Một ngôi nhà rễ cây bám chằng chịt
Tân
Cổ
Phút vắng vẻ hiếm hoi
Sao ai mặc Kimono cũng đẹp thế nhỉ?
Quảng cáo D700 của chị tui tí
Trời chiều đã buông, đám Bắc Hàn đang thử tên lửa hay sao ấy nhỉ???
Tân
Cổ
Phút vắng vẻ hiếm hoi
Sao ai mặc Kimono cũng đẹp thế nhỉ?
Quảng cáo D700 của chị tui tí
Trời chiều đã buông, đám Bắc Hàn đang thử tên lửa hay sao ấy nhỉ???
jennyho nói:
Mình kết mấy tấm chụp phố phường của em Jenny quá đi.
@ Hana & Jenny : cám ơn đã động viên nhé
Tản mạn chút về hoa anh đào và lễ hội Hanami :
"Hanami là phong tục truyền thống của Nhật để ngắm hoa, đặc biệt là hoa anh đào khi mùa xuân về. Phong tục Hanami có từ hàng ngàn đời nay. Ngày xưa người ta làm lễ Hanami để ăn mừng vụ thu hoạch và xin phép thánh thần bắt đầu mùa gieo cấy. Người tham gia Hanami đặt các vật cúng tế dưới gốc cây, sau khi cúng lễ thì hưởng lộc và dùng rượu đã cúng"
Ngày nay, Hanami vẫn là sự trông chờ của người dân Nhật Bản. Ngoài dự báo thời tiết thì giới truyền thông cũng bám sát tin tức về tình hình hoa anh đào ở mỗi vùng, trong mỗi bản tin trên truyền hình hay các báo đều cập nhật sát sao các điểm ngắm hoa anh đào. Điều này cũng là dễ hiểu vì ở xứ Phù Tang, hoa anh đào được xem là quốc hoa, là hồn phách của dân tộc Nhật. Hoa anh đào có một điểm cơ bản khác biệt với các loài hoa khác ở chỗ cánh hoa rụng khi đang ở độ đẹp nhất. Những cánh hoa bay lả tả trong gió trông như tuyết, rơi xuống đất mà vẫn còn tươi thắm. Có lẽ vì vậy mà hoa anh đào còn là một hình ảnh tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Samurai - thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục. Hóa ra, hoa anh đào không chỉ là một loài hoa mong manh và quyến rũ mà còn tượng trưng cho cái đẹp khắc kỷ và lòng kiêu hãnh của người Nhật.
Hoa kỳ, Canada, đặc biệt là ở Hàn Quốc anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dẫu vậy, tình cảm của người dân xứ khác với loài hoa này không hề giống như người Nhật. Năm nào hoa cũng nở, năm nào người Nhật cũng say sưa ngắm hoa. Vẽ đẹp mỹ miều của hoa làm cho tất cả mọi người tạm bỏ đi tính tình khép kín của mình mà hoà mình với thiên nhiên để vui chơi, đùa giỡn dưới những cội đào đầy hoa. “Chỉ ở dưới tán hoa anh đào
mới thấy được người Nhật cuồng nhiệt như thế nào” .
Chúng tôi cố tình đến Nhật vào tháng tư để được chìm đắm trong sắc hồng của hoa anh đào và không khí nô nức nơi đây. Người Nhật thưởng hoa theo nhiều cách khác nhau. Người đi dạo cùng bè bạn, người đi vẽ tranh, có người bận rộn lưu lại những khoảnh khắc mùa xuân trong ống kính của mình, hay đơn giản chỉ ngồi ngắm dòng người nhộn nhịp. Đoàn chúng tôi trên đường đi dạo gặp một cụ già, khi biết chúng tôi từ Việt Nam sang cụ thốt lên "Viet Nam, phớ !" và cười. Chắc cụ muốn nói đến món phở ngon lành từng ăn ở Việt Nam trong một dịp nào đó.
Hòa mình cùng dòng người ngắm hoa, tôi thật sự rất trân trọng ý thức tôn trọng thiên nhiên của người Nhật. Dù các cành anh đào la đà ngang mặt đẹp đến mê ly, nhưng tịnh không có những hành vi như bẻ cành ngắt hoa. Rác sinh hoạt trong lễ hội cũng được mọi người đem về nhà mình bỏ để không gây ô nhiễm môi trường chung.
Ở sân bay Kansai tôi thấy những dòng chữ viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh cảm ơn sự giúp đỡ của Thế giới khi Nhật Bản xảy ra trận động đất, sóng thần vào tháng 3.2011 khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Dưới những lời cảm ơn đó là một con cá chép đỏ đang vươn mình lên và câu " Rising Japan, again" . Dọc theo bờ biển vùng đông bắc, nơi động đất và sóng thần ập đến người ta đã trồng hơn 17.000 cây anh đào. Hoa anh đào sẽ là tín hiệu hồi sinh và biểu tượng cho sự gượng dậy của người Nhật với một sức mạnh nội tâm phi thường.
"Hanami là phong tục truyền thống của Nhật để ngắm hoa, đặc biệt là hoa anh đào khi mùa xuân về. Phong tục Hanami có từ hàng ngàn đời nay. Ngày xưa người ta làm lễ Hanami để ăn mừng vụ thu hoạch và xin phép thánh thần bắt đầu mùa gieo cấy. Người tham gia Hanami đặt các vật cúng tế dưới gốc cây, sau khi cúng lễ thì hưởng lộc và dùng rượu đã cúng"
Ngày nay, Hanami vẫn là sự trông chờ của người dân Nhật Bản. Ngoài dự báo thời tiết thì giới truyền thông cũng bám sát tin tức về tình hình hoa anh đào ở mỗi vùng, trong mỗi bản tin trên truyền hình hay các báo đều cập nhật sát sao các điểm ngắm hoa anh đào. Điều này cũng là dễ hiểu vì ở xứ Phù Tang, hoa anh đào được xem là quốc hoa, là hồn phách của dân tộc Nhật. Hoa anh đào có một điểm cơ bản khác biệt với các loài hoa khác ở chỗ cánh hoa rụng khi đang ở độ đẹp nhất. Những cánh hoa bay lả tả trong gió trông như tuyết, rơi xuống đất mà vẫn còn tươi thắm. Có lẽ vì vậy mà hoa anh đào còn là một hình ảnh tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Samurai - thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục. Hóa ra, hoa anh đào không chỉ là một loài hoa mong manh và quyến rũ mà còn tượng trưng cho cái đẹp khắc kỷ và lòng kiêu hãnh của người Nhật.
Hoa kỳ, Canada, đặc biệt là ở Hàn Quốc anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dẫu vậy, tình cảm của người dân xứ khác với loài hoa này không hề giống như người Nhật. Năm nào hoa cũng nở, năm nào người Nhật cũng say sưa ngắm hoa. Vẽ đẹp mỹ miều của hoa làm cho tất cả mọi người tạm bỏ đi tính tình khép kín của mình mà hoà mình với thiên nhiên để vui chơi, đùa giỡn dưới những cội đào đầy hoa. “Chỉ ở dưới tán hoa anh đào
mới thấy được người Nhật cuồng nhiệt như thế nào” .
Chúng tôi cố tình đến Nhật vào tháng tư để được chìm đắm trong sắc hồng của hoa anh đào và không khí nô nức nơi đây. Người Nhật thưởng hoa theo nhiều cách khác nhau. Người đi dạo cùng bè bạn, người đi vẽ tranh, có người bận rộn lưu lại những khoảnh khắc mùa xuân trong ống kính của mình, hay đơn giản chỉ ngồi ngắm dòng người nhộn nhịp. Đoàn chúng tôi trên đường đi dạo gặp một cụ già, khi biết chúng tôi từ Việt Nam sang cụ thốt lên "Viet Nam, phớ !" và cười. Chắc cụ muốn nói đến món phở ngon lành từng ăn ở Việt Nam trong một dịp nào đó.
Hòa mình cùng dòng người ngắm hoa, tôi thật sự rất trân trọng ý thức tôn trọng thiên nhiên của người Nhật. Dù các cành anh đào la đà ngang mặt đẹp đến mê ly, nhưng tịnh không có những hành vi như bẻ cành ngắt hoa. Rác sinh hoạt trong lễ hội cũng được mọi người đem về nhà mình bỏ để không gây ô nhiễm môi trường chung.
Ở sân bay Kansai tôi thấy những dòng chữ viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh cảm ơn sự giúp đỡ của Thế giới khi Nhật Bản xảy ra trận động đất, sóng thần vào tháng 3.2011 khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Dưới những lời cảm ơn đó là một con cá chép đỏ đang vươn mình lên và câu " Rising Japan, again" . Dọc theo bờ biển vùng đông bắc, nơi động đất và sóng thần ập đến người ta đã trồng hơn 17.000 cây anh đào. Hoa anh đào sẽ là tín hiệu hồi sinh và biểu tượng cho sự gượng dậy của người Nhật với một sức mạnh nội tâm phi thường.
Xem lại hình thấy ghiền ghê ^^ chương trình thật tuyệt vời ! Chỉ còn một ít hình ảnh cũng góp với các bác!
Hoa anh đào !
Món lẩu nấu trên giấy rất độc đáo !
Non nước hữu tình!
Các bạn đồng hành sakurers ^^
uống rượu sakê dưới gốc hoa anh đào
Đôi này tình ghê lắm !!
Có một góc nhìn khác về osom Jenny
Và em ^^
Cảm ơn ban tổ chức Jeny và Hana nhé ^^!
Hoa anh đào !
Món lẩu nấu trên giấy rất độc đáo !
Non nước hữu tình!
Các bạn đồng hành sakurers ^^
uống rượu sakê dưới gốc hoa anh đào
Đôi này tình ghê lắm !!
Có một góc nhìn khác về osom Jenny
Và em ^^
Cảm ơn ban tổ chức Jeny và Hana nhé ^^!
Trên đường lên đền cầu duyên, ai cũng hớn hở ^^ ai chưa có cầu là có ai có rồi thì cầu có thêm!
[youtube]http://youtu.be/IbsB1Zb2EvA[/youtube]
[youtube]http://youtu.be/IbsB1Zb2EvA[/youtube]
Chia tay Osaka vào một buổi sáng trong lành, hoa và nắng khắp nơi nơi
3 chị em trước khách sạn
Cả đoàn
3 chị em trước khách sạn
Cả đoàn