Theo thông tin cô bạn đang ở Nhật, tháng 5-6 có lễ hội hoa rất đẹp và cũng rất nhiều hoạt động. Gia đình em cũng có người đang muốn đi Nhật nhưng là người cao tuổi, sức khỏe thất thường. Em cũng đang định liên hệ Samurai tour nếu cụ nhà em quyết định đi trong tháng 6 này.Le Duan nói:@jennyho: Vâng, em biết đi vào t3/4 thì đẹp, nhưng vì bà xã em là giáo viên, tụi nhỏ đi học, nên chỉ rãnh vào tháng hè thôi (em dự định đi đầu t6). Em có gọi Samurai họ nói để gom đủ khách sẽ thông báo cho em. Năm 1996 & 2001, em có qua Japan nhưng đi Trainning, chỉ có thăm Kyoto & Tokyo thôi.
P/S. Không biết OS mình có ai đi vào T6 ?, nếu có kết hợp với GĐ em đi cho vui.
Sau một đêm nghỉ ngơi ở Osaka chúng tôi hành quân đến Kyoto, thành phố cổ kính ở Nhật Bản.
Vài nét về Kyoto
Kyoto, một trong những thành phố lớn nhất Nhật Bản, từng là thủ đô của nước Nhật trong khoảng thời gian dài. Năm 794, Kyoto (khi đó có tên là Heiankyo) trở thành thủ đô của Nhật Bản. Thành phố được xây dựng phỏng theo thủ đô Trường An của nhà Đường bên Trung Quốc.
Kyoto tạm thời bị mất vai trò là trung tâm quyền lực quốc gia trong thời Kamakura (1185-1333), nhưng trong thời Muromachi (1333-1568), một triều đại tướng quân được thành lập tại Kyoto, và thành phố này giành lại vị trí trung tâm chính trị của cả nước. Trong cuộc chiến tranh Onin (1467-1477), báo hiệu sự kết thúc của triều đại Muromachi, một phần lớn thành phố bị phá trụi.
Trong thời kỳ Edo (1603-1868), triều đại Tokugawa được thành lập vững chắc tại Edo (nay là Tokyo), và một lần nữa trung tâm chính trị của cả nước bị chuyển khỏi Kyoto. Tuy nhiên, thành phố vẫn là một trung tâm nghệ thuật, kinh tế và tôn giáo. Sau Minh Trị Duy tân (1868), Kyoto chính thức mất vai trò thủ đô. Kyoto nổi tiếng về gấm thêu và lụa in cũng như các mặt hàng gốm sứ, làm búp bê và làm quạt. Từ “Kyo” đứng trước tên mỗi sản phẩm là sự đảm bảo về chất lượng cao nhất, chẳng hạn Kyo Ningyo (búp bê Kyoto), Kyo sensu (quạt Kyoto)…
Kyoto cũng là một trung tâm giáo dục và văn hóa với 37 trường đại học và các viện đào tạo cao học. Kyoto có 24 bảo tàng – trong đó có Bảo tàng quốc gia Kyoto, 202 di sản quốc gia (chiếm 20% tổng số trong toàn quốc) và 1.684 di sản văn hóa quan trọng (15%). Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng.
Ngoài ra, trong số gần 2000 đền chùa Phật giáo và Thần đạo ở Kyoto có nhiều đền nổi tiếng khác như đền Yasaka, nơi diễn ra lễ hội Gion vào tháng 7 hàng năm; đền Heian, nơi có lễ hội Jidai vào tháng 10; đền Chion’in; chùa Ginkakuji được xây dựng từ năm 1482 với khu vườn tuyệt đẹp. Phía bắc thành phố là đền Kamo, nơi tổ chức lễ hội Aoi vào tháng 5.
Kyoto là trung tâm của trà đạo, nghệ thuật cắm hoa và cũng là nơi sinh ra các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch No, Kyogen, Kabuki,v.v… Kyoto có diện tích 610,2km2 với dân số 1.390.607 người (thống kê năm 1994)
(nguồn :http://toiyeunhatban.wordpress.com/2007/10/27/kyoto/)
Nổi tiếng nhất ở Kyoto vẫn là Chùa Vàng - Kinkakuji
Vài nét về Kyoto
Kyoto, một trong những thành phố lớn nhất Nhật Bản, từng là thủ đô của nước Nhật trong khoảng thời gian dài. Năm 794, Kyoto (khi đó có tên là Heiankyo) trở thành thủ đô của Nhật Bản. Thành phố được xây dựng phỏng theo thủ đô Trường An của nhà Đường bên Trung Quốc.
Kyoto tạm thời bị mất vai trò là trung tâm quyền lực quốc gia trong thời Kamakura (1185-1333), nhưng trong thời Muromachi (1333-1568), một triều đại tướng quân được thành lập tại Kyoto, và thành phố này giành lại vị trí trung tâm chính trị của cả nước. Trong cuộc chiến tranh Onin (1467-1477), báo hiệu sự kết thúc của triều đại Muromachi, một phần lớn thành phố bị phá trụi.
Trong thời kỳ Edo (1603-1868), triều đại Tokugawa được thành lập vững chắc tại Edo (nay là Tokyo), và một lần nữa trung tâm chính trị của cả nước bị chuyển khỏi Kyoto. Tuy nhiên, thành phố vẫn là một trung tâm nghệ thuật, kinh tế và tôn giáo. Sau Minh Trị Duy tân (1868), Kyoto chính thức mất vai trò thủ đô. Kyoto nổi tiếng về gấm thêu và lụa in cũng như các mặt hàng gốm sứ, làm búp bê và làm quạt. Từ “Kyo” đứng trước tên mỗi sản phẩm là sự đảm bảo về chất lượng cao nhất, chẳng hạn Kyo Ningyo (búp bê Kyoto), Kyo sensu (quạt Kyoto)…
Kyoto cũng là một trung tâm giáo dục và văn hóa với 37 trường đại học và các viện đào tạo cao học. Kyoto có 24 bảo tàng – trong đó có Bảo tàng quốc gia Kyoto, 202 di sản quốc gia (chiếm 20% tổng số trong toàn quốc) và 1.684 di sản văn hóa quan trọng (15%). Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng.
Ngoài ra, trong số gần 2000 đền chùa Phật giáo và Thần đạo ở Kyoto có nhiều đền nổi tiếng khác như đền Yasaka, nơi diễn ra lễ hội Gion vào tháng 7 hàng năm; đền Heian, nơi có lễ hội Jidai vào tháng 10; đền Chion’in; chùa Ginkakuji được xây dựng từ năm 1482 với khu vườn tuyệt đẹp. Phía bắc thành phố là đền Kamo, nơi tổ chức lễ hội Aoi vào tháng 5.
Kyoto là trung tâm của trà đạo, nghệ thuật cắm hoa và cũng là nơi sinh ra các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch No, Kyogen, Kabuki,v.v… Kyoto có diện tích 610,2km2 với dân số 1.390.607 người (thống kê năm 1994)
(nguồn :http://toiyeunhatban.wordpress.com/2007/10/27/kyoto/)
Nổi tiếng nhất ở Kyoto vẫn là Chùa Vàng - Kinkakuji
Trước khi ghé chùa Vàng, chúng em ghé chùa Thanh Thủy - Kiyomizu-dera. Hôm đó trời nắng đẹp, tiếc là hoa đào quanh chùa vẫn chưa nở hết.
Trên đường vào chùa
Qua một dãy phố bán đồ lưu niệm là đến chùa
Trên đường vào chùa
Qua một dãy phố bán đồ lưu niệm là đến chùa
Chùa Otowasan Kiyomizu (tiếng Nhật: 音羽山清水寺, romaji: Otowasan Kiyomizudera) là một ngôi chùa thờ Quan Âm nghìn tay ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Cái tên Kiyomizu có nghĩa là thanh thủy (nước thiêng) và trở thành tên hay được gọi nhất của chùa. Chùa này là một hạng mục của Di sản văn hóa cổ đô Kyoto. Hiện nay, chùa Kiyomizu đang được đem ra bầu chọn (qua Internet và điện thoại) làm một trong Bảy kỳ quan thế giới mới.
Chùa được một nhà sư phái Pháp tướng tông là Enchin (phiên âm Hán-Việt: Diên Trấn, Duyên Trấn) chủ trì xây dựng vào năm 778 tức đầu thời kỳ Nara. Tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633.
Tòa kiến trúc chính của chùa (hondo) thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Trước đây, có những tín đồ đã nhảy từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ gặp trở nên có phúc. Theo thống kê, từ thời Edo tới khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và 85,4% trong số họ đã sống sót.
Các bác thi nhau bắn phá
Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Mọi người đang xếp hàng để được uống nước thiêng, riêng em cũng làm một bụng no
Chùa được một nhà sư phái Pháp tướng tông là Enchin (phiên âm Hán-Việt: Diên Trấn, Duyên Trấn) chủ trì xây dựng vào năm 778 tức đầu thời kỳ Nara. Tuy nhiên, chùa nhiều lần bị cháy, và những kiến trúc hiện nay của chùa được xây từ năm 1633.
Tòa kiến trúc chính của chùa (hondo) thu hút nhiều sự chú ý bởi nó được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không. Trước đây, có những tín đồ đã nhảy từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ gặp trở nên có phúc. Theo thống kê, từ thời Edo tới khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và 85,4% trong số họ đã sống sót.
Các bác thi nhau bắn phá
Ngay phía sau tòa kiến trúc chính là một thác nước có tên Otowa no taki chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng. Có niềm tin rằng uống nước ở cả ba dòng của thác này sẽ trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Mọi người đang xếp hàng để được uống nước thiêng, riêng em cũng làm một bụng no
Vào chùa vẫn là nghi thức tẩy trần, rửa tay rửa miệng
Cái này hình như chùa nào cũng có, ghi lên bảng gỗ những lời cầu nguyện và treo lên giá
Phải các lá xăm không nhỉ?
Ở chùa này em cũng xin 1 lá xăm nghiệm ra đúng ra phết, nhất là khoản "du lịch trên từng cây số"
Từ trên chùa nhìn xuống
Cái này hình như chùa nào cũng có, ghi lên bảng gỗ những lời cầu nguyện và treo lên giá
Phải các lá xăm không nhỉ?
Ở chùa này em cũng xin 1 lá xăm nghiệm ra đúng ra phết, nhất là khoản "du lịch trên từng cây số"
Từ trên chùa nhìn xuống
Đi một vòng xuống suối lấy nước thiêng và ngắm cảnh chùa từ xa nào
Không biết mái chùa làm bằng chất liệu gì nhỉ? Cứ như tranh
Bắt gặp một cụ ông đang say sưa vẽ
Chùa nhìn từ dưới lên
Phía kia là đường lên chỗ cầu duyên đấy nhé!!!
Không biết mái chùa làm bằng chất liệu gì nhỉ? Cứ như tranh
Bắt gặp một cụ ông đang say sưa vẽ
Chùa nhìn từ dưới lên
Phía kia là đường lên chỗ cầu duyên đấy nhé!!!
Vui nhất là màn hứng, uống nước thiêng
Nhà chị Mai Linh
Má chị Dế mèn
Con uống vừa thôi kẻo đau bụng đó nha
Má đi một cái thế là con vục lấy vục để
Má dặn sao mà Dế Mèn tươi thế
Ba má jayle cũng tham gia nè
Bác Vanquan đang sợ hết nước hay sao í ???
Hana và cỏ thơm cũng bon chen ghê
Nước ngọt như mía ấy nhỉ
Vươn xa lấy cho đủ nha
Rửa tay nè
Đến lượt em chả ai chụp cho, hận hận hận
Nhà chị Mai Linh
Má chị Dế mèn
Con uống vừa thôi kẻo đau bụng đó nha
Má đi một cái thế là con vục lấy vục để
Má dặn sao mà Dế Mèn tươi thế
Ba má jayle cũng tham gia nè
Bác Vanquan đang sợ hết nước hay sao í ???
Hana và cỏ thơm cũng bon chen ghê
Nước ngọt như mía ấy nhỉ
Vươn xa lấy cho đủ nha
Rửa tay nè
Đến lượt em chả ai chụp cho, hận hận hận
jennyho nói:Vui nhất là màn hứng, uống nước thiêng
Nhà chị Mai Linh
Má chị Dế mèn
Con uống vừa thôi kẻo đau bụng đó nha
Má đi một cái thế là con vục lấy vục để
Má dặn sao mà Dế Mèn tươi thế
Ba má jayle cũng tham gia nè
Bác Vanquan đang sợ hết nước hay sao í ???
Hana và cỏ thơm cũng bon chen ghê
Nước ngọt như mía ấy nhỉ
Vươn xa lấy cho đủ nha
Rửa tay nè
Đến lượt em chả ai chụp cho, hận hận hận
cười bể bụng với comment của em Jenny ,
mà em uống nước thiêng lúc nào ấy nhỉ, vì chị có hình của samurai chép cho nhưng check lại cũng ko thấy tấm nào chụp hình em uống nước