Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B1
13/4/13
83
7
8
“Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.” – Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết.

Bất thường khi Hoàng Anh Gia Lai vừa chạy vừa “la làng”

PV: - Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?

TS. Alan Phan: - Vấn đề này tôi không có nhận xét gì cả. Vì người làm ăn thì chỗ nào lỗ họ chạy thôi.

Vấn đề chính, khi kinh doanh thì phải có một sự bén nhạy để “gõ” thị trường. HAGL bỏ chạy khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư sang Miến Điện, đó cũng là điều bình thường trong vấn đề kinh doanh.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước kia HAGL đã kêu gào FDI vào Việt Nam để đầu tư mà hiện nay các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như HAGL lại “xách tiền” sang Myanmar, Campuchia thì sẽ nảy sinh một câu hỏi: trong khi các doanh nghiệp trong nước chạy hết rồi thì tại sao FDI lại phải đem tiền chạy vào? Đây cũng là một vấn đề và có nhiều uẩn khúc ở trong.

Nhất là một doanh nghiệp đã từng làm BĐS cả mấy chục năm nay và có thể nói là đã phất lên nhờ BĐS thì bây giờ có ai dám nhảy vào không? Khi mà HAGL đã có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ, ngay cả tiền họ cũng kiếm được rất nhiều tiền cash.

Vấn đề kinh doanh thì tuỳ mỗi doanh nghiệp, không có gì để nói. Nhưng khi một doanh nghiệp BĐS lớn nhất, danh tiếng nhất ở Việt Nam mà bỏ chạy thì đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước. Nếu như họ không có những lợi thế như HAGL thì làm sao họ có thể chống cự với tình hình sắp tới?

Đây chính là những dấu hiệu cho một chu kỳ mới.

PV: - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã nhận định: HAGL hay nhiều doanh nghiệp BĐS khác muốn tháo chạy cũng không phải dễ. Bởi họ sẽ bán cho ai? Ai là người mua? Và sẽ mua với giá nào? Xin ông cho biết ý kiến của ông về nhận định này.

TS. Alan Phan: - Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn.

Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn sâu về vấn đề này.

BĐS lằng nhằng đợi chết là vô cùng nguy hiểm
PV: - Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã thất bại và thị trường BĐS Việt Nam đang đổ vỡ. Theo đánh giá của ông, liệu thời điểm hiện nay đã có thể khẳng định: BĐS Việt Nam hoàn toàn đổ vỡ chưa?

TS. Alan Phan: ”Hoàn toàn” là một cụm từ chỉ mang tính tương đối, không thể nào giống một cuốn phim mà kết thúc có chữ “the end” được.

Nó là một kết cuộc có thể kéo dài, nó vẫn lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi.

Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.

PV: - Theo đánh giá của ông, sự “lằng nhằng” đợi chết này sẽ kéo dài thêm bao nhiêu lâu?

TS. Alan Phan: Thời gian bao lâu thì còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính sách. Đến lúc này thì hình như chính sách vẫn chưa muốn cho BĐS chết.

Ông đạo diễn mà vẫn cứ nói rằng: ok, mày cứ nằm thế đi, mày cứ rên đi, khoan hãy chết… thì BĐS vẫn chưa thể chết được.

Nên tôi thực tình không biết trong ý đồ của ông đạo diễn là có muốn cho chết hay không. Và đó là yếu tố chính để xác định thời gian BĐS chết.

PV: - Với tình hình như hiện này, theo ông, người dân có nên bỏ tiền mua nhà vào lúc này không?

TS. Alan Phan: - Trong bất cứ một biến động nào, nếu người dân thấy đây là một cái giá có thể trả được và là một cái giá tốt thì cứ việc bỏ tiền mua, nếu dư tiền.

Nhưng nếu phải đi vay tiền thì dù là cái nhà tốt đến đâu cũng phải đợi. Vì thời điểm này là lúc không nên vay tiền mua nhà hay cố gắng gồng lên. Tôi vẫn nghĩ là BĐS Việt Nam vẫn chưa tới đáy.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Duyên Duyên
 
Hạng B2
30/8/11
105
54
28
Ai còn thì cố gắng đẩy càng nhanh càng tốt chứ để em e là ngày đó sẽ đến
 
Hạng D
11/12/10
3.008
8.059
113
Lần này thì em thấy bác Alan đưa ra nhận định rất thận trọng!
 
Tập Lái
2/8/13
19
0
0
anh nào không trả nổi nợ thì die thôi - làm gì có vu chết hết 100% được mà lo - coi chừng nước ngoài nó hốt hết =))
 
Tập Lái
30/8/13
29
0
0
Đây là thông tin bác Thánh Alan Phan nhà ta đây!
-----
<h2></h2><h2>LITIGATION RELEASE NO. 19133 / MARCH 15, 2005</h2>SECURITIES AND EXCHANGE COMMISSION V. THE HARTCOURT COMPANIES, INC., ALAN V. PHAN, AND YONGZHI YANG,[/i] CIVIL ACTION NO. CV 03-3698 LGB (PLAX) (C.D. CAL.)
SEC OBTAINS FINAL JUDGMENTS AGAINST THE HARTCOURT COMPANIES, INC., ALAN V. PHAN, AND YONGZHI YANG FOR FRAUD AND REGISTRATION VIOLATIONS

The Securities and Exchange Commission announced that the Honorable Lourdes G. Baird, United States District Judge for the Central District of California in Los Angeles, entered final judgments against The Hartcourt Companies, Inc., a Utah corporation with executive offices in Shanghai, China, Alan V. Phan, Hartcourt's former chairman, president, and CEO, and Yongzhi Yang, a former consultant to Hartcourt and a resident of Irvine, California. The judgments against Phan and Yang were entered on February 28, 2005, while the judgment against Hartcourt was entered on March 11, 2005.

The final judgments imposed the following sanctions against Hartcourt, Phan, and Yang:

  • Permanent injunctions against each defendant against future violations of the antifraud and securities registration provisions of Sections 5(a), 5(c), and 17(a) of the Securities Act of 1933 and Section 10(b) of the Securities Exchange Act of 1934 and Rule 10b-5 thereunder;
  • Disgorgement of ill-gotten gains and prejudgment interest totaling $832,598 from Hartcourt and $189,619 from Yang;
  • Civil penalties of $275,000 against Hartcourt, $55,000 against Phan, and $20,000 against Yang; and
  • An order barring Phan from serving as an officer or director of a public company.
In its December 14, 2004 order granting the SEC's motion for summary judgment, the Court found that the defendants violated the registration and antifraud provisions of the federal securities laws in connection with a false Form S-8 registration statement filed by Hartcourt on September 7, 1999. The defendants used a Form S-8 registration statement to issue one million Hartcourt common shares to Yang's wife, purportedly to compensate her for providing bona fide consulting services to Hartcourt. Instead, Yang performed the actual consulting services and, at Phan's direction, improperly sold or transferred over 836,400 of those shares to provide a benefit of approximately $819,363 to Hartcourt. The Court also found that Yang received a personal benefit of $186,604 from the scheme.

For additional information about this matter, see Litigation Release No. 18187 (June 10, 2003).

http://www.sec.gov/litigation/litreleases/lr19133.htm
------------
Thì ra ông Alan bị Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ kiện ra tòa vì gian lận trên thị trường chứng khoán:
…SEC alleged that Alan Phan used stock registered only for employee compensation purposes to raise capital from the public for the cash-strapped publicly traded company he led in 1999, thereby violating federal securities law…
Tòa tuyên phạt công ty Hartcourt của ông Alan 275.000 đô la, và phạt cá nhân ông Alan 55.000 đô la, đồng thời cấm ông này làm giám đốc hay nhân viên cấp cao tại bất kỳ công ty đại chúng nào (có niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ):
Civil penalties of $275,000 against Hartcourt, $55,000 against Phan, and;
An order barring Phan from serving as an officer or director of a public company.


Như vậy, năm mà ông Alan "tự bạch" rằng "Công ty Hartcourt đạt thị giá US $670 triệu vào năm 1999" cũng chính là thời điểm mà ông ta bị phát giác gian lận và cũng chính lúc đó, theo Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ, Cty Hartcourt của ông đang ở trong tình trạng cash-strapped (hết tiền)!!!
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
<h2>Sự thật vụ TS Alan Phan bị UBCK Mỹ phán quyết 'gian lận chứng khoán'</h2>http://www.saigonnews.vn/kinh-doanh/83610-su-that-vu-ts-alan-phan-bi-ubck-my-phan-quyet-gian-lan-chung-khoan.html
Thứ ba, 02/04/2013, 11:16
Đó chỉ là một nửa sự thật, vì ý kiến trên mới chỉ xét tới án sơ thẩm tuyên năm 2005, chứ không hiểu là vô tình hay cố ý đã ‘quên mất’ án phúc thẩm năm 2007.

Từ chiều ngày Chủ nhật, 31/3, người viết liên tục nhận được nhiều thông tin về ‘vụ gian lận cổ phiếu của Alan Phan’ dựa trên Thông báo tranh chấp số 19133 ngày 15/3/2005 của Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC).
Theo đó, ngày 14/12/2004, Tòa án Quận Trung tâm California (C.D. Cal.) đã ra phán quyết TS. Alan Phan cùng công ty Hartcourt và cộng sự là ông YongZhi Yang đã vi phạm quy định về: (1) Đăng ký chứng khoán; và (2) chống gian lận.
Kết quả, tòa tuyên TS. Alan Phan bị phạt 55.000 USD và cấm làm quản lý và tham giá hội đồng quản trị của các công ty đại chúng trong vòng 5 năm.
31.jpg

Nhiều bài viết đưa lên sáng 1/4 khẳng định TS. Alan Phan không bao giờ nhắc đến vụ kiện tụng này trong ‘hồ sơ thành tích’ của mình. Từ đó, có vị chuyên gia giấu tên kết luận TS Alan Phan “thiếu trong sáng”, “có nghi ngờ vụ lợi”, “có đủ ngón nghề để mua rẻ bán đắt”, “qua mặt cả Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ”, “chỉ khuyên cho chết” để sau đó mua lại dự án với giá rẻ như bèo.
Đó chỉ là một nửa sự thật, vì ý kiến trên mới chỉ xét tới án sơ thẩm tuyên năm 2005 chứ không hiểu vô tình hay cố ý đã ‘quên mất’ án phúc thẩm năm 2007. Bên cạnh đó, câu chuyện này cũng không có gì mới lạ.
Thứ nhất, SEC không thể ra một phán quyết kết luận một cá nhân "có tội" hay không, mà đó phải là phán quyết của tòa án.
Xin lưu ý, Thông báo số 19133 không phải một "phán quyết" của SEC, mà chỉ là một thông báo về phán quyết trước đó của Tòa án Quận Trung tâm California, một tòa ở cấp sơ thẩm. Vì thế nói "Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ ra phán quyết ông Alan Phan và công ty Hartcourt phạm tội vi phạm đăng ký và gian lận", là sai về mặt pháp lý.
Thứ hai, không thể coi Alan Phan đang cố tình che giấu những chuyện xấu hổ của mình trong quá khứ.
Ông đã nhiều lần nhắc tới vụ kiện tụng với SEC, ví dụ như trong cuốn "Niêm yết trên sàn Mỹ" viết năm 2008. Trên website Góc nhìn Alan, ông cũng đã một lần kể lại tường tận vụ kiện tụng trong một bài viết với tên gọi “Những kẻ thù không bỏ cuộc”.
Trong bài viết này, Alan còn kể thêm những lần ông bị Cơ quan thương mại Mỹ cáo buộc quảng cáo sai lệch sản phẩm thuốc lá Jazz không gây độc hại vì không có chất nicotin, hay bị cáo buộc thuộc nhóm môi giới đầu cơ thao túng cổ phiếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư, thậm chí là dùng bằng giả.
Cuối cùng, Alan sau đó đã kháng cáo, và thắng kiện SEC. Phán quyết của Tòa án Quận Trung tâm California mà nhiều báo trích dẫn chỉ là phán quyết của tòa sơ thẩm.
Thực vậy, ngày 29/8/2007, thẩm phán Marsha Berzon của Tòa Phúc thẩm liên bang Đơn vị số 9 đã bác bỏ một phần phán quyết của tòa sơ thẩm và xử Alan Phan trắng án đối với tội “gian lận chứng khoán”.
Theo án phúc thẩm, hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu theo mẫu số S-8 của công ty Hartcourt đúng là có sai sót thật, nhưng các sai sót kể trên không quá quan trọng đối với nhà đầu tư, nên không thể kết tội Hartcourt và Alan Phan “gian lận”.
Tuy thế, Alan Phan cùng Hartcourt vẫn bị phạt vì tội “khai sai hồ sơ” và dù có thắng kiện tại tòa, Alan cũng mất tới 7 năm trời đằng đẵng theo đuổi vụ kiện cùng hơn 2 triệu USD tiền thuê luật sư.
Thiết nghĩ, công chúng và nhà đầu tư nên có sự cẩn trọng khi tiếp nhận các luồng thông tin.
Theo TTVN


 
Tập Lái
30/8/13
29
0
0
Haha...bác theo TTVN (cái này ai cũng biết, báo Việt Nam mình muốn viết sao cũng được mà) không có bằng chứng và nguồn thông tin tham khảo có ai tin?



Đuôi .gov không biết có nên tin không nữa?

SEC là cơ quan kiềm soát tài chánh quyền lực nhất của chánh phủ liên bang Mỹ với hơn 8,000 luật sư và điều tra viên. Các tập đoàn tài chánh lớn như Goldman Sachs, Bank of America, UBS…thường phải thương lượng thay vì dám đối đầu với SEC. Chuyện Alan Phan kiện nhau với SEC là một hiện tượng “trứng chọi đá” ngoạn mục. Do đó, SEC đã mất 7 năm, tiêu xài của chánh phủ hơn 2 triệu dollars, để “điều tra và trị tội” ông Alan Phan này hả? Họ thất bại và cuối cùng Alan đã thắng kiện??? Nếu như vậy tại sao SEC không gỡ phán quyết này xuống?
 
Tập Lái
30/8/13
29
0
0
Trang này bác đưa ra chỉ là bài của luật sư do ông Alan thuê, đăng trên trang web của giới luật sư chứ không phải bản án, đăng trên trang của Tòa án. Bác tìm giùm em cái này đuôi .gov giùm em nha!
 
Status
Không mở trả lời sau này.