Thì sếp bán hết CC rồi, còn gì mà quan tâm hay không nữa chứ.
Tính như sếp, cần thỏa mãn 2 yêu cầu. Một là cần biết được giá lúc bán là giá lúc đỉnh hoặc gần đỉnh, và cũng phải biết được bán xong thì mua chỗ nào tiếp, chứ không thể để tiền trong ngân hàng. Tưởng tượng đến cảnh bán xong, cầm cục tiền trong tay, mà giá BĐS cứ nhích lên thì sợ vãi đái chứ chẳng đùa.
Thêm 1 cái kẹt của dân chơi CC là tiền bán CC cũng chỉ đủ để mua lại 1 căn CC khác, chứ mang đi mua nhà phố thì khó. Bán cái CC được 5 tỉ, mang đi đâu để mua được nhà phố giá 5 tỉ mà cho thuê được kha khá đây? Biết là nhà phố sẽ tăng giá thêm sau này, nhưng cái tăng giá đó có đủ để bù đắp phần thiệt hại do cho thuê thấp hơn không?
Trong Kinh Tế Học Hành Vi, người ta có cái thuật ngữ gọi là "time reference" và "loss aversion" để giải thích cho quyết định của con người. "Sự ưa thích theo thời gian" - time reference, là chỉ việc khi ra quyết định, con người sẽ đặt trọng số ở tương lai hay hiện tại cao hơn, tức là chọn tiền ở hiện tại hay tiền ở tương lai? Còn "tính không ưa thích thiệt hại" - loss aversion, là chỉ mức độ không thích rủi ro/mạo hiểm của một người, ví dụ có người sẽ muốn nhận ngay 10 đồng hơn là chơi 1 cái game mà nếu thua thì nhận 0 đồng, và nếu thắng thì nhận 20 đồng (hoặc 30, 40, 50, ..., 100 đồng), nhưng cũng có người sẽ thích chơi game hơn nhận 10 đồng.
Việc bán CC, lấy tiền gửi ngân hàng, hoặc mua BĐS khác, chính là 1 ví dụ tốt cho 2 cái khái niệm này. CC đang cho thuê 25-30 tr, bây giờ bán đi mua cái nhà cho thuê được 10 triệu nhưng có khả năng tăng giá sao này. Vậy người ta sẽ nghĩ gì? Người thích hiện tại, thì thấy rằng: 25tr cho thuê "ngon hơn" 1 cái tăng giá "mù mịt" ở tương lai. Người mà có "loss aversion" cao thì nghĩ rằng: "nhỡ bán giá rẻ thì sao?", "nhỡ không mua được BĐS mới mà giá cứ tăng thì sao?", "nhỡ khoản đầu tư sắp tới không lời bằng cái khoản đầu tư CC hiện nay thì sao?".
Tất nhiên là nếu đặt bút xuống và tính toán chi tiết, thì "có thể" sẽ thấy bán CC đi là đúng. Nhưng để làm được điều này, lại cần 1 số điều kiện:
1. Con người phải là "fully rational": tức là mọi quyết định đều phải tính toán rất duy lý, chứ không chỉ dựa vào cảm giác. Cái này là điều không tưởng, vì con người hầu hết là "bounded rational", tức là "duy lý trong giới hạn". Có thể sẽ biết cái đó có lợi, nhưng vẫn "lo lo" sao đó, hoặc thậm chí là không thấy được việc đó là có lợi. Chính vì cái "bounded rationality" này mà không biết bao nhiêu vụ tụt quần ở trên CNL này. Sao biết đồng chí đó ok mà mời thầu?
2. Phải có đủ thông tin - "full information": ví dụ phải biết hoặc ít ra là có cơ sở để đặt ra xác suất cho việc tăng giá, giảm giá, khả năng mua mắc, khả năng bán rẻ, tình hình thị trường .... Cái này thì sếp sẽ có lợi thế hơn nhiều người lắm lắm.
3. Chi phí cơ hội, hay đúng hơn là "chi phí giao dịch" - transaction cost, phải tính được. Bán đi, vừa mất tiền cò, vừa mất thời gian chờ đợi, trong lúc đó lại phải đi tìm mua BĐS mới với đủ thứ phải tìm hiểu (pháp lý, giá, ưu nhược điểm, ...) mà không chắc mua được. Tối ưu là bán xong thì mua lại ngay, nhưng dễ vậy sao? Với 1 số người, cái Transaction Cost sẽ thấp, nhưng với 1 số người, cái Cost này rất cao.
Tất cả những cái trên, kết hợp với 1 đống tâm lý, tư duy sao đó, sẽ ra 1 thứ suy nghĩ rất phức tạp. Cho nên ... không phải ai cũng làm Chủ Tạch Group BĐS như sếp, và giào như sếp. Em mà trẻ lại 10 tuổi, em sẽ đầu tư vào bồ vợ tiềm năng.