Em cũng đang cần tiền nè bác, chịu hết nổi bọn Bank rồi. Nhưng em vẫn còn quyết tử nên chỉ bán = giá gốc chứ chưa chịu bán lỗ bác ạ.USS nói:Bác có thông tin về mấy bác cần tiền bán gấp không hú em vớioto01 nói:Bác nào muốn mua bds thì cứ nhăm nhe mấy bác đã mua rồi mà cần tiền, chắc chắn sẽ được giá cực tốt
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Bác này phát biểu hay nhỉ?!nam khang nói:Vừa ý?
Đàn bà và bất động sản là 2 thứ không bao giờ lựa được cái vừa ý.
Thị trường đất nền: Đỏ mắt tìm người mua
TT - Khác với thời kỳ sôi động những năm trước, thị trường đất nền tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... gần đây đang chứng kiến nhiều đợt xả hàng cắt lỗ, trước sức ép lãi vay và cạn vốn. Mặc dù giá xuống thê thảm nhưng có rất ít giao dịch thành công trên thị trường này.
>> Read this on Tuoitrenews.vn
Nhiều căn nhà liên kế đã xây xong phần thô từ nhiều năm qua vẫn chưa có người ở (ảnh chụp tại một dự án đất nền ở quận 9, TP.HCM) - Ảnh: H.ĐĂNG
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán rẻ hơn so với giá mua từ 2-3 năm trước nhưng rao mãi cũng chẳng tìm được người mua...
Rớt giá không phanh
Đầu tháng 6-2011, đi tìm mua đất nền tại dự án Gia Hòa (quận 9, TP.HCM), một trong những dự án từng một thời là “hàng nóng” được giới kinh doanh địa ốc săn lùng, chúng tôi được anh Thanh - nhân viên môi giới nhà đất tại khu vực này - nhiệt tình giới thiệu từng lô đất. Theo lời anh Thanh, hiện giá đất nền tại dự án này chỉ dao động ở mức 15-16 triệu đồng/m[sup]2[/sup], giảm mạnh so với mức giá 18-22 triệu đồng/m[sup]2[/sup] vào cuối năm ngoái. Thậm chí, với một lô hàng bị “ngộp” do nhà đầu tư kẹt tiền, giá bán chỉ 14,5-14,7 triệu đồng/m[sup]2[/sup] đối với các lô biệt thự.
“Chỉ ở thời điểm này mới có giá khá mềm như vậy, chứ vài ba năm trước dù có tiền muốn mua một nền ở vị trí đẹp cũng khó tìm được người bán” - anh Thanh nói. Không chỉ dự án Gia Hòa, giá đất nền tại hàng loạt dự án nằm trong khu vực quận 9, một trong những khu vực từng một thời là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động “lướt sóng” như Trí Kiệt, Nam Long, Khang Điền, Phú Nhuận, Bắc Rạch Chiếc, Trường Thạnh, Thiên Lý..., đều giảm giá mạnh trong thời gian gần đây. Tương tự, các dự án tại khu vực quận 2 như Thạnh Mỹ Lợi, Huy Hoàng... đều giảm từ 1-2 triệu đồng/m[sup]2[/sup] so với thời điểm đầu năm.
Trong khi đó tại khu vực Bình Chánh, nhiều dự án giá giao dịch trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) thậm chí còn thấp hơn giá chào bán của chủ đầu tư! Mặc dù rớt giá nhưng giao dịch ở hầu hết các dự án đều khá ảm đạm. Anh Vỹ, một nhà đầu tư bất động sản (BĐS), cho biết hơn một tháng nay dù liên tục đăng quảng cáo và ký gửi cho các sàn BĐS bán lại một nền đất tại dự án khu dân cư Khang An (quận 9) nhưng anh vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào của khách hàng, trừ những cuộc điện thoại từ các “chợ” địa ốc online.
Theo anh Vỹ, lô đất này (diện tích 6x24m) được anh mua lại cách nay hơn một năm với giá 12,7 triệu đồng/m[sup]2[/sup]. Nay để cắt lỗ, anh Vỹ liên tục hạ giá xuống còn 11,5 triệu đồng/m[sup]2[/sup] nhưng cơ hội tìm được người mua ngày càng thấp. Tương tự, anh Bình mua hai nền đất tại dự án Phong Phú 4 (huyện Bình Chánh), diện tích mỗi lô 6x20m với giá gốc 12,8 triệu đồng/m[sup]2[/sup]. Đầu tháng 5-2011, anh Bình ký gửi cho một sàn BĐS bán lại bằng giá gốc và sau đó kêu giá chuyển nhượng chỉ 11,5 triệu đồng/m[sup]2[/sup], thế nhưng chờ mãi chẳng thấy thông tin gì từ phía sàn BĐS cũng như phản hồi của khách hàng. “Một số nhà đầu tư khác mới đây còn rao bán lại với giá chỉ 10,8 triệu đồng/m[sup]2[/sup], giảm 2 triệu đồng/m[sup]2[/sup] so với giá gốc mà vẫn không tìm được người mua” - anh Bình than thở.
Dự án nhà ở Thành Hưng (Nhơn Trạch, Đồng Nai) nhiều năm qua vẫn trống huơ trống hoác - Ảnh: HÀ MI “Lâm nạn” vì lướt sóng
Nhiều nhà đầu tư BĐS thừa nhận trong thời điểm hiện nay, khi tín dụng BĐS đang bị siết chặt và lãi suất ngân hàng quá cao, việc dồn một khoản tiền lớn vào địa ốc không phải là lựa chọn tốt nhất của những người đang có tiền mặt. “Dù giá cả giảm mạnh nhưng sản phẩm BĐS lại có giá trị khá lớn, một lô đất ở những dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng thấp nhất cũng từ 1,5-2 tỉ đồng, chưa kể tiền xây nhà theo yêu cầu của chủ đầu tư, nên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để tham gia” - anh Hưng, một nhà đầu tư từng lăn lộn nhiều năm trên thị trường BĐS, nói.
Hơn nữa, cơ hội kiếm được lợi nhuận cao từ địa ốc ngày càng ít cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư không còn mặn mà đối với việc đổ cả đống tiền vào các dự án đất nền. Anh Hưng cho biết đất nền tại hàng loạt dự án trên địa bàn TP.HCM đã đứng giá trong suốt ba năm nay, thậm chí nhiều người phải bán cắt lỗ với giá thấp hơn giá mua vào. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, ngoài yếu tố lãi suất cao và tín dụng BĐS đang bị “khóa van”, sự ảm đạm và rớt giá của thị trường đất nền trên địa bàn TP.HCM thời gian gần đây là hậu quả của hoạt động đầu cơ lướt sóng của nhiều nhà đầu tư.
“Trong khi khả năng tài chính chỉ có một nhưng không ít người lại đầu tư gấp 5-7 lần theo kiểu “giật gấu vá vai”, trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Khi thị trường BĐS khủng hoảng kéo dài nhiều năm, áp lực trả lãi vay và nợ gốc buộc nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ” - ông Nguyễn Xuân Lộc, tổng giám đốc sàn BĐS Techcomreal, nói. Ông Lộc nêu ví dụ về một nhà đầu tư chỉ có chưa tới 800 triệu đồng nhưng đã đăng ký mua đến hai nền đất tại một dự án lên tới 4,6 tỉ đồng với kỳ vọng lướt sóng kiếm chênh lệch. Nhưng sau khi góp được 40%, trong đó hơn một nửa là vốn vay, nhà đầu tư này vẫn ôm sản phẩm hơn hai năm nay mà chưa bán được hàng.
HẢI ĐĂNG Tuổi trẻ
TT - Khác với thời kỳ sôi động những năm trước, thị trường đất nền tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... gần đây đang chứng kiến nhiều đợt xả hàng cắt lỗ, trước sức ép lãi vay và cạn vốn. Mặc dù giá xuống thê thảm nhưng có rất ít giao dịch thành công trên thị trường này.
>> Read this on Tuoitrenews.vn
Nhiều căn nhà liên kế đã xây xong phần thô từ nhiều năm qua vẫn chưa có người ở (ảnh chụp tại một dự án đất nền ở quận 9, TP.HCM) - Ảnh: H.ĐĂNG
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán rẻ hơn so với giá mua từ 2-3 năm trước nhưng rao mãi cũng chẳng tìm được người mua...
Rớt giá không phanh
Đầu tháng 6-2011, đi tìm mua đất nền tại dự án Gia Hòa (quận 9, TP.HCM), một trong những dự án từng một thời là “hàng nóng” được giới kinh doanh địa ốc săn lùng, chúng tôi được anh Thanh - nhân viên môi giới nhà đất tại khu vực này - nhiệt tình giới thiệu từng lô đất. Theo lời anh Thanh, hiện giá đất nền tại dự án này chỉ dao động ở mức 15-16 triệu đồng/m[sup]2[/sup], giảm mạnh so với mức giá 18-22 triệu đồng/m[sup]2[/sup] vào cuối năm ngoái. Thậm chí, với một lô hàng bị “ngộp” do nhà đầu tư kẹt tiền, giá bán chỉ 14,5-14,7 triệu đồng/m[sup]2[/sup] đối với các lô biệt thự.
“Chỉ ở thời điểm này mới có giá khá mềm như vậy, chứ vài ba năm trước dù có tiền muốn mua một nền ở vị trí đẹp cũng khó tìm được người bán” - anh Thanh nói. Không chỉ dự án Gia Hòa, giá đất nền tại hàng loạt dự án nằm trong khu vực quận 9, một trong những khu vực từng một thời là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động “lướt sóng” như Trí Kiệt, Nam Long, Khang Điền, Phú Nhuận, Bắc Rạch Chiếc, Trường Thạnh, Thiên Lý..., đều giảm giá mạnh trong thời gian gần đây. Tương tự, các dự án tại khu vực quận 2 như Thạnh Mỹ Lợi, Huy Hoàng... đều giảm từ 1-2 triệu đồng/m[sup]2[/sup] so với thời điểm đầu năm.
Trong khi đó tại khu vực Bình Chánh, nhiều dự án giá giao dịch trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) thậm chí còn thấp hơn giá chào bán của chủ đầu tư! Mặc dù rớt giá nhưng giao dịch ở hầu hết các dự án đều khá ảm đạm. Anh Vỹ, một nhà đầu tư bất động sản (BĐS), cho biết hơn một tháng nay dù liên tục đăng quảng cáo và ký gửi cho các sàn BĐS bán lại một nền đất tại dự án khu dân cư Khang An (quận 9) nhưng anh vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào của khách hàng, trừ những cuộc điện thoại từ các “chợ” địa ốc online.
Theo anh Vỹ, lô đất này (diện tích 6x24m) được anh mua lại cách nay hơn một năm với giá 12,7 triệu đồng/m[sup]2[/sup]. Nay để cắt lỗ, anh Vỹ liên tục hạ giá xuống còn 11,5 triệu đồng/m[sup]2[/sup] nhưng cơ hội tìm được người mua ngày càng thấp. Tương tự, anh Bình mua hai nền đất tại dự án Phong Phú 4 (huyện Bình Chánh), diện tích mỗi lô 6x20m với giá gốc 12,8 triệu đồng/m[sup]2[/sup]. Đầu tháng 5-2011, anh Bình ký gửi cho một sàn BĐS bán lại bằng giá gốc và sau đó kêu giá chuyển nhượng chỉ 11,5 triệu đồng/m[sup]2[/sup], thế nhưng chờ mãi chẳng thấy thông tin gì từ phía sàn BĐS cũng như phản hồi của khách hàng. “Một số nhà đầu tư khác mới đây còn rao bán lại với giá chỉ 10,8 triệu đồng/m[sup]2[/sup], giảm 2 triệu đồng/m[sup]2[/sup] so với giá gốc mà vẫn không tìm được người mua” - anh Bình than thở.
Dự án nhà ở Thành Hưng (Nhơn Trạch, Đồng Nai) nhiều năm qua vẫn trống huơ trống hoác - Ảnh: HÀ MI “Lâm nạn” vì lướt sóng
Nhiều nhà đầu tư BĐS thừa nhận trong thời điểm hiện nay, khi tín dụng BĐS đang bị siết chặt và lãi suất ngân hàng quá cao, việc dồn một khoản tiền lớn vào địa ốc không phải là lựa chọn tốt nhất của những người đang có tiền mặt. “Dù giá cả giảm mạnh nhưng sản phẩm BĐS lại có giá trị khá lớn, một lô đất ở những dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng thấp nhất cũng từ 1,5-2 tỉ đồng, chưa kể tiền xây nhà theo yêu cầu của chủ đầu tư, nên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để tham gia” - anh Hưng, một nhà đầu tư từng lăn lộn nhiều năm trên thị trường BĐS, nói.
Hơn nữa, cơ hội kiếm được lợi nhuận cao từ địa ốc ngày càng ít cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư không còn mặn mà đối với việc đổ cả đống tiền vào các dự án đất nền. Anh Hưng cho biết đất nền tại hàng loạt dự án trên địa bàn TP.HCM đã đứng giá trong suốt ba năm nay, thậm chí nhiều người phải bán cắt lỗ với giá thấp hơn giá mua vào. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, ngoài yếu tố lãi suất cao và tín dụng BĐS đang bị “khóa van”, sự ảm đạm và rớt giá của thị trường đất nền trên địa bàn TP.HCM thời gian gần đây là hậu quả của hoạt động đầu cơ lướt sóng của nhiều nhà đầu tư.
“Trong khi khả năng tài chính chỉ có một nhưng không ít người lại đầu tư gấp 5-7 lần theo kiểu “giật gấu vá vai”, trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Khi thị trường BĐS khủng hoảng kéo dài nhiều năm, áp lực trả lãi vay và nợ gốc buộc nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ” - ông Nguyễn Xuân Lộc, tổng giám đốc sàn BĐS Techcomreal, nói. Ông Lộc nêu ví dụ về một nhà đầu tư chỉ có chưa tới 800 triệu đồng nhưng đã đăng ký mua đến hai nền đất tại một dự án lên tới 4,6 tỉ đồng với kỳ vọng lướt sóng kiếm chênh lệch. Nhưng sau khi góp được 40%, trong đó hơn một nửa là vốn vay, nhà đầu tư này vẫn ôm sản phẩm hơn hai năm nay mà chưa bán được hàng.
HẢI ĐĂNG Tuổi trẻ
hi bác kh dam, bác cho em thông tin bên BRC nhé. Nền này pháp lý thế nào?
Last edited by a moderator:
Lâu wá mới vào cái thớt này, vui ghê!Automondial nói:BĐS mà chết hôm nay thì ngày mai hàng loạt các ngân hàng sẽ chết theo vì trên 90% tài sản đảm bảo tại các ngân hàng là BĐS
Dạ, em chưa đồng ý với bác này ạh. Lý thuyết thì như bác nói không sai nhưng thực tế ở VN sẽ không như vậy . BDS (dự án cao tầng) kỳ này chết là chắc rồi nhưng nếu NH cho vay sắp chết thì XXX sẽ in VND ra cứu (chỉ cứu NH thôi nha, cho BDS chết luôn, bị NH siết dự án luôn) & chia đều cho toàn dân mình gánh chỗ này bằng LẠM PHÁT bác ợ ... tương tự , bên TTCK & các NH cho vay cũng sẽ xử lý như vậy nhưng nhẹ nhàng & từ từ hơn ( thỉnh thoảng bơm ít VND "in ra" vào mấy "mã ruột" trên TTCK cứu chỉ số thôi. chừng nào hết cứu nổi vì tốn tiền quá thì cho TTCK chết, chỉ cứu NH cho vay)
cái "động thái xxx" mà bác hope chờ là cũng là cái này đây ợ
theo ngu ý nhà e thì sẽ là như vậy, xin nói leo vài câu. Các cao nhân OSFI đừng ném đá e nhé .. héhé .
Bác nói đúng mà, ném đá giề...phuctrh nói:Lâu wá mới vào cái thớt này, vui ghê!
Dạ, em chưa đồng ý với bác này ạh. Lý thuyết thì như bác nói không sai nhưng thực tế ở VN sẽ không như vậy . BDS (dự án cao tầng) kỳ này chết là chắc rồi nhưng nếu NH cho vay sắp chết thì XXX sẽ in VND ra cứu (chỉ cứu NH thôi nha, cho BDS chết luôn, bị NH siết dự án luôn) & chia đều cho toàn dân mình gánh chỗ này bằng LẠM PHÁT bác ợ ... tương tự , bên TTCK & các NH cho vay cũng sẽ xử lý như vậy nhưng nhẹ nhàng & từ từ hơn ( thỉnh thoảng bơm ít VND "in ra" vào mấy "mã ruột" trên TTCK cứu chỉ số thôi. chừng nào hết cứu nổi vì tốn tiền quá thì cho TTCK chết, chỉ cứu NH cho vay)
cái "động thái xxx" mà bác hope chờ là cũng là cái này đây ợ
theo ngu ý nhà e thì sẽ là như vậy, xin nói leo vài câu. Các cao nhân OSFI đừng ném đá e nhé .. héhé .
Thật ra thì cũng chỉ là những chiêu móc túi dân đen một cách khéo léo mà chẳng ai kêu ca phàn nàn gì được cả. Cả TB giãy chết hay CN xh tân tiến ...
Chính vì vậy, từ rất lâu rồi, em hoàn toàn không có lòng tin vào tiền mặt, cả U lẫn V.
Kéo Topic này lên lại nào các bác
Em thành viên mới toanh, mới có tí tiền nhàn rỗi nhưng ko nhiều 600 chai, đang tính làm 1 lô đất nền dự án kiểu như dự án Five Star - Long An, em qua thăm rồi thấy đường đi nó cũng tiện phi nhanh thì từ đó về Q1 khoảng 30 - 35phút. chậm khoảng 45 phút, em muốn nhờ các cao thủ với giá 6 - 7 triệu/m2 tùy chỗ bao gồm VAT thanh toán 6 đợt trong vòng 15t có nên mua không các bác.
Em thành viên mới toanh, mới có tí tiền nhàn rỗi nhưng ko nhiều 600 chai, đang tính làm 1 lô đất nền dự án kiểu như dự án Five Star - Long An, em qua thăm rồi thấy đường đi nó cũng tiện phi nhanh thì từ đó về Q1 khoảng 30 - 35phút. chậm khoảng 45 phút, em muốn nhờ các cao thủ với giá 6 - 7 triệu/m2 tùy chỗ bao gồm VAT thanh toán 6 đợt trong vòng 15t có nên mua không các bác.
Theo thực tế mình thấy giao dịch chững lại, các cuộc điện thoại gọi ít hẳn đi. Số vụ thành công theo mình biết từ những người làm chung không còn rôm rả như trước nhưng thỉnh thoảng vẫn có.
Giá căn hộ / chung cư thì đã rõ. Còn giá nhà phố bình thường vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Cá biệt những căn có " giá thơm " là vì hoàn cảnh khó khăn thôi.
Mà trong tình hình này, vàng ngất ngưỡng chẳng biết đi về đâu. USD rõ ràng không có lợi. Chứng khoán thì mình không chuyên môn. Rõ ràng chỉ còn cách ôm BDS truớc nguy cơ khủng hoảng thôi.
Nếu thực sự khủng hoảng đến, miễn là mình có chỗ ở, bươn chải kiếm ăn cho qua ngày đói kém. Sau khủng hoảng sẽ hình thành mặt bằng giá mới. Mình lại tiếp tục công việc. Còn ôm tiền gửi ngân hàng thì sẽ không thể ra giá cho số tiền đó theo mặt bằng giá mới với ngân hàng được đâu.
Giá căn hộ / chung cư thì đã rõ. Còn giá nhà phố bình thường vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Cá biệt những căn có " giá thơm " là vì hoàn cảnh khó khăn thôi.
Mà trong tình hình này, vàng ngất ngưỡng chẳng biết đi về đâu. USD rõ ràng không có lợi. Chứng khoán thì mình không chuyên môn. Rõ ràng chỉ còn cách ôm BDS truớc nguy cơ khủng hoảng thôi.
Nếu thực sự khủng hoảng đến, miễn là mình có chỗ ở, bươn chải kiếm ăn cho qua ngày đói kém. Sau khủng hoảng sẽ hình thành mặt bằng giá mới. Mình lại tiếp tục công việc. Còn ôm tiền gửi ngân hàng thì sẽ không thể ra giá cho số tiền đó theo mặt bằng giá mới với ngân hàng được đâu.
- Status
- Không mở trả lời sau này.