Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
Thói quen tắm suối nước nóng ra đời như thế nào và tại sao được người Nhật ưa thích đến vậy ?
Thời xưa, Nhật Bản là một nước nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa và công việc nhà nông kết thúc với vụ gặt vào mùa thu. Lúa đã đưa về nhà thì người nông dân có thể nghỉ ngơi cho tới mùa xuân năm sau. Sau hơn 6 tháng lao động vất vả, một trong những cách để xua đi sự mệt nhọc là tìm đến các khu vực có suối nước nóng, mang theo đồ nấu ăn, và thư giãn trong làn nước ấm.
Sự phổ biến của thói quen tắm suối nước nóng (onsen) được mô tả trong tài liệu lịch sử địa phương Fudoki của Izumo, nay là tỉnh Shimane, viết rằng: Suối nước nóng Tama-tsukuri thu hút nhiều du khách vì ở đây “tắm một lần da dẻ mịn màng, tắm hai lần bệnh tật tiêu tan, hiệu quả rõ ràng từ thời ông cha”.
Tùy địa điểm của onsen mà trong nguồn nước có những khoáng chất khác nhau. Có những onsen rất nổi tiếng vì chữa được một số bệnh. Năm 1874, chính phủ Nhật bắt đầu tiến hành nghiên cứu hóa học đối với các suối nước nóng, và đến năm 1931, việc nghiên cứu trở nên có hệ thống. Sau Thế chiến 2, các bệnh viên suối nước nóng của nhà nước được thành lập và đi bất cứ nơi đâu trên toàn quốc cũng có thể được chữa bệnh bằng phương pháp này. Hiện tại, tắm onsen được sử dụng để chữa các bệnh như thấp khớp kinh niên, đau dây thần kinh, các bệnh về gan, túi mật, cao huyết áp, liệt nửa người, v,v… Ngoài ra cũng dùng để chữa trị các vết thương ngoài da và phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật.

Ở Nhật Bản có đến hơn 20.000 suối nước nóng thiên nhiên. Tuy nhiên theo luật về suối nước nóng ban hành năm 1948, chỉ những nơi nào đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về nhiệt độ và thành phần khoáng chất mới được coi là onsen. Chiểu theo luật này, tính đến năm 1990, toàn Nhật Bản có 2.300 onsen. Kể từ năm 1954, Bộ Y tế Phúc lợi đã công nhận 64 suối nước nóng có khả năng chữa bệnh. Có thể kể tên một số onsen nổi tiếng nhất là Kusatsu ở tỉnh Gunma, các onsen ở khu vực quần đảo Izu ở tỉnh Shizuoka, Hakone ở tỉnh Kanagawa, Beppu ở tỉnh Oita. Nhiệt độ nước tại các onsen thường từ 40 đến 60 độ C, có nơi thậm chí nóng tới hơn 90 độ C, đủ để luộc trứng.
Suối nước nóng Dogo ở xứ Iyo (nay là tỉnh Ehime) được coi là suối nước nóng lâu đời nhất ở Nhật Bản. Tương truyền rằng, đây là nơi một số vị hoàng đế trong truyền thuyết và những hoàng đế trong thời kỳ đầu lịch sử thường đến tắm. Các nhà sư đã xây dựng onsen này thành nơi chữa bệnh, và tắm suối nước nóng còn là một phần trong lễ tẩy trần của Phật giáo.

Ở Nhật Bản, cách tắm suối nước nóng cũng là một yếu tố quan trọng nên có rất nhiều kiểu bồn và bể, tùy theo khu vực. Bồn hinoki làm bằng gỗ cây bách, bồn iwaburo làm bằng đá tảng và đá cuội, bồn awaburo sục nước từ đáy bồn. Bồn tắm ngoài trời rotenburo có lẽ là loại hấp dẫn nhất. Người tắm ngâm mình vào nước nóng trong khi gió lạnh mơn man trên mặt. Xung quanh là thiên nhiên hữu tình và không có âm thanh nào khác ngoài tiếng nước chảy cùng tiếng gió vi vu, tạo cảm giác hòa mình với trời đất và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống sôi động hàng ngày. Càng thú hơn nếu đi tắm onsen vào mùa đông để cảm nhận sự khoan khoái khi trầm mình trong nước nóng giữa không gian đầy tuyết trắng.

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa

(Ảnh sưu tầm trên mạng)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
Chỗ tắm Onsen được chia làm 2 khu, nam nữ tắm riêng. Cửa ra vào 2 khu này kế bên nhau, giống y hệt nhau, chỉ khác nhau ở màu cái rèm buông xuống che kín phía trước. Khách lớ ngớ không nhìn kĩ hay hỏi han gì mà cử lủi đại vô thì sao đây ?

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


Sau cửa ra vào là phòng đệm, dép bỏ lên kệ rồi đi tiếp vào phòng trong tiếp tục cởi bỏ hết quần áo cho vào rổ.
[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


Có một quy định thế này khi tắm Onsen: không được mặc gì cả ! Người Nhật đã quá quen với việc tắm onsen rồi nên họ thản nhiên như không trong khi chị em nhà mình dáo dác ngó trước ngó sau e e thẹn thẹn ;)

Bước kế tiếp là tắm gội cho thật sạch sẽ trước khi xuống hồ. Trong phòng tắm để sẵn dầu gội, dầu xả, kem tấy tế bào chết, sữa rửa mặt, bàn chải chà tay chân, chà lưng.....tóm lại là đủ tất cả các thứ cần thiết. Xong màn tấy rửa này mới là onsen. Có thể tắm trong nhà hoặc ngoài trời tùy ý. Từ từ nhúng mình vào làn nước nóng bốc hơi nghi ngút, nước dâng dần dần đến cổ, hơi nước xông lên mặt, gân cốt như đang giãn ra, làn da trở nên mềm mại hơn, đồng thời sự thoải mái và thư giãn cũng dần xâm chiếm tâm hồn. Một cảm giác thật tuyệt vời !!!
 
Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
Sau khi tắm xong, khoác bộ Yukata vào xuống phòng ăn và thức ăn đã được chuẩn bị sẵn. Những món ăn truyền thống bày biện đẹp mắt, kích thích cơn đói cồn cào của chúng tôi.

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


1,2,3 dzô !!!

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


Trước khi đánh chén không quên chụp hình lưu niệm.

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa
 
Hạng B2
12/12/11
123
7
18
45
Tphcm
Vừa tắm xong bụng đói cồn cào lại lần đầu tiên ăn món Nhật tại Nhật nên rất hào hứng
mọi người ai cũng xin thêm mù tạt xanh (Wasabi) của k/s để ăn món sushi và uống rượu Sa Kê
LỊCH SỬ MÓN SUSHI
[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa

KHỞI NGUỒN CỦA SUSHI
Nguồn gốc sushi bắt đầu từ Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên.Với mục đích bổ sung những chất Protein quý giá đồng thời là cách bảo quản cá không bị hỏng, người ta cho cá đã được tẩm muối vào trong cơm làm cho lên men. Cá được làm sạch nội tạng để vào trong cơm, nhờ quá trình lên men tự nhiên của cơm, thịt cá sẽ không bị thối và bảo quản được lâu hơn. Đây được gọi là Narezushi (nghĩa là sushi được lên men tự nhiên mà không dùng dấm), sau khoảng từ vài chục ngày đến vài tháng thì lấy cá từ trong cơm ra, chỉ có điều là khi ấy người ta chỉ ăn thịt cá còn cơm thì vứt bỏ.
KINARI ZUSHI – Sushi thời kỳ đầu
Thời gian sau đó, sushi được truyền tới Trung Quốc, đến khoảng thế kỷ 8 thì du nhập vào Nhật Bản. Đó là thời kỳ “Bình An”. Người Nhật vốn là dân tộc khoái ăn cơm, vì vậy họ đã chén cả cơm lẫn cá (đã lên men). Khi ấy sushi được gọi là KINARI ZUSHI (nghĩa là sushi chưa được lên men hoàn toàn). Thời kỳ này ở Nhật gọi là thời đại “Thất Đinh” – Muro Machi. Thịt cá trong tình trạng nửa tươi nửa đã lên men, còn cơm thì vẫn còn có thể ăn được (chưa bị thối quá!), và người Nhật xơi luôn cùng một thể chứ không vứt bỏ cơm cho lãng phí. Sushi đã chuyển đổi từ “đồ ăn dự trữ” thành món ăn của người Nhật.
HAYA ZUSHI – Sushi cải tiến
Cơm lúc đầu chỉ để giúp lên men với mục đích bảo quản thức ăn, nhưng đến thời đại EDO đã trở thành món cơm đặc trưng của Nhật Bản, lúc này được gọi là HAYA ZUSHI (Tạm hiểu là là món sushi ăn nhanh – không lên men). Người ta không cho cơm lên men tự nhiên nữa mà trộn với dấm, còn thức ăn thì không chỉ có cá mà dùng cả các loại sản vật đặc trưng của từng vùng như rau và đồ khô để làm sushi.
SỰ RA ĐỜI CỦA SUSHI NẮN BẰNG TAY (NIGIRI SUSHI) – Sushi trở thành ngành ăn uống công nghiệp
Vào đầu thế kỷ 19, thời kỳ Tokyo còn gọi là EDO ngành ăn uống phát triển, trong thành phố EDO có rất nhiều các dãy quán ăn mà chủ yếu là các sạp bán hàng nhỏ. Trong số các quán đó, NIGIRI SUSHI xuất hiện bày bán rộng rãi. Lúc ấy, Sushi gọi là EDOMAE SUSHI (Sushi của vùng Edo) xuất phát từ việc sushi được làm từ các loại hải sản, rong biển đánh bắt được ở vùng biển Edo (nay là vịnh Tokyo). Dần dần vị ngon và sự giản tiện của Sushi đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Edo. Sau đó, trận động đất khủng khiếp năm 1923 đã gây thiệt hại nặng nề cho Tokyo, những người thợ làm sushi đã trở về quê và món Sushi đã lan rộng ra khắp nước Nhật.
VÀ SUSHI NGÀY NAY
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, ở Mỹ, Sushi được làm từ cá và cơm được coi như món ăn bồi bổ sức khỏe và đã trở thành một làn sóng phát triển mạnh mẽ (Sushi boom) với sự hình thành rất nhiều quán Sushi (Sushi Bar). Sau đó, với sự ra đời của máy làm sushi tự động với kỹ thuật như những thợ sushi lành nghề, Sushi được phổ biến rộng rãi. Làn sóng sushi không chỉ còn ở Mỹ mà đã lan rộng ra khắp thế giới…
Nguồn: sưu tầm và dịch từ nguyên bản tiếng Nhật






[/quote]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/12/11
123
7
18
45
Tphcm
Bên tay phải cầu tàu là khu tắm Onsen lộ thiên của ks :
Gần hơn chút nữa, khu tắm nằm trên mũi đá nhô ra biển :

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


Ây da, lense của tôi 70 nên chỉ kéo được chừng này, nhiếp ảnh gia Jenny lense tới 200 kéo được nhiều cảnh lộ thiên vui lắm kia
[/quote]
e có tấm đó nhưng không biết có được phép cho các bác xem không?
chỉ sợ xem xong mấy bác nam đoàn nhà mình tủi thân ( có e trong đó)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
carcong nói:
Ây da, lense của tôi 70 nên chỉ kéo được chừng này, nhiếp ảnh gia Jenny lense tới 200 kéo được nhiều cảnh lộ thiên vui lắm kia
e có tấm đó nhưng không biết có được phép cho các bác xem không?
chỉ sợ xem xong mấy bác nam đoàn nhà mình tủi thân ( có e trong đó)
[/quote]

Chị xin em, nói chơi thôi đừng làm thiệt nha. Thớt này đang kể chuyện hoa anh đào tao nhã :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
Sáng sớm hôm sau chúng tôi tranh thủ tận hưởng thêm một tua onsen nữa rồi mới lên đường về Osaka.
Chia tay thị trấn nhỏ bé êm đềm với bao luyến tiếc.

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa



[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa



[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa
 
Hạng B2
16/1/11
331
1
16
53
Đường về Osaka như ngắn lại khi xe chúng tôi bon bon qua những vùng phong cảnh đẹp tuyệt vời.
( Chụp qua kính xe bus nên vài tấm hơi bị lóa, các bác thông củm )

[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa


Hàng hóa bày ra ngoài đường, chẳng thấy người bán đâu. Ai muốn mua gì tự giác đem vào trong quầy thanh toán.
[Nhật Bản] Mùa xuân trên đảo Đào Hoa
 
Last edited by a moderator: