Copy về cho mọi người đọc chơi. Anh
@lucsi đâu rồi, nhà phố của anh được mọi người ghi nhận đây nè.
Thường thì gọi là "nhà mặt tiền", mà dạo này toàn thấy gọi là "nhà mặt phố", dân Bắc vào SG đông thật.
Người giàu Sài Gòn săn nhà mặt phố làm kênh trú ẩn an toàn
Anh Phúc (39 tuổi) là giám đốc công ty thực phẩm, vừa rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng nhiều năm mua căn nhà phố mặt tiền 18 tỷ đồng ở đường Trần Quang Khải, quận 1, TP HCM, bất chấp giá thuê khiêm tốn so với lãi suất dài hạn.
Căn nhà phố này có diện tích đất 90m2, quy mô một trệt, 3 lầu giá cho thuê gần 3.000 USD mỗi tháng. Theo tính toán của anh Phúc, tiền gửi tiết kiệm hàng năm anh thu được từ dòng vốn này đạt gần một tỷ đồng, cao hơn tiền cho thuê căn nhà mặt phố (chỉ thu khoảng 700 triệu đồng một năm). Thế nhưng anh vẫn chọn đổ tiền vào bất động sản này vì mục tiêu tìm kênh trú ẩn an toàn.
Vị giám đốc phân tích, giá trị căn nhà mặt tiền chắc chắn bền vững và còn hứa hẹn tăng lên theo thời gian sẽ bù đắp cho khoản tiền bị hụt so với gửi nhà băng. Ngoài ra, giá thuê cũng sẽ được điều chỉnh định kỳ theo cam kết trong hợp đồng nên cũng có thêm một khoản kha khá.
"Gửi ngân hàng vợ chồng tôi chấp nhận mất giá đồng tiền nhưng từ khi các sự cố ngân hàng xảy ra, gia đình quyết dịch chuyển toàn bộ dòng tiền nhàn rỗi này vào nhà phố mặt tiền vì mục tiêu ăn chắc mặc bền", anh Phúc nói.
Tương tự, chị Hòa là giám đốc tài chính công ty hàng gia dụng nước ngoài tại TP HCM cũng chọn nhà phố mặt tiền làm kênh trú ẩn an toàn cho dòng vốn lớn. Đầu quý III/2016, gia đình chị đã gom toàn bộ dòng tiền nhàn rỗi tại nhà băng, bán một căn nhà phố hẻm xe hơi và 2 căn hộ cao cấp tại quận 7 để dồn tiền mua căn nhà phố mặt tiền đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh trị giá 15 tỷ đồng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Những người có trong tay dòng vốn chục tỷ trở lên đang mạnh tay đầu tư nhà phố mặt tiền vì cho rằng đây là kênh trú ẩn an toàn. Ảnh:
Vũ Lê{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Căn nhà phố này tọa lạc trên khu đất rộng 75 m2, quy mô một trệt 2 lầu và một sân thượng, giá thuê vừa chốt được đầu tháng 9/2016 là 35 triệu đồng một tháng, được điều chỉnh tăng giá 2 năm một lần. Chị Hòa tiết lộ: "Chúng tôi không quá quan tâm đến dòng tiền thu về hàng tháng mà chủ yếu chọn kênh đầu tư ổn định, giữ được giá trị tài sản, nếu tăng giá theo thời gian thì càng tốt".
Hành nghề môi giới nhà phố lẻ tại TP HCM gần 5 năm, anh Nguyên tiết lộ, nửa đầu năm 2016 nhu cầu săn tìm nhà phố mặt tiền của nhóm khách hàng có trong tay chục tỷ trở lên khá rầm rộ. Có những giao dịch thành công giá trị vọt lên hàng chục tỷ đồng và đa số khách hàng mua để cho thuê chứ không dùng để ở. "Đây là sản phẩm giá trị cao, kén khách, người mua đã có nhiều nhà, nhiều đất và mục tiêu chính là tìm kênh trú ẩn an toàn", anh Nguyên cho hay.
Theo báo cáo của Data First (một đơn vị tiên phong sử dụng robot thông minh để rà soát tổng thể dữ liệu thị trường bất động sản TP HCM), 8 tháng qua, Sài Gòn ghi nhận 46.000 tin rao mua bán nhà phố mặt tiền trên hệ hống internet. Con số này đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tức 8 tháng đầu năm 2015, chỉ có 32.000 tin rao mua bán nhà phố mặt tiền.
Data First cho biết thêm, 8 tháng qua, loại nhà phố mặt tiền xuất hiện tin rao mua bán nhiều nhất tại TP HCM có diện tích đất 70-100m2 (12.000 tin). Khu vực được rao bán nhiều nhất là quận Tân Phú (11.000 tin), theo sau là quận Tân Bình. Trong khi giá trị nhà phố mặt tiền được rao nhiều nhất rơi vào nhóm bất động sản có mức giá 4-10 tỷ đồng (21.000 tin rao).
Trao đổi với
VnExpress, CEO Công ty Propzy Việt Nam, John Le cho biết: "Khác biệt lớn nhất so với bất động sản nhiều nước phát triển là tại thị trường Việt Nam tồn tại văn hóa nhà mặt tiền và giá trị tài sản này ngày càng lớn, bền vững theo thời gian".
Tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có giá rất cao nên chỉ có nhóm nhà đầu tư thuộc tầng lớp người giàu mới đủ khả năng tài chính sở hữu. Theo chuyên gia này, kịch bản của nhà phố mặt tiền đầy lạc quan trong thời gian tới. Đây là nhà loại hình bất động sản tận dụng, khai thác tối đa cho việc kinh doanh, từ mua bán lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm, dịch vụ ăn uống, đến văn phòng công ty, trường học… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn hóa nhà mặt tiền”.
Thực tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày. Chưa kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt tiền.
"Làn sóng săn tìm nhà mặt phố để 'chọn mặt gửi vàng' có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới vì tầng lớp trung lưu mới nổi tại các đô thị lớn của Việt Nam đang phát triển nhanh và người giàu mới theo đó cũng tăng lên", ông John Le dự báo.