Trong nhà mà chẹt nhau dữ dằn nhỉ.Chào các bạn,ba mẹ mình vừa đột ngột mất.Sau đó bác dâu gọi điện cho mình biết là ba mình có miếng đất ruộng được chia từ ông bà nội mình và bác nói miếng đất của ba mình liền sát với đất của bác mình (bác mình nói đất ba mình bi kẹp không có đường ra vào) giờ muốn có đừờng vào ra thì phải đi qua đất của bác mình.Bác mình bắt mình mua đất của bác mình với giá gấp 4 và bắt mình phải mua hết chứ không thì không cho mình ra vô.Ba mẹ mình ra đi đột ngột và mình cũng không gặp được lần cuối nên không có thông tin gì nhiều về chuyện miếng đất đó.Các bạn,các anh chị có ai từng gặp những trường hợp này có thể tư vấn giúp mình với.Cảm ơn các bạn,các anh chị đã đọc bài.
Lộn người rồi bácanh vẫn mô tả chưa kĩ cho mọi ng biết
muốn dc tư vấn thì kể rõ ra bác ơi. tốt nhất là vẽ hay chụp miêng đất lên đây cho mọi ng nghía
nếu miếng đất ruộng kia vẫn có đường đi mặc dù đường xấu thì vẫn ko đòi dc đường đi của bác kia đâu
Chắc giờ đang phân chia miếng đất tổ tiên để lại mà ba mẹ anh mất nên anh bị chia miếng ở trong có đường hậu xấu và ko có giá . giờ anh muốn ng ta mở đường lớn để miếng đất anh có giá đúng ko ? trừ khi đất nhà anh ko có đường ra vô thì mới mở đường dc. còn nếu có dù đường đất thì chịu thôi
tôi đoán là anh muốn tăng giá đất chứ ko phải ko có đường đi gì cả
vì bà bác kia thấy nếu bán cho anh thì anh dc lợi nhiều nên mới hét giá như thế )
Lúc đó em còn nhỏ và không để ý chuyện đất cát nên cũng không hỏi sâu, đại ý thì thế này:Cám ơn anh đã chia sẻ trải nghiệm cụ thể. Anh có thể nói rõ thêm trường hợp nhà anh để mình tham khảo được không.
Do nhà mình cũng có cái nhà mượn đường đi của nhà kế bên (cũng tên mình). Coi luật sơ sơ thì thấy chung quy vẫn là thương lượng.
1. Ông bác họ của em vào Củ Chi làm việc, nên có cùng ba em mua 1 mảnh đất ở Củ Chi. Bác không có tiền nên rủ ba mua chung.
2. Mảnh đất này thuộc 1 thửa đất lớn, nằm bên trong cùng, có 1 lối đi ra ngoài đường lớn ngang qua phần đất còn lại.
3. Lúc mua thì mua giấy tay, không làm sổ, cho nên cũng không hỏi rõ cái phần đường đi chung đó như thế nào.
4. Mấy năm sau, lúc nhà đó bắt đầu chia đất nhỏ ra thì họ mới nói là cái phần đất của ông bác mình mua là không có đường đi, nếu muốn có đường thì phải mua thêm phần đất để làm đường. Họ cũng rào cái đường đi cũ lại, khiến cho phía nhà em không đi vào đất được.
5. Họ đòi cái giá gấp 3 lần so với giá thị trường, mà tại cái mảnh đất mua là nằm trong cùng nên cái đường rất dài, tính ra là phải trả rất nhiều tiền.
Sau khi nói chuyện và thương lượng không được, dù đã cho họ thấy Luật có quy định như vậy, nhưng họ vẫn không chịu. Thế là phải kiện ra Tòa đòi họ mở hàng rào, trả lại hiện trạng ban đầu là có con đường. Bên chính quyền kêu lên hòa giải và cho tự thương lượng, tất nhiên là không được, nên sau một thời gian thì ra Tòa để Tòa xử. Cũng xử tới xử lui mấy lần thì Tòa cưỡng chế, bắt buộc nhà bên đó phải mở đường, bán phần đất làm đường cho phía nhà em. Cũng may là có ông bác sống ở đó nên đi ra Tòa thì bác đi, chứ không thì cũng cực.
Em cũng không nhớ rõ chi tiết giá mua thế nào nhưng nghe mọi người kể vậy, đại ý là tại Tòa, nhà em đồng ý cách xử của Tòa và thể hiện thành ý bằng cách trả cho họ bằng giá thị trường lúc đó. Giá này so với giá mua ngày xưa thì mắc hơn nhiều.
Nói chung là chủ yếu do người dân không biết luật, cứ tưởng muốn ép giá sao thì ép, chứ cái vụ tranh chấp mở lối đi kiểu này, thì mở là phải mở rồi, cái chính là mở ra bao nhiêu mét, và bồi thường thế nào thôi. Nhà em thì được cái là con đường cũ cũng rộng 3-4m gì đó, nên khi xử, Tòa cũng căn cứ vào con đường cũ đó mà buộc phía nhà bên kia mở ra con đường 3-4m, chứ nhiều nhà chỉ đồng ý mở ra con đường rộng 1m à. Nó giống vụ án này
Mà quy định này tính ra cũng hợp tình hợp lý. Hợp lý là vì về bản chất, đất là của nhà nước, người dân chỉ sử dụng, không có quyền sở hữu, cho nên nhà nước có quyền bắt buộc người dân mở đường cho lô đất không có đường đi, người dân không có quyền bất hợp tác. Hợp tình là vì rõ ràng phải mở đường thì chủ của cái đất không có đường đi mới đi vào đất của người ta được, chứ không thì chẳng khác nào anh chiếm đất của người ta à?2. Bản án 80/2018/DS-PT ngày 22/05/2018 về yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
+ Trích dẫn nội dung: “Nay gia đình bà B không có lối đi ra đường công cộng (đường liên thôn), bởi vì lô đất của gia đình bà B thuộc tầng 2 (không sát đưòng) nên bị các lô đất của các hộ liền kề bao bọc. Vì vậy, bà B khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Phan Thị B, anh Dương Xuân N và ông Chu Sỹ D, bà Chu Thị M (là người chủ quyền sử dụng đất bao bọc lô đất bà B) phải mở cho bà B một lối đi từ lô đất của bà B đến đường công cộng (đường liên thôn) theo đúng hiện trạng của con đường cũ mà gia đình bà B đã sử dụng đi lại từ trước tới nay, con đường có chiều rộng 03 mét và chiều dài theo thẩm định thực tế là 54,1 mét.”
+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nông Thị B. Buộc ông Chu Sỹ D, bà Chu Thị M và bà Phan Thị B, anh Dương Xuân N phải dành cho bà Nông Thị B một lối đi từ lô đất của bà Nông Thị B cho đến đường công cộng (đường liên thôn).
Chỉnh sửa cuối:
Nếu chỉ thể hiện trên di chúc và chưa tách sổ thì thi gan xem ai lì hơn thôi.
còn tách sổ rồi thì bắt buộc phải có đường dẫn vào.
bà ấy không bán được cho mình thì cũng ko bán được cho ai cả.
còn tách sổ rồi thì bắt buộc phải có đường dẫn vào.
bà ấy không bán được cho mình thì cũng ko bán được cho ai cả.