RE: Người VN thích thương hiệu hay chất lượng ?
Với những nhà sản xuất và kinh doanh đích thực (không lừa đảo, chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững) thì thương hiệu là chất lượng và chất lượng là thương hiệu.
Tôi có mua một chiếc máy giặt Electrolux năm 1997. Tại thời điềm đó tôi đang đắn đo lựa chọn giữa chiếc máy Candy của Ý giá có 5 triệu và Electrolux giá tới tận 9 triệu. Tôi đã được một người bạn lúc đó chuyên buôn bán về máy giặt và máy lạnh tư vấn là nên mua Electrolux. Bạn tôi nói "nên mua Electrolux vì phụ tùng thay thế sẵn có, còn máy Candy không có sẵn phụ tùng thay thế".
Năm 2002 nhân viên của hãng Electrolux đã tự gọi điện hỏi thăm tình hình xem tôi có còn giữ chiếc máy không và sau đó họ đến nhà thay miễn phí toàn bộ các công tắc tiếp điểm trong máy, vì theo họ đến thời gian đó, do độ ẩm ảnh hưởng tới các công tắc trong một thời gian dài hoạt động nên các công tắc sẽ rất hay bị cháy (lúc đó máy vẫn đang chạy tốt).
Điều đó làm cho tôi nhận thấy rằng, thương hiệu được xây dựng không chỉ bằng chất lượng của sản phẩm mà còn bằng chính những dịnh vụ mà nhà cung cấp hỗ trợ cho khách hàng của mình sau khi bán sản phẩm đó cho khách.
Về chất lượng, chúng ta phải chú ý đến tiêu chí đo lường chất lượng. Ngày nay chúng ta không chỉ đo lường tiêu chí chất lượng bằng độ bền vững của sản phẩm mà trong đó còn có cả giá thành, mức độ ổn định, tiết kiệm, thân thiện với người sử dụng hay còn gọi là chất lượng tổng thể (total quality).
Ví dụ: bạn đi công tác ở TPHCM một tháng, vì trong đó là mùa mưa nên bạn quyết định mua một chiếc ô (dù). Mục đích của bạn là chỉ sử dụng trong một tháng đó thôi vì ở nhà cũng có rồi. Một chiếc dù của TQ giá chỉ có 60 nghìn, nhưng chắc chắn trong vòng một tháng không thể hỏng được. Như vậy về mặt tiêu chí chất lượng là đạt yêu cầu. Giá cả thấp, trong vòng một tháng không hỏng.
Trong trường hợp này nếu bạn mua một cái ô (dù) đến từ Châu âu Hoặc Mỹ, Nhật, giá của nó sẽ rất cao, mặc dù nó rất bền, nhưng bạn lại không cần nó bền như vậy, như vậy tiêu chí chất lượng trở nên thừa, không cần thiết.
Rõ ràng một chiếc ô đắt tiền sẽ bền hơn, nhưng trong trường hợp này là không cần thiết.
Như vậy để đánh giá một thương hiệu này tốt hơn một thương hiệu kia, cần phải có một đánh giá toàn diện mà không chỉ dựa vào một mình yếu tố chất lượng.
Ai cũng biết chiếc CRV hoặc RAP4, Excape có nhiều tiện nghi, cũng như chất lượng hơn hẳn chiếc Vitara. Nhưng với những người có tầm tiền chỉ đủ mua chiếc Vit thì rõ ràng chất lượng của chiếc Vit với họ là rất ổn. Ngay cả việc hàng tháng phải chi số tiền xăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với sử dụng chiếc Vit cũng là một điều nằm ngoài ngân sách đổi với những chủ nhân của Vit rồi thì còn nói gì tới việc có đủ tiền mua chiếc RaP, CRV hoặc Excape.
Đó là còn chưa kể tới yếu tố thẩm mỹ, vì với nhiều người, yếu tố thẩm mỹ là tiêu chí không thể tách rời khỏi chất lượng của sản phẩm.
Kết luận: khi một thương hiệu nào đó đã có chỗ đứng trên thị trường, có chỗ đứng trong người tiêu dùng, thì có nghĩa rằng chính thương hiệu đó đã khẳng định được mình ở một góc nào đó của thì trường. Thị trường thì rất rộng, không có thương hiệu nào có thể bao trùm lên mọi ngóc ngách của thị trường cả. Điều này thể hiện rất rõ khi hai anh hùng trên thị trường nước uống giải khát là Pepsi và Coca đã phải nhìn những công ty hạt tiêu qua mặt họ ở thị trường nước uống tăng lực.
Với những nhà sản xuất và kinh doanh đích thực (không lừa đảo, chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững) thì thương hiệu là chất lượng và chất lượng là thương hiệu.
Tôi có mua một chiếc máy giặt Electrolux năm 1997. Tại thời điềm đó tôi đang đắn đo lựa chọn giữa chiếc máy Candy của Ý giá có 5 triệu và Electrolux giá tới tận 9 triệu. Tôi đã được một người bạn lúc đó chuyên buôn bán về máy giặt và máy lạnh tư vấn là nên mua Electrolux. Bạn tôi nói "nên mua Electrolux vì phụ tùng thay thế sẵn có, còn máy Candy không có sẵn phụ tùng thay thế".
Năm 2002 nhân viên của hãng Electrolux đã tự gọi điện hỏi thăm tình hình xem tôi có còn giữ chiếc máy không và sau đó họ đến nhà thay miễn phí toàn bộ các công tắc tiếp điểm trong máy, vì theo họ đến thời gian đó, do độ ẩm ảnh hưởng tới các công tắc trong một thời gian dài hoạt động nên các công tắc sẽ rất hay bị cháy (lúc đó máy vẫn đang chạy tốt).
Điều đó làm cho tôi nhận thấy rằng, thương hiệu được xây dựng không chỉ bằng chất lượng của sản phẩm mà còn bằng chính những dịnh vụ mà nhà cung cấp hỗ trợ cho khách hàng của mình sau khi bán sản phẩm đó cho khách.
Về chất lượng, chúng ta phải chú ý đến tiêu chí đo lường chất lượng. Ngày nay chúng ta không chỉ đo lường tiêu chí chất lượng bằng độ bền vững của sản phẩm mà trong đó còn có cả giá thành, mức độ ổn định, tiết kiệm, thân thiện với người sử dụng hay còn gọi là chất lượng tổng thể (total quality).
Ví dụ: bạn đi công tác ở TPHCM một tháng, vì trong đó là mùa mưa nên bạn quyết định mua một chiếc ô (dù). Mục đích của bạn là chỉ sử dụng trong một tháng đó thôi vì ở nhà cũng có rồi. Một chiếc dù của TQ giá chỉ có 60 nghìn, nhưng chắc chắn trong vòng một tháng không thể hỏng được. Như vậy về mặt tiêu chí chất lượng là đạt yêu cầu. Giá cả thấp, trong vòng một tháng không hỏng.
Trong trường hợp này nếu bạn mua một cái ô (dù) đến từ Châu âu Hoặc Mỹ, Nhật, giá của nó sẽ rất cao, mặc dù nó rất bền, nhưng bạn lại không cần nó bền như vậy, như vậy tiêu chí chất lượng trở nên thừa, không cần thiết.
Rõ ràng một chiếc ô đắt tiền sẽ bền hơn, nhưng trong trường hợp này là không cần thiết.
Như vậy để đánh giá một thương hiệu này tốt hơn một thương hiệu kia, cần phải có một đánh giá toàn diện mà không chỉ dựa vào một mình yếu tố chất lượng.
Ai cũng biết chiếc CRV hoặc RAP4, Excape có nhiều tiện nghi, cũng như chất lượng hơn hẳn chiếc Vitara. Nhưng với những người có tầm tiền chỉ đủ mua chiếc Vit thì rõ ràng chất lượng của chiếc Vit với họ là rất ổn. Ngay cả việc hàng tháng phải chi số tiền xăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với sử dụng chiếc Vit cũng là một điều nằm ngoài ngân sách đổi với những chủ nhân của Vit rồi thì còn nói gì tới việc có đủ tiền mua chiếc RaP, CRV hoặc Excape.
Đó là còn chưa kể tới yếu tố thẩm mỹ, vì với nhiều người, yếu tố thẩm mỹ là tiêu chí không thể tách rời khỏi chất lượng của sản phẩm.
Kết luận: khi một thương hiệu nào đó đã có chỗ đứng trên thị trường, có chỗ đứng trong người tiêu dùng, thì có nghĩa rằng chính thương hiệu đó đã khẳng định được mình ở một góc nào đó của thì trường. Thị trường thì rất rộng, không có thương hiệu nào có thể bao trùm lên mọi ngóc ngách của thị trường cả. Điều này thể hiện rất rõ khi hai anh hùng trên thị trường nước uống giải khát là Pepsi và Coca đã phải nhìn những công ty hạt tiêu qua mặt họ ở thị trường nước uống tăng lực.