Hạng D
2/12/03
1.935
4.578
113
Vietnam
Khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang đẩy nhanh tiến độ 'về đích' đúng hoặc trước thời hạn, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch vì vướng giải phóng mặt bằng và thiếu vốn.

Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường

Các hạng mục quan trọng nhất tại dự án thành phần 2 (các công trình phục vụ quản lý bay) và thành phần 3 (nhà ga hành khách) hiện đang bám sát và vượt tiến độ - Ảnh: A LỘC​

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiến nghị TP.HCM và bộ ngành liên quan chỉ đạo đẩy nhanh việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Mục đích nhằm đảm bảo thành công khi đưa sân bay Long Thành vào khai thác giai đoạn 1, tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông.

Ngày đêm xây sân bay

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã khởi công từ đầu năm 2021 và hiện đã hoàn thành việc xây dựng 3/4 dự án thành phần, chỉ còn dự án thành phần 4 đang triển khai chậm hơn so với kế hoạch.

Dự án thành phần 1 bao gồm trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước đang được xây dựng đúng tiến độ, gồm các hạng mục như cảng hàng không, hải quan, quản lý xuất nhập cảnh và công an địa phương. Tuy nhiên, trụ sở cơ quan kiểm dịch vẫn đang gặp một số vướng mắc cần giải quyết.

Ở dự án thành phần 2 do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư, công trình đài kiểm soát không lưu đang vượt tiến độ 2 tháng. Hiện tại tháp không lưu đã hoàn thành phần thô và đang trong giai đoạn hoàn thiện, bao gồm công tác gia công, sơn thép mái và lắp đặt hệ thống cơ điện.

Dự án thành phần 3 do ACV làm chủ đầu tư có hai hạng mục quan trọng là nhà ga hành khách và đường cất hạ cánh đang được thi công đúng tiến độ mặc dù được đánh giá là phức tạp nhất. ACV đặt mục tiêu hoàn thành và khai thác kỹ thuật đường cất hạ cánh trước ngày 30-4-2025.

Riêng dự án thành phần 4 gồm 17 hạng mục công trình dịch vụ mặt đất đang có tiến độ chậm hơn. Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt 8 hạng mục ưu tiên, trong đó Cục Hàng không Việt Nam đang tiến hành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư cho 7 hạng mục.

Viễn cảnh cùng "đứng bánh" trên cao tốc

Trong bối cảnh tuyến đường sắt nhẹ TP.HCM - Thủ Thiêm vẫn đang chờ triển khai, việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu giao thông khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.

Theo thống kê, lưu lượng xe trên tuyến cao tốc này tăng trung bình 10,8% mỗi năm. Đặc biệt, đoạn TP.HCM - Long Thành được dự báo sẽ có lưu lượng vượt 25% công suất hiện tại vào năm 2025. Thực tế cho thấy dù sân bay Long Thành chưa hoạt động, tuyến đường này đã thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là trong các dịp lễ Tết.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá việc mở rộng cao tốc là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng nhu cầu vận tải và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt khi sân bay Long Thành dự kiến khai thác vào năm 2026. Phương án được đề xuất là mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành (dài 22km) lên 8 - 10 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 14.955 tỉ đồng.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được đề xuất làm chủ đầu tư dự án. Vào giữa năm 2024, VEC đã ký kết hợp đồng khung với Vietcombank về việc thu xếp cấp tín dụng cho dự án.

Theo đánh giá của chuyên gia, thời gian chuẩn bị đầu tư và thiết kế kỹ thuật cho một tuyến cao tốc thường kéo dài khoảng một năm. Nếu thủ tục được rút ngắn, dự án có thể khởi công vào năm 2025 và hoàn thành sau 2 năm. Mặc dù tiến độ này chậm hơn so với thời điểm khai thác sân bay Long Thành, nhưng việc triển khai dự án vẫn cần được đẩy nhanh.

Song song đó, nút giao An Phú tại điểm đầu cao tốc đang được thi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. HĐND TP.HCM cũng đã thông qua chủ trương mở rộng đường dẫn vào cao tốc từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2, nâng từ 4 làn lên 8 làn xe với tổng mức đầu tư 938,9 tỉ đồng.

Dự án này dự kiến khởi công vào quý 3-2025 và hoàn thành vào quý 4-2026.

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đứt đoạn

Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, một trong những tuyến đường quan trọng kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với sân bay Long Thành, đang cho thấy tiến độ thi công không đồng đều. Trong khi một số đoạn đảm bảo tiến độ thì các đoạn khác vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.

Tại đoạn cuối tuyến thuộc xã Hòa Long, TP Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), các nhà thầu đã bắt đầu công đoạn thảm nhựa những cây số đầu tiên. Đây là dự án thành phần 3 với chiều dài 19,5km. Tính đến ngày 15-11 đã hoàn thành thảm nhựa được hơn một cây số.

Ban Quản lý dự án giao thông khu vực Cái Mép - Thị Vải cho biết đã giải phóng được 100% mặt bằng cho dự án thành phần 3. Về nguồn vốn, dự án được bố trí gần 1.190 tỉ đồng từ ngân sách trung ương trong năm 2024 và đã giải ngân được 796 tỉ đồng (đạt 67%).

Hiện các nhà thầu đang triển khai thi công đồng loạt với hơn 15 mũi thi công, sử dụng hơn 220 thiết bị và 415 nhân sự. Tổng khối lượng công việc đã hoàn thành khoảng 50%. Các đơn vị cam kết sẽ thông xe kỹ thuật trước ngày 30-4-2025.

Tuy nhiên tại Đồng Nai, dự án đang gặp nhiều khó khăn. Ban Quản lý dự án 85 cho biết ở dự án thành phần 1 (qua TP Biên Hòa và huyện Long Thành), trong tổng số 137ha cần giải phóng mặt bằng, mới chỉ bàn giao được gần 88ha. Còn dự án thành phần 2 (qua huyện Long Thành) đã bàn giao gần 158ha (đạt 87%), nhưng diện tích có thể thi công chỉ hơn 104ha do vướng mắc như người dân không cho thi công hoặc chưa di dời hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài vấn đề giải phóng mặt bằng, dự án còn đang thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu đất đắp, ước tính khoảng 4 triệu m3. Ban 85 đã đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cho phép khai thác khu vực xã Phước Bình (huyện Long Thành) và các nguồn đất khác để đảm bảo tiến độ dự án.

Đồng thời ban này cũng kiến nghị tỉnh đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trong tháng 11, đặc biệt ưu tiên các vị trí cần thiết để nhà thầu có thể thi công đồng bộ.

Chậm mở đường, sân bay khó "cất cánh"

Theo ACV, khi sân bay đi vào hoạt động, khoảng 80% lưu lượng hành khách quốc tế từ Tân Sơn Nhất sẽ chuyển về Long Thành, với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 25 triệu hành khách/năm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên các tuyến đường kết nối, đặc biệt là cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Trong khi đó, việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm kết nối với sân bay hiện đang khá chậm, có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành đồng bộ khi sân bay đi vào hoạt động.

Chờ thêm tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường

Công trình nhà ga hành khách - trái tim của sân bay Long Thành - dự kiến hoàn thành, khai thác vào cuối năm 2026 - Ảnh: A LỘC

Việc kết nối từ các tỉnh miền Tây đến sân bay Long Thành sẽ được thực hiện chủ yếu qua cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Dự kiến một số đoạn của tuyến đường này sẽ được đưa vào khai thác vào cuối năm 2024. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này không chỉ tạo thêm hướng đi mới đến sân bay Long Thành mà còn giúp giảm tải cho cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thay thế cho việc phải đi xuyên qua nội đô TP.HCM như hiện nay.

Một dự án quan trọng khác là đường vành đai 4 TP.HCM với chiều dài 207km, tổng vốn đầu tư khoảng 136.000 tỉ đồng, đang được 5 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội vào đầu năm 2025. Riêng đoạn qua Đồng Nai dài 45,54km, với tổng mức đầu tư khoảng 24.000 tỉ đồng, sẽ chạy song song với quốc lộ 51 và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi qua sân bay.

Vành đai 4 sẽ tạo thêm hướng kết nối mới từ Bình Dương đến sân bay Long Thành, bên cạnh các tuyến vành đai 3 TP.HCM - cao tốc TP.HCM - Long Thành và cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tuyến đường này sẽ phân luồng giao thông liên vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho xe từ các tỉnh Tây Nguyên tiếp cận sân bay.

Tại Đồng Nai, để tránh ùn tắc ở khu vực phía nam sân bay, tỉnh đã đề xuất làm đường ĐT 769E nối trực tiếp từ sân bay đến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, tạo thêm tuyến kết nối mới ở phía bắc sân bay.

Cụ thể, Hội đồng thẩm định tỉnh Đồng Nai vừa thông qua chủ trương đầu tư đường tỉnh 769E giai đoạn 1 với tổng vốn hơn 1.400 tỉ đồng. Dự án dài 8km, kết nối từ sân bay Long Thành đến vành đai 4 TP.HCM và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Cùng với các tuyến đường T1 và T2, đường tỉnh 769E sẽ kết nối trực tiếp khu vực phía bắc sân bay Long Thành, giúp chia sẻ lưu lượng giao thông với các tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu và quốc lộ 51.

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về vấn đề này?
 
Hạng C
5/2/05
926
2.605
93
Đồng Nai đất đai trù phù, nằm ở trung tâm đồng bằng, nhưng mãi vẫn không thể cất cánh. Tại sao vậy!? Tại sao?

Trước đây, tôi vẫn nghĩ do đội ngũ lãnh đạo tỉnh chưa năng động, nhạy bén, chưa quyết liệt, sát sao với công việc. Nhưng sau nhiều lần thay thế, kiện toàn lãnh đạo mà đâu vẫn hoàn đó, có thể tôi đã nhầm. Không phải tại quan, mà tại dân. Vì thế, tôi đề nghị.

Để ĐN có thể cất cánh, chúng ta thay dân ĐN bằng dân khác, ví dụ bà con miền núi phía bắc. Bà con đang từ miền ngược về miên xuôi, chắc chắn sẽ ủng hộ mọi chính sách của Đảng và NN. Bà con ĐN luôn lo lắng vì bị giải toả mặt bằng giờ đây mỗi nhà được phát 2 quả núi, tha hồ hôm núi, ôm đất đến già, chả ai giải toả!!!