http://www.baomoi.com/Hom...5-ngaytuan/8322768.epi UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứ, đề xuất của ông Mai TrọngTuấn về việc chống ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn. Đề xuất có tên là 5x5, tức là cấm ô tô cá nhân vào trung tâm TP 5 ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6) và mỗi ngày 5 giờ (sáng và chiều).
Trong Đề xuất được gửi lên Thủ tướng, Bộ GTVT, lãnh đạo 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ông Mai Trọng Tuấn cho biết, để đạt mục tiêu lâu dài là không có xe cá nhân (xe hơi và xe máy) lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố, cần có một bước đi đầu tiên. Đó là giải pháp 5x5.
Giải pháp này có nghĩa là 5 giờ trong 1 ngày(sáng vả chiều); 5 ngày trong 1 tuần (từ thứ 2 đến thứ 6): Không có xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.
Trả lời câu hỏi “Tại sao không cho xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực tâm thành phố mà lại cho xe máy lưu thông, như vậy phải chăng chúng ta đã đi ngược so với nhiều nước tiên tiên?”, ông Tuấn giải thích: Việt Nam có hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, vì trong quá khứ với nhiều lý do, chúng ta đã đang đi ngược. Cụ thể: đường xá chưa mở được bao nhieu, mới chỉ là cấp số cộng trong khi đó xe máy,x e hơi tăng lên đột biến theo cấp số nhân. “Có nên chăng trước mắt vì lợi ích lâu dài của toàn xã họi mà chúng ta chấp nhận một bước đi ngược để tìm ra sự thuận chiều”?
Giải thích về lý do cho rằng không có xe hơi cá nhân 5 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần (5x5) sẽ khắc phục được nạn ùn tắc giao thông tại 2 thành phố lớn, ông Tuấn lập luận: Theo số liệu của cơ quan có trách nhiệm, tại TP Hồ Chí Minh, tính đến 31/01/2012, xe hơi các loại là 497040 chiếc, trong đó 11.000 xe taxi bằng (2,2 %); xe máy là 5.064.382 chiếc.
“Như vậy, lượng xe hơi bằng 10% xe máy. Trong thi đó diện tích chiếm mặt đường khi lưu thông của xe hơi là 55%; diện tích chiếm chỗ đỗ là 65%. Vậy trước mắt xe hơi cá nhân hãy nhường đường cho xe máy 5 giờ trong 1 ngày (sáng và chiều), 5 ngày trong 1 tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)” – ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn còn chứng minh: Thông thường mỗi khi ùn tắc giao thông, thậm chí dẫn đến rối loạn thường là lúc 4-5 chiếc ô tô đối đầu nhau giữa giao điểm, rồi tất cả các hướng đều kẹt và dẫn đến rối loạn.
Với băn khoăn rằng, những người thường ngày vẫn sử dụng xe hơi cá nhân để đi làm, đưa con cái đi học v.v… thì giải quyết thế nào, ông Tuấn cho rằng, thực tế số lượng những người có xe con không nhiều, chỉ chiếm 2-3% dân lao động. “Khác với các nước mà từ lâu phương tiện chủ yếu đi lại là xe hơi, ở Việt Nam, phần lớn những người có xe hơi cũng chỉ mới mươi năm trở lại, và cách đây chưa lâu vốn họ cũng đã từng đi xe máy là chính. Thực tế những nhà có xe hơi thường cũng có xe máy, thậm chí là xe máy loại xịn. Vì vậy, họ vẫn có thể dùng xe máy trong giờ cao điểm như mọi người. Ngoài thời gian 25 giờ (5x5) cho mỗi tuần, còn lại bao nhiêu thời gian khác họ vẫn sử dụng xe hơi mà không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và đời sống” – ông Tuấn giải thích.
“Nếu họ không sử dụng xe hơi cá nhân trong thời gian 5x5, họ có thể đi taxi, tính ra chắc chắn còn rẻ hơn nhiều so với dự kiến sẽ phải nộp các loại phí mà Bộ GTVT nêu ra, cộng với tiền xăng, gửi xe, hao mòn, sửa chữa... chưa kể tiền phạt nếu vi phạm giao thông“, ông Tuấn thuyết phục
Lượng xe hơi bằng 10% xe máy. Trong thi đó diện tích chiếm mặt đường khi lưu thông của xe hơi là 55%; diện tích chiếm chỗ đỗ là 65% và là nguyên nhân gây tắc đường
Ông Tuấn cũng dự đoán rằng, với những người vốn trước đây đi xe gắn máy mà mới “lên đời” bằng ô tô, “nếu có phải hy sinh một chút thói quan (chưa ăn sâu bám rễ) để nhường đường cho xe máy, chắc chắn số ít này sẽ vui lòng. Còn nếu có ai không đồng tình thì đó cũng chỉ là số rất ít, và có thể là đại gia lắm tiền nhiều của”
Ông Tuấn khẳng định, nếu thực hiện được bước đi đầu tiên này, sau vài năm, khi thành phố tổ chức tốt mạng lưới giao thông công cộng với nhiều loại hình, phục vụ mọi người đi lại tiện lợi dễ dàng thì khi đó đề xuất không có xe gắn máy trong khu vực trung tâm chắc chắn sẽ được người dân đồng thuận.
Về thời gian chuẩn bị thực hiện dự án này, ông Tuấn cho biết, nếu được lãnh đạo thành phố chấp nhận thì có thể làm ngay. Để có cơ sở chứng minh, ông Tuấn đề xuất có thể thử nghiệm trong vòng 1 tuần là có thể thấy ngay kết quả. “Hà Nội vừa qua cũng thử đổi giờ học, giờ làm, cấm đỗ xe v.v... mà vẫn chưa rút ra được kết luận chính xác. Nhưng thử thực hiện giải pháp 5x5, chắc chắn chỉ trong 1 tuần là đã có thể kết luận được. Nếu không hiểu quả thì trở về như trước mà không ảnh hưởng gì.
Với băn khoăn về bãi đỗ xe và phương tiện vận chuyển cho khác từ ngoại tỉnh đến, ông Tuấn đề xuất nên làm các bãi đỗ xe ở vùng ven, bờ kè, bờ sông, các khu đất quy hoạch chưa sử dụng. “Khách ngoại tỉnh vào có thể gửi xe rồi đi taxi vào thành phố” – ông Tuấn đề xuất.
Ông Tuấn cũng đề xuất coi xe taxi là phương tiện giao thông công cộng.
Ông Tuấn đề xuất coi xe taxi là phương tiện giao thông công cộng
Đặc biệt, ông Mai Trọng Tuấn cho rằng, nên vận động các xe hơi con biển xanh cùng thực hiện giải pháp. “Mong cán bộ có chức có quyền cùng tham gia – tất nhiên là trừ xe công vụ đặc biệt, xe đưa đón phái đoàn v.v… người có tiêu chuẩn dùng xe hơi công nếu tự nguyện, co quan nhà nước nên trả tiền cho họ để họ đi taxi, chắc chắn là tiết kiệm được cả chi phí và lao động, tiết kiệm được 2 chiều đường đưa đi và đón về. Đồng thời, cán bộ thể hiện sự gương mãu hòa đồng với quần chúng, cũng là một việc làm cụ thể để thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11. Cán bộ càng cao càng nên gương mẫu thì sẽ được quần chúng ủng hộ và noi theo” – ông Tuấn tin tưởng.
Về lý do đề xuất cấm ô tô cá nhân mà không cấm xe máy, ông Tuấn giải thích: Nhìn ra các nước tiên tiến, ngoài đường chỉ có ô tô con hoặc hai bên rìa đường là xe đạp, gần như không có xe máy. Vì thế, không ít người muốn rằng bằng cách nào đó phải hạn chế, thậm chí là cấm không có xe máy lưu thông trong trung tâm thành phố. Tuy nhiên, trong thời điểm này àm cấm xe máy là đánh thẳng vào đời sống trên 95% người dân lao động hiện đang sống và làm việc trong khu vực trung tâm thành phố.
Ngày 2/2/2012, ông Mai Trọng Tuấn đã gửi bản đề xuất nói trên lên Chính phủ, Bộ GTVT và lãnh hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 11/4, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có phiếu chuyển số 574/PC-VPCP đến UBND TP Hà Nội và UBND TP. HCM, đề nghị nghiên cứu và trả lời ông Mai Trọng Tuấn.
Ngày 19/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất và báo cáo UBND Thành phố trước ngày 15/5/2012.
kêu gọi đầu tư vào VN làm cái quái gì nữa,
chỉ tội Ông Bộ KH & ĐT đang nổ lực để kêu gọi,
một Ông mở đường - một Ông cấm đường, kết quả Đất nước thụt lùi - rồi sẽ thụt dươ.. luôn
Lại thêm một chú muốn giải quyết vấn để GT từ ngọn. Những việc thế này chả khác nào bồi thêm một nhát búa tạ vào ngành công nghiệp xe hơi còn rất non trẻ và đang bị "teo cơ" của Việt nam. Thiên đường ngày càng xa.......
Lý do để các bác tự nguyện nộp phí Lưu hành nè, giờ cấm xe lưu hành 5 ngày trong tuần, 5 giờ trong ngày, chú nào muốn đi tới đóng Phí Lưu hành sẽ được dán 1 con tem lên kính lái thế là tha hồ mà đi. Lúc này dân sẽ tự nguyện nộp phí không còn thắc mắc nữa.
"Có nên chăng trước mắt vì lợi ích lâu dài của toàn xã hội mà chúng ta chấp nhận một bước đi ngược để tìm ra sự thuận chiều"
Sốc toàn tập, em sẽ chạy xe ngược chiều để đạt được sự thuận chiều, các bác cũng vậy nhé, ta cùng ngược chiều