Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.
Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879).