Hạng B1
2/12/06
54
0
0
Các bác cho em hỏi ngu một chút:
Câu hỏi 1: Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động như thế nào?
Cụ thể:
Phương án 1: Máy nén tự điều chỉnh công suất làm lạnh để đáp ứng điều khiển nhiệt độ trong cabin.
Phương án 2: Máy nén chạy ở một mức công suất không đổi. Khi điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình thì sử dụng khí nóng (khí qua bộ giải nhiệt) để điều hòa nhiệt độ theo đúng cài đặt của người sử dụng.
Câu hỏi 2: Có tiết kiện nhiên liệu hơn khi vận hành xe, ta cứ để điều hòa ở mức Max cho đến khi đủ mát thì tắt bằng cơm, chạy một hồi thấy nóng lại bật lại?
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

1- Công suất làm lạnh của máy nén lệ thuộc vòng quay của động cơ.
2- Mức độ lạnh tùy thuộc độ mở của van giãn áp (áp suất gaz từ cao sang thấp). Ngoài ra, chạy lâu thì lạnh hơn.
3- Khi nhiệt độ xuống đến mức đặt trước, máy nén sẽ được cắt khỏi hệ truyền động nhờ 1 đĩa ma sát từ ,tương tự côn xe đóng và cắt...bằng cơm.
Tóm tắt là như rứa ..!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/6/08
435
4
18
51
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Trích đoạn: Mr.Thiet

1- Công suất làm lạnh của máy nén lệ thuộc vòng quay của động cơ.
2- Mức độ lạnh tùy thuộc độ mở của van giãn áp (áp suất gaz từ cao sang thấp). Ngoài ra, chạy lâu thì lạnh hơn.
3- Khi nhiệt độ xuống đến mức đặt trước, máy nén sẽ được cắt khỏi hệ truyền động nhờ 1 đĩa ma sát từ ,tương tự côn xe đóng và cắt...bằng cơm.
Tóm tắt là như rứa ..!

Ơ bác ơi, cái đó hình như chỉ có ở xe hơi cao cấp chứ hình như mấy chú Kim chi là cứ đạt đủ áp xuất gaz ở lốc lạnh là nó cắt liền hay sao á..?

Vì bữa trước em bị mấy chú thợ 1 mùa nạp dư ga cho máy lạnh --> vừa chạy được khoảng 50m lốc lạnh nó đã đóng cắt, xe chạy cứ cà giật, cà giật .

Em lại dừng xe xì gaz... hic.. ra cả dầu, hoảng quá lại tắt máy chờ một hồi rồi mới giám xì... làm vậy tới lần thứ 3 thứ 4 gì đó thì chạy lại bình thường. Mỗi lần xì thời gian đóng ngắt lốc lạnh lại dài ra chút.

Thêm nữa là ở giàn lạnh ko thấy có bộ cảm biến nhiệt độ và núm điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh lại kết nối cơ với cửa tiết lưu gió giữa 1 bên là giàn lạnh, 1 bên là giàn nóng từ két nước máy đưa lên.

Thế nên em cứ nghĩ là máy lạnh đóng cắt theo áp suất gaz. Hay là mỗi kiểu xe mỗi khác bác nhỉ?
 
Tập Lái
18/5/08
10
0
0
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Trích đoạn: kaitou

Các bác cho em hỏi ngu một chút:
Câu hỏi 1: Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động như thế nào?
Cụ thể:
Phương án 1: Máy nén tự điều chỉnh công suất làm lạnh để đáp ứng điều khiển nhiệt độ trong cabin.
Phương án 2: Máy nén chạy ở một mức công suất không đổi. Khi điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình thì sử dụng khí nóng (khí qua bộ giải nhiệt) để điều hòa nhiệt độ theo đúng cài đặt của người sử dụng.
Câu hỏi 2: Có tiết kiện nhiên liệu hơn khi vận hành xe, ta cứ để điều hòa ở mức Max cho đến khi đủ mát thì tắt bằng cơm, chạy một hồi thấy nóng lại bật lại?
.............. Máy nén không điều chỉnh công xuất làm lạnh để đkhiển nhiệt độ trong cabin ,mà cái này ở trong hệ thống điều hòa được giao cho anh rơle lạnh ,khi đến nhiệt độ quy định (có thể điều chỉnh ở trên rơle lạnh ) thì nó cắt không cho lốc làm việc (để tránh việc đóng băng giàn lạnh) ,khi nhiệt độ cao lên thì nó lại tiếp tục đóng để cho lốc tiếp tục làm việc .Việc đóng mở ,lúc thì cho lốc làm việc ,lúc thì cho lốc nghỉ ,theo bạn có tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của lóc lạnh không , hi hi chắc là có hì .
 
Tập Lái
18/5/08
10
0
0
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Trích đoạn: Pilot4W

Trích đoạn: Mr.Thiet

1- Công suất làm lạnh của máy nén lệ thuộc vòng quay của động cơ.
2- Mức độ lạnh tùy thuộc độ mở của van giãn áp (áp suất gaz từ cao sang thấp). Ngoài ra, chạy lâu thì lạnh hơn.
3- Khi nhiệt độ xuống đến mức đặt trước, máy nén sẽ được cắt khỏi hệ truyền động nhờ 1 đĩa ma sát từ ,tương tự côn xe đóng và cắt...bằng cơm.
Tóm tắt là như rứa ..!

Ơ bác ơi, cái đó hình như chỉ có ở xe hơi cao cấp chứ hình như mấy chú Kim chi là cứ đạt đủ áp xuất gaz ở lốc lạnh là nó cắt liền hay sao á..?

Vì bữa trước em bị mấy chú thợ 1 mùa nạp dư ga cho máy lạnh --> vừa chạy được khoảng 50m lốc lạnh nó đã đóng cắt, xe chạy cứ cà giật, cà giật .

Em lại dừng xe xì gaz... hic.. ra cả dầu, hoảng quá lại tắt máy chờ một hồi rồi mới giám xì... làm vậy tới lần thứ 3 thứ 4 gì đó thì chạy lại bình thường. Mỗi lần xì thời gian đóng ngắt lốc lạnh lại dài ra chút.

Thêm nữa là ở giàn lạnh ko thấy có bộ cảm biến nhiệt độ và núm điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh lại kết nối cơ với cửa tiết lưu gió giữa 1 bên là giàn lạnh, 1 bên là giàn nóng từ két nước máy đưa lên.

Thế nên em cứ nghĩ là máy lạnh đóng cắt theo áp suất gaz. Hay là mỗi kiểu xe mỗi khác bác nhỉ?
Khi nạp thừa ga thì áp xuất của hệ thông cao lên .quá với áp xuất quy đinh ,thế là có một anh gọi công tắc áp xuất kép (áp cao quá hay thấp quá cũng cắt ) lền cắt điện đến lốc ,vì sự an toàn của hệ thông mà .
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Khi nạp quá dư gaz hoặc bị xì quá thiếu gaz, máy nén cũng được "cup" để tránh hư hỏng nặng hơn. Đó là sự cố rồi.
Đối với máy lạnh cũ, châm lộn gaz hoặc gaz không sạch (vd ga thu hồi),cũng gây nhiều phiền toái,thiệt hại..!
 
Hạng B1
2/12/06
54
0
0
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Cám ơn bác Thiết và các bác đã giải thích khá kỹ, song vẫn còn thắc mắc:
Vậy thì hệ thống hoạt động theo phương án 1 hay phương án 2 như em đã nêu ở trên.
Trường hợp hệ thống hoạt động như phương án 2 thì việc bật/tắt bằng cơm rõ ràng là tiết kiệm hơn đúng không các bác?
 
O.S.P.D
16/6/04
2.042
26
38
55
Việt Nam
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Công suất máy nén không đổi với cùng 1 vòng tua máy, ăn thua là cái cục cảm biến nhiệt kẹp tại dàn lạnh quyết định khi nào cắt cái máy nén không chạy nữa, khi bác chỉnh cái cần gạt hoặc núm xoay màu xanh/đỏ trong xe nghĩa là lấy gió đi qua giàn nóng/lạnh, nếu để ở vị trí xanh lớn nhất lúc này toàn bộ luồng gió sẽ được đi qua giàn lạnh và sẽ được độ lạnh sâu nhất. nếu ở vị trí giữa xanh/đỏ thì 1/2 qua giàn lạnh và 1/2 qua giàn nóng. Nếu ỏ vị trí đỏ lớn nhất thì toàn bộ luồng gió trong cabin đi qua giàn nóng trích từ hệ thống nước làm mát (trường hợp này chỉ dùng ở Hà nội trong mùa đông đại hàn để sưởi ấm )
Nếu bác cứ điều chỉnh đóng/cắt máy nén bằng tay thì có thể tiết kiệm được 1 tí teo nhiên liệu, nói chung chẳng đáng là bao đâu, trừ khi cái cục cảm biến nhiệt kẹp trên giàn lạnh nó tèo (không ngắt) hoặc ngắt chậm so với thiêt kế thì việc bác đưa tay bấm nút A/C mới có hiệu quả
 
Hạng B1
17/8/06
72
0
6
42
Tp.HCM
logovietnam.com.vn
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Máy nén khí compressor trên nguyên tắc thì không có chuyện tự điều chỉnh công suất, ăn thua là do nhà sản xuất thiết kế bộ rờ le đóng ngắt như thế nào, nguyên lý thế này (theo sách vở của thủy lực khí nén - nếu có sai chỗ nào xin các bậc tiền bối chỉnh giáo) :
Máy nén khí bao gồm nôm na gồm 3 phần chính: 1. Động cơ, 2. Bộ tăng áp, 3. Bình trữ.

- Khi động cơ động cơ quay, sẽ làm tăng áp lực trong bộ tăng áp (đương nhiên quay càng nhay tốc độ tăng áp càng nhanh). Bộ tăng áp nối với với bình trữ thông qua van 1 chiều.

- Khi áp suất trong bộ tăng áp cao hơn áp suất trong bình trữ thì "van" mở ra cho khí từ bộ tăng áp vào bình trữ (khí không thể đi ngược lại từ bình trữ sang bộ tăng áp - cấu tạo van 1 chiều thế nào thì không thể nói cụ thể ở đây). Dần dần áp suất trong bình trữ sẽ tăng. Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào vòng quay động cơ và công suất động cơ.

- Nhà sản xuất sẽ lắp "van an toàn" để bảo vệ bình trữ và đồng cơ. Khi đạt đến một áp suất cao nhất định trong bình trữ (áp suất này không đủ để phá hỏng bình trữ hoặc hệ thống khớp nối, ống dẫn khí), van này sẽ làm việc ngắt động cơ. Đến khi nào áp suất trong bình trữ lại giảm đến một mức ngưỡng cài đặt thì động cơ lại được mở để tăng áp. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại. Đương nhiên trong bài tính toán an toàn của cả hệ máy nén khí nhà sản xuất sẽ lắp thêm những khóa đóng ngắt an toàn khác để bảo vệ động cơ trong những trường hợp quá tải.....[/LIST]

Bình trữ sẽ đựơc bơm khí gaz (khí làm lạnh), áp suất càng tăng thì khí này càng lạnh (nhiệt độ sẽ hạ hơn 4 - 8 độ so với môi trường xung quay bình chứa). Khí này sẽ đi theo hệ thống ống dẫn đến các lá đồng. Bộ quạt hút sẽ hút không khí từ bên ngoài, cho qua hệ thống lá đồng ----> luồng khí bị hạ nhiệt rồi thổi cabin.

Chính vì điều này, nếu để ý quan sát, khi trời mưa, hoặc đi ban đêm, leo dốc lên đèo (thay đổi độ cao) nhiệt độ trong xe giảm rất nhanh khi bật máy lạnh và chúng ta cảm thấy rất lạnh. Vì ở các xe đời cũ, theo suy đoán của em một là các xe chỉ xài bộ ngắt máy lạnh bằng cơ (núm vặn) nên nó không hiểu nhiệt độ thực tế trong cabin là bao nhiêu, nó không chịu ngắt khí quá lạnh ---> đành phải nhấn A/C off ;). Hai là nếu xài bộ cảm biến nhiệt điện tử thì lâu ngày nó không còn chính xác và cần phải calib sensor nhiệt lại.

SUY RA: pác "kaitou" hỏi em chỉ biết nói là pác đang hỏi về xe đời cũ, chỉnh nhiệt độ máy lạnh bằng núm vặn tức là bằng cơ tức là sử dụng "cảm biến nhiệt kẹp" <--- thằng này thì tác dụng chậm; việc chỉnh núm về max hay trung bình không giải quyết vấn đề làm lạnh nhanh hay chậm. Đương nhiên khi bác để max hoài thì xem như máy nén khi phải làm việc suốt, đến khi ta tự cảm nhận là đã quá đủ mát hay lạnh và phải tắt bằng tay. Tốt nhất cứ để trung bình thế là tiết kiệm xăng nhất vì máy nén càng làm việc thì động cơ xe càng hao xăng.

Phương án 1: Máy nén tự điều chỉnh công suất làm lạnh để đáp ứng điều khiển nhiệt độ trong cabin. ---> máy nén không tự điều chỉnh mà phụ thuộc vào hệ đóng ngắt được quyết định bởi rờ le nhiệt, rờ le áp suất. Nếu thằng nhiệt (ở đây là "cảm biến nhiệt kẹp") bị bám bụi bẩn thì việc xác nhận nhiệt độ trong cabin có vấn đề và sẽ không ngắt, bắt động cơ máy nén làm việc nhiều hơn, còn thằng áp suất, nếu hệ thống ống dẫn khí bị rò rỉ (bất kỳ hệ thống khí nào cũng rò rỉ) nhiều hơn cho phép thì tốc độ nén khí càng chậm, cũng bắt động cơ làm việc nhiều hơn.

Phương án 2: Máy nén chạy ở một mức công suất không đổi. Khi điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình thì sử dụng khí nóng (khí qua bộ giải nhiệt) để điều hòa nhiệt độ theo đúng cài đặt của người sử dụng. ----> đúng là động cơ máy nén khi làm việc với công suất không đổi, nhưng việc có tăng được áp suất trong bình trữ nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào việc quay động cơ và hệ thống khí có kín hay không. ==> công suất máy nén khí tùy thuộc vào 2 yếu tố trên. Còn khi đã vặn ở chế độ làm lạnh thì không thể sử dụng khí nóng, nó sẽ làm chậm quá trình làm lạnh.

VÌ VẬY TỐC ĐỘ LẠNH TRONG CABIN PHỤ THUỘC VÀO HỆ THỐNG ỐNG DẪN KHÍ, BỘ QUẠT HÚT GIÓ, KHÍ GAZ LÀM LẠNH, HỆ THỐNG LÁ ĐỒNG TIẾP XÚC LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
12/6/08
63
0
0
40
Nghệ An
RE: Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa

Bác có thể tìm mua cuốn sách điều hoà của cơ sở dạy nghề máy nổ an phú do Nguyễn Oanh biên soạn .