Bác đang xài lốp gì? có ồn k vậy?phibienhoa nói:Vậy giờ nàm thao cho êm mà ít mònDGM nói:K rõ lắm, nhưng cả 3 xe em dùng thì đều thấy dòng MIT mềm hơn BS. BS ồn hơn nhưng ít mòn.
Vỏ Dunlop em không rành lắm. Hồi còn nhỏ em có đọc một cuốn chuyện nói về cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa 02 hãng Mitchelin và Dunlop. Hãng Dunlop cũng là cây đại thụ trong ngành công nghiệp vỏ xe tại Châu âu.thanhnhan_auto nói:Bác đã thay đc vỏ chưa ah! bên hồng cường em đang là nhà phân phối vỏ xe Dunlop, Inova G của bác đang chạy 205/65 R15 phải ko ah? bên em đang có vỏ này xuất xứ Indo gai EC 201 và giá là 1,650tr/ 1cái đấy bác
Kiểu gai của nó đây ah
Bác tham khảo thử rồi liên hệ em nhé! cảm ơn bác nhiều
Bác HồngCường cho em hỏi thêm là đặc tính của vỏ Dunlop như thế nào, nó thuộc trường phái là đi êm đi bám đường như Mitchelin hay thuộc trường phái ít ăn đinh như Bridgestone, Goodyear, chế độ bảo hành như thế nào, vỏ xe đã được nhiệt đới hóa để phù hợp với điều kiện của Việt Nam hay không...Gía cả có vẻ hấp dẫn đấy.
Là ngươi sử dụng ai cũng muốn biết kỹ lưởng về sản phẩm để có lựa chọn đúng với điều kiện của mình.
Em xin phép trình bày một vài suy nghĩ của em để từ đó em đưa ra những tư vấn về lựa chọn vỏ xe phù hợp.
1.Đặc điểm về hệ thống đường bộ của Việt Nam
Hệ thống đường bộ của Việt Nam thực sự chưa tốt đường đầy những ổ gà ổ chó, đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vỏ xe bị chém. Khi bị chém, nếu bị chém nhẹ sẽ gây nứt vỏ, nếu bị nặng, gây nổ vỏ.
Tốc độ lưu thông trên đường thấp, do đường hẹp, phương tiện lưu động nhiều, cụ thể em từ Saigon về quê ở Quảng Ngãi, 800 km mà em chạy mất 18 tiếng đồng hồ, em chạy liên tục, không nghỉ quá 60 phút, chỉ dừng để đổ xăng, ăn uống, nghỉ ngơi tí đỉnh thui. Em không bao giờ chạy vượt tốc độ cả, vì không muốn bị mất tiền. Như vậy tốc độ trung bình chỉ được 45 km/giờ ( 45 cây chuối mà thui).
Có nhiều cô hồn sống ngoài đường, làm nghể rải đinh và vá vỏ xe để mưu sinh lập nghiệp.
Hệ thống đường bộ Việt Nam luôn gần các khu dân cư thị tứ, mặc dù có mở đường tránh, nhưng được vài năm đường tránh thành đường không tránh. Do luôn gần khu dân cư nên vật dụng sinh hoạt, rác thải kim loại luôn có nhiều trên mặt đường, gây tác hại đến vỏ xe.
Việt Nam là xứ nhiệt đới nên nhiệt độ ngoài trời luôn cao, gây tác động nóng lớn đối với vỏ xe. Các bác ra ngoài đường để ý, bây giờ các xe container đã có hệ thống tưới nước cho vỏ xe khi chạy để giảm nhiệt cho vỏ xe.
Từ các yếu tố trên em đưa ra các tiêu chí để chọn vỏ xe phù hợp như sau:
*Vỏ xe có khả năng chịu đựng được va chạm với ổ gà ổ chó, ít ăn định, chịu được nhiệt độ cao.
*Vỏ xe không cần thiết phải chạy ở tốc độ cao, do đặc điểm đường ở VN không chạy tốc độ cao được.
*Vỏ xe lâu mòn, đây là đặc điểm kinh tế của vỏ xe, vì dân VN mình đa phần còn nghèo. Mặc khác vỏ lâu mòn, sẽ tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
2.Tìm hiểu các loại vỏ xe trên thị trường Việt Nam.
Em phân loại các loại vỏ xe theo nhãn hiệu và giá cả.
Theo xuất xứ mà em biết các loại vỏ xe tại thị trường Việt Nam bao gồm:
2.1.Nhóm vỏ xe Nhật bản: Bao gồm Bridgestone, Yokohama. Đặc điểm của các nhãn hiệu này là ít ăn đinh, lâu mòn, cao su cứng. Bù lại nhược điểm của nó là đi hơi ồn và tưng. Gía thị trường của các nhãn hiệu này tầm 2,5 trđ-3 trđ. (215/60R16)
Vỏ được sản xuất ở Indonesia hoặc Thailand.
2.2.Nhóm vỏ xe đến từ Mỹ:
Đại diện chính cho nhóm này có Goodyear. Goodyear biến đầu thâm nhập thị trường Việt Nam khi hãng Ford thâm nhập thị trường Việt Nam. Sau một thời gian tiếp cận , hiện nay Goodyear đã có chổ đứng tại Thị trường Việt Nam. Gía bán Goodyear 215/60R16 là 02 trđ/vỏ.
Ưu điểm vỏ Goodyear là ít ăn đinh do cao su cứng, giá cả khá mềm so với vỏ Nhật Bản. Nhược điểm là đi hơi ồn và tưng.
2.3.Nhóm vỏ đến từ Châu Âu.
Đại diện chính cho nhóm vỏ này là vỏ Mitchelin, Pháp. Mitchelin lại đại gia về vỏ xe trên thế giới. Hãng này là vua về phân khúc vỏ kỹ thuật cao như vỏ sử dụng cho xe đua f1, vỏ máy bay.
Đặc điểm của vỏ Mitchelin là đi êm, bám đường do cao su mềm. Nhưng nhược điểm của nhãn hiệu này là dễ ăn đinh. Gía cả của nhãn hiệu này tầm 04 trđ/vỏ cho loại vỏ 215/60R16.
Nhóm này còn có nhãn hiệu Dunlop. Dunlop cũng là đại gia về vỏ tại châu Âu nhưng thương hiệu này chưa phổ biến tại VN. Em cũng chưa rành về loại này.
2.4.Nhóm đến từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Đại diện nhóm này có Hankook (Hàn Quốc). Em chưa tìm hiểu kỹ về nhãn hiệu này, nhưng em thấy hãng Hyundai đã sử dụng loại vỏ này để sài cho con Santa Fe, Sonata. Vì các dòng xe này là các dòng xe chiến lược của Hyundai, nên em nghĩ nó cũng được lắm đó.
3.Lựa chọn loại vỏ phù hợp với đường xá Việt Nam
Như vậy, theo nhận định của em, về vỏ xe, em tóm lại có 02 loại vỏ:
* Loại vỏ cao su cứng: Loại vỏ này ưu điểm là ít ăn đinh, lâu mòn, chịu được ổ gà ổ chó. Nhược điểm là đi hơi bị tưng, ồn. Các nhãn hiệu vỏ thuộc nhóm này có Bridgeston, Yokohama, Goodyear...
* Loại vỏ cao su mềm: Loại vỏ này có ưu điểm là đi êm, khả năng bám đường tốt, thích hợp chạy tốc độ cao, không ồn như nhóm vỏ cao su cứng. Mitchelin thuộc nhóm vỏ này. Nhược điểm của nhóm vỏ này là dễ ăn đinh. Khả năng chịu đựng ổ gà ổ chó không tốt như nhóm vỏ cao su cứng.
Như vậy ưu điểm của vỏ cao su cứng là nhược điểm của vỏ cao su mềm và ngược lại.
Qua các trình bày về đặc điểm đường xá của VN, phần sau là đặc điểm vỏ xe tại . Căn cứ vào các tiêu chí để chọn vỏ như trên thì em nhận thấy nhóm vỏ cao su cứng là phù hợp nhất đối với đường Việt Nam, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam do giá cả ở mức thấp hơn nhóm cao su mềm theo như các tiêu chí em đã trình bày trên đây.
Nhóm vỏ cao su mềm chỉ phù hợp với hệ thống đường xá các nước tiên tiến không có ổ gà ổ chó, không có đinh tặc, xe được chạy tốc độ cao, nên đòi hỏi độ bám đường lớn. Nếu áp dụng ở Việt Nam nó chỉ thỏa mãn tiêu chí là ít ồn, bám đường hơn khi chạy tốc độ ca thui. Tiêu chí ít ồn là điểm mạnh duy nhất của nhóm vỏ này ở VN. Còn lại các tiêu chí khác như : ăn đinh, chịu đựng ổ gà ổ chó, lâu mòn thì nó không đáp ứng được.
Trong khi nhóm vỏ cao su cứng lại đáp ứng được các tiêu chí như lâu mòn, ít ăn đinh, chịu đựng ổ gò ổ chó là ưu điểm trong khi nhược điểm duy nhất là hơi ồn. Hơi ồn, nhưng mà không nằm đường do ăn đinh, nổ vỏ, vỏ lâu mòn, ít tốn tiền hơn nên chấp nhận nó là ok. Ông bà ta từng nói: Nhân vô thập toàn là ở đây.
Như vậy nếu chọn chọn nhóm vỏ cao su cứng thì ưu điểm sẽ nhiều hơn khuyết điểm như các trình bày của em.
4.Cách sử dụng vỏ xe để an tòan và hiệu quả.
4.1. Tai nạn do vỏ xe gây ra.
Theo suy nghĩ của em, bộ phận quan trọng nhất trong chiếc xe khi nó vận hành là vỏ xe. Khi các bác đi mua xe, cái quan trọng nhất lúc này là tình trạng máy móc, khung gầm, nội thất, giá cả... Nhưng khi bác đã leo lên xe và chạy rùi thì cái vỏ xe là quan trọng nhất trong xe vì nó có thể liên quan đến tính mạng của người ngồi trong xe vì các lý do sau:
1.Vỏ xe có thể nổ khi xe chạy tốc độ cao do cao su bị lảo hóa, do ăn ổ gà gây nên tình trạng mất lái và đâm vào xe ngược chiều dẫn đến tại nạn.
Tai nạn kinh hoàng về nổ vỏ xe cách đây 03 năm của các bác ở tỉnh Khánh Hòa trên chiếc Lanos đã làm 05 người chết. Bác chủ xe mới mua xe, hôm đó đi rửa xe, sau 01 chầu nhầu rửa xe, 05 bác leo lên xe để về nhà, bác chủ chạy tốc độ cao, xe nổ vỏ, mất lái đâm vào xe tải chạy ngược chiều và các ấy không bao giờ về đến nhà nữa. Nguyên nhân chính của tai nạn này là nổ vỏ trước do vỏ đã mòn, bị nổ khi nóng vỏ.
Hay vụ gần đây nhất là chiếc Captiva mất lái trên đường Trường Sơn, đâm vào xe tải ngược chiều cũng do nguyên nhân vỏ trước bị nổ...Còn nhiều vụ tai nạn do nổ vỏ.
Có một dạo trên đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương lúc mới khánh thành xe cũng nổ vỏ liên tục, mà chủ yếu là xe tải và xe khách. Ngẫm nghĩ lại các nguyên nhân nổ vỏ trên đường này do nguyên nhân chính là các xe tải chạy vỏ đắp, xưa nay chạy tốc độ thấp thì không sao nhưng lên đường cao tốc chạy tốc độ cao thì vỏ mau nóng, cộng thêm với lớp nhựa đường loại mới có ma sát lớn nên vỏ xe mau nóng hơn dẫn đến gây nổ vỏ liên tục. Trong khoảng thời gian gần đây, hiện tượng nổ vỏ trên đường này không còn thấy nữa.
2.Gai lốp không còn tốt khi đi đường giữa lúc trời mưa có thể dẫn đến hiện tượng mất lái.
Khi xe chạy dưới trời mưa, ở giữa vỏ xe và mặt đường có hình thành một lớp nước, nếu gai lốp đã mòn gần hết thì lớp nước này sẽ dày hơn, khả năng bám đường của vỏ không tốt do vậy xe dễ bị trượt. Gai lốp còn càng nhiều thì lớp nước này sẽ càng ít.
Tại sao vậy? Vì gai lốp là các rãnh, nếu gai lốp còn mới thì các rãng này càng sâu, khi xe chạy nước xe vào trong khe này nên lớp nước trên bề mặt vỏ sẽ mỏng hơn, xe chạy an toàn hơn. Còn khi gai lốp đã cũ, các khe này sẽ cạn đi, nước vào trong khe sẽ ít đi, như vậy lượng nước bám trên bề mặt vỏ nhiều hơn, tạo nên lớp nước giữa vỏ xe và mặt đường sẽ dày hơn, khả năng bám đường của vỏ sẽ giảm đi.
4.2.Cách sử dụng vỏ xe
* Bơm vỏ đúng quy định.
Các bác để ý, phía sau ghế lái, bên trong của khung xe, các bác sẽ thấy có miếng decal dán quy định lượng khí bơm vào vỏ cho bánh trước và bánh sau. Đơn vị tính lượng hơi bơm vào là PSI hay KgF ...
Xe em, vỏ trước em bơm đúng chuẩn là 2.2Kgf, vỏ sau bơm đúng chuẩn là 2.4Kgf. Đo lúc vỏ nguội (cold tire)
Các tiệm vá và bơm vỏ không bao giờ bơm đúng chuẩn cả, vì mỗi loại xe có quy định khác nhau, mỗi ngày họ bơm hàng trăm xe thì họ không bao giờ bơm đúng chuẩn cả. Hồn ai nấy giữ. Cách tốt nhất là các bác ra chợ Yersin mua cái đồng hồ cơ hàng Taiwan giá 80 ngàn về để đem theo xe. Mỗi lần đi bơm vỏ, tiệm nó bơm xong, các bác về nhà, chờ cho vỏ nguội rùi đo lại.
Đảm bảo với các bác là lúc nào tiệm nó cũng bơm thừa cho mà xem!
Tại sao phải bơm vỏ đúng chuẩn?
Việc bơm vỏ đúng chuẩn giúp kéo dài được thời gian sử dụng vỏ xe. Nếu bơm quá căng thì vỏ sẽ mòn ở phần giữa nhiều hơn phần bên ngoài, phần rìa. Nếu bơm mềm, vỏ sẽ mòn ở phần giữa nhiều hơn phần rìa. Việc bơm đúng chuẩn sẽ giúp vỏ mòn đều từ phần giữa đến phần rìa.
Ngoài ra nếu bơm quá cứng, khi chạy xe sẽ bị tưng, ảnh hưởng đến hệ thống giảm sóc, rotyne lái..
* Đảo vỏ sau mỗi lần chạy 10 ngàn km.
Việc đảo vỏ sẽ giúp vỏ xe mòn đều hơn, kéo dài thời gian sử dụng vỏ và tăng khả năng bám đường cho vỏ xe. Theo em chỉ cần đổi một cách đơn giản thế này: Vỏ sau bên phải đổi sang vị trí vỏ trước bên trái, vỏ sau bên trái đổi sang vị trí vỏ trước bên phải.
Một công dụng khác của việc đảo vỏ là trong khi tháo vỏ ra để đảo, các bác có cơ hội quan sát mặt trong của vỏ xe có bị nứt hay không. Nếu không đảo vỏ các bác khó làm được việc này. Nó giúp mình giảm được nguy cơ nổ vỏ do vỏ bị nứt.
Vỏ dự phòng không tham gia vào việc đổi vị trí vỏ. Nếu các bác chỉ định 1 trong 5 chiếc vỏ theo xe là vỏ dự phòng thì suốt đời vỏ dự phòng chỉ làm nhiệm vụ là vỏ dự phòng để không ảnh hưởng đến việc đếm đủ 10 ngàn km để đảo vị trí vỏ.
Khi đi đường nếu 1 trong 4 vỏ gắn theo xe bị ăn đinh thì các bác sẻ sử dụng vỏ dự phòng để chạy tạm để tìm nơi gần nhất để vá vỏ. Sau khi vá xong, gắn lại ngay vỏ đã vá vào xe và trả vỏ dự phòng vào vị trí dự phòng của nó.
Ca sĩ hát chính thì luôn là ca sỉ hát chính, còn ca sỉ hát bè thỉ chỉ hát bè. Khi nào ca sỉ hát chính đến trể thì ca sỉ hát bè chữa cháy tạm thời cho ca sỉ hát chính. Khi ca sĩ chính đến rùi thì ca sĩ hát bè phải trở lại vị trí hát bè không được hát chính.
Việc đảo vỏ xe rất quan trọng. Nếu đảo đúng cách thay vì chỉ sử dụng được khoảng 40 ngàn km, ta có thể sử dụng được 48-50 ngàn km mới thay vỏ.
*Thời hạn sử dụng vỏ:
Ngày sản xuất vỏ: Trên thành vỏ luôn ghi ngày xuất xưởng của vỏ theo hình thức 04 chữ số, ví dụ: 0711, có nghĩa là vỏ được sản xuất vào tuần thứ 7 của năm 2011, tháng 2 năm 2011. Khi đi mua vỏ các bác nên để ý các số này để không mua phải vỏ quá cũ, hàng tồn kho quá lâu. Tốt nhất là mua vỏ trong vòng 06 -08 tháng trở lại.
Em sẽ viết tiếp. Tks!
1.Đặc điểm về hệ thống đường bộ của Việt Nam
Hệ thống đường bộ của Việt Nam thực sự chưa tốt đường đầy những ổ gà ổ chó, đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng vỏ xe bị chém. Khi bị chém, nếu bị chém nhẹ sẽ gây nứt vỏ, nếu bị nặng, gây nổ vỏ.
Tốc độ lưu thông trên đường thấp, do đường hẹp, phương tiện lưu động nhiều, cụ thể em từ Saigon về quê ở Quảng Ngãi, 800 km mà em chạy mất 18 tiếng đồng hồ, em chạy liên tục, không nghỉ quá 60 phút, chỉ dừng để đổ xăng, ăn uống, nghỉ ngơi tí đỉnh thui. Em không bao giờ chạy vượt tốc độ cả, vì không muốn bị mất tiền. Như vậy tốc độ trung bình chỉ được 45 km/giờ ( 45 cây chuối mà thui).
Có nhiều cô hồn sống ngoài đường, làm nghể rải đinh và vá vỏ xe để mưu sinh lập nghiệp.
Hệ thống đường bộ Việt Nam luôn gần các khu dân cư thị tứ, mặc dù có mở đường tránh, nhưng được vài năm đường tránh thành đường không tránh. Do luôn gần khu dân cư nên vật dụng sinh hoạt, rác thải kim loại luôn có nhiều trên mặt đường, gây tác hại đến vỏ xe.
Việt Nam là xứ nhiệt đới nên nhiệt độ ngoài trời luôn cao, gây tác động nóng lớn đối với vỏ xe. Các bác ra ngoài đường để ý, bây giờ các xe container đã có hệ thống tưới nước cho vỏ xe khi chạy để giảm nhiệt cho vỏ xe.
Từ các yếu tố trên em đưa ra các tiêu chí để chọn vỏ xe phù hợp như sau:
*Vỏ xe có khả năng chịu đựng được va chạm với ổ gà ổ chó, ít ăn định, chịu được nhiệt độ cao.
*Vỏ xe không cần thiết phải chạy ở tốc độ cao, do đặc điểm đường ở VN không chạy tốc độ cao được.
*Vỏ xe lâu mòn, đây là đặc điểm kinh tế của vỏ xe, vì dân VN mình đa phần còn nghèo. Mặc khác vỏ lâu mòn, sẽ tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
2.Tìm hiểu các loại vỏ xe trên thị trường Việt Nam.
Em phân loại các loại vỏ xe theo nhãn hiệu và giá cả.
Theo xuất xứ mà em biết các loại vỏ xe tại thị trường Việt Nam bao gồm:
2.1.Nhóm vỏ xe Nhật bản: Bao gồm Bridgestone, Yokohama. Đặc điểm của các nhãn hiệu này là ít ăn đinh, lâu mòn, cao su cứng. Bù lại nhược điểm của nó là đi hơi ồn và tưng. Gía thị trường của các nhãn hiệu này tầm 2,5 trđ-3 trđ. (215/60R16)
Vỏ được sản xuất ở Indonesia hoặc Thailand.
2.2.Nhóm vỏ xe đến từ Mỹ:
Đại diện chính cho nhóm này có Goodyear. Goodyear biến đầu thâm nhập thị trường Việt Nam khi hãng Ford thâm nhập thị trường Việt Nam. Sau một thời gian tiếp cận , hiện nay Goodyear đã có chổ đứng tại Thị trường Việt Nam. Gía bán Goodyear 215/60R16 là 02 trđ/vỏ.
Ưu điểm vỏ Goodyear là ít ăn đinh do cao su cứng, giá cả khá mềm so với vỏ Nhật Bản. Nhược điểm là đi hơi ồn và tưng.
2.3.Nhóm vỏ đến từ Châu Âu.
Đại diện chính cho nhóm vỏ này là vỏ Mitchelin, Pháp. Mitchelin lại đại gia về vỏ xe trên thế giới. Hãng này là vua về phân khúc vỏ kỹ thuật cao như vỏ sử dụng cho xe đua f1, vỏ máy bay.
Đặc điểm của vỏ Mitchelin là đi êm, bám đường do cao su mềm. Nhưng nhược điểm của nhãn hiệu này là dễ ăn đinh. Gía cả của nhãn hiệu này tầm 04 trđ/vỏ cho loại vỏ 215/60R16.
Nhóm này còn có nhãn hiệu Dunlop. Dunlop cũng là đại gia về vỏ tại châu Âu nhưng thương hiệu này chưa phổ biến tại VN. Em cũng chưa rành về loại này.
2.4.Nhóm đến từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Đại diện nhóm này có Hankook (Hàn Quốc). Em chưa tìm hiểu kỹ về nhãn hiệu này, nhưng em thấy hãng Hyundai đã sử dụng loại vỏ này để sài cho con Santa Fe, Sonata. Vì các dòng xe này là các dòng xe chiến lược của Hyundai, nên em nghĩ nó cũng được lắm đó.
3.Lựa chọn loại vỏ phù hợp với đường xá Việt Nam
Như vậy, theo nhận định của em, về vỏ xe, em tóm lại có 02 loại vỏ:
* Loại vỏ cao su cứng: Loại vỏ này ưu điểm là ít ăn đinh, lâu mòn, chịu được ổ gà ổ chó. Nhược điểm là đi hơi bị tưng, ồn. Các nhãn hiệu vỏ thuộc nhóm này có Bridgeston, Yokohama, Goodyear...
* Loại vỏ cao su mềm: Loại vỏ này có ưu điểm là đi êm, khả năng bám đường tốt, thích hợp chạy tốc độ cao, không ồn như nhóm vỏ cao su cứng. Mitchelin thuộc nhóm vỏ này. Nhược điểm của nhóm vỏ này là dễ ăn đinh. Khả năng chịu đựng ổ gà ổ chó không tốt như nhóm vỏ cao su cứng.
Như vậy ưu điểm của vỏ cao su cứng là nhược điểm của vỏ cao su mềm và ngược lại.
Qua các trình bày về đặc điểm đường xá của VN, phần sau là đặc điểm vỏ xe tại . Căn cứ vào các tiêu chí để chọn vỏ như trên thì em nhận thấy nhóm vỏ cao su cứng là phù hợp nhất đối với đường Việt Nam, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam do giá cả ở mức thấp hơn nhóm cao su mềm theo như các tiêu chí em đã trình bày trên đây.
Nhóm vỏ cao su mềm chỉ phù hợp với hệ thống đường xá các nước tiên tiến không có ổ gà ổ chó, không có đinh tặc, xe được chạy tốc độ cao, nên đòi hỏi độ bám đường lớn. Nếu áp dụng ở Việt Nam nó chỉ thỏa mãn tiêu chí là ít ồn, bám đường hơn khi chạy tốc độ ca thui. Tiêu chí ít ồn là điểm mạnh duy nhất của nhóm vỏ này ở VN. Còn lại các tiêu chí khác như : ăn đinh, chịu đựng ổ gà ổ chó, lâu mòn thì nó không đáp ứng được.
Trong khi nhóm vỏ cao su cứng lại đáp ứng được các tiêu chí như lâu mòn, ít ăn đinh, chịu đựng ổ gò ổ chó là ưu điểm trong khi nhược điểm duy nhất là hơi ồn. Hơi ồn, nhưng mà không nằm đường do ăn đinh, nổ vỏ, vỏ lâu mòn, ít tốn tiền hơn nên chấp nhận nó là ok. Ông bà ta từng nói: Nhân vô thập toàn là ở đây.
Như vậy nếu chọn chọn nhóm vỏ cao su cứng thì ưu điểm sẽ nhiều hơn khuyết điểm như các trình bày của em.
4.Cách sử dụng vỏ xe để an tòan và hiệu quả.
4.1. Tai nạn do vỏ xe gây ra.
Theo suy nghĩ của em, bộ phận quan trọng nhất trong chiếc xe khi nó vận hành là vỏ xe. Khi các bác đi mua xe, cái quan trọng nhất lúc này là tình trạng máy móc, khung gầm, nội thất, giá cả... Nhưng khi bác đã leo lên xe và chạy rùi thì cái vỏ xe là quan trọng nhất trong xe vì nó có thể liên quan đến tính mạng của người ngồi trong xe vì các lý do sau:
1.Vỏ xe có thể nổ khi xe chạy tốc độ cao do cao su bị lảo hóa, do ăn ổ gà gây nên tình trạng mất lái và đâm vào xe ngược chiều dẫn đến tại nạn.
Tai nạn kinh hoàng về nổ vỏ xe cách đây 03 năm của các bác ở tỉnh Khánh Hòa trên chiếc Lanos đã làm 05 người chết. Bác chủ xe mới mua xe, hôm đó đi rửa xe, sau 01 chầu nhầu rửa xe, 05 bác leo lên xe để về nhà, bác chủ chạy tốc độ cao, xe nổ vỏ, mất lái đâm vào xe tải chạy ngược chiều và các ấy không bao giờ về đến nhà nữa. Nguyên nhân chính của tai nạn này là nổ vỏ trước do vỏ đã mòn, bị nổ khi nóng vỏ.
Hay vụ gần đây nhất là chiếc Captiva mất lái trên đường Trường Sơn, đâm vào xe tải ngược chiều cũng do nguyên nhân vỏ trước bị nổ...Còn nhiều vụ tai nạn do nổ vỏ.
Có một dạo trên đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương lúc mới khánh thành xe cũng nổ vỏ liên tục, mà chủ yếu là xe tải và xe khách. Ngẫm nghĩ lại các nguyên nhân nổ vỏ trên đường này do nguyên nhân chính là các xe tải chạy vỏ đắp, xưa nay chạy tốc độ thấp thì không sao nhưng lên đường cao tốc chạy tốc độ cao thì vỏ mau nóng, cộng thêm với lớp nhựa đường loại mới có ma sát lớn nên vỏ xe mau nóng hơn dẫn đến gây nổ vỏ liên tục. Trong khoảng thời gian gần đây, hiện tượng nổ vỏ trên đường này không còn thấy nữa.
2.Gai lốp không còn tốt khi đi đường giữa lúc trời mưa có thể dẫn đến hiện tượng mất lái.
Khi xe chạy dưới trời mưa, ở giữa vỏ xe và mặt đường có hình thành một lớp nước, nếu gai lốp đã mòn gần hết thì lớp nước này sẽ dày hơn, khả năng bám đường của vỏ không tốt do vậy xe dễ bị trượt. Gai lốp còn càng nhiều thì lớp nước này sẽ càng ít.
Tại sao vậy? Vì gai lốp là các rãnh, nếu gai lốp còn mới thì các rãng này càng sâu, khi xe chạy nước xe vào trong khe này nên lớp nước trên bề mặt vỏ sẽ mỏng hơn, xe chạy an toàn hơn. Còn khi gai lốp đã cũ, các khe này sẽ cạn đi, nước vào trong khe sẽ ít đi, như vậy lượng nước bám trên bề mặt vỏ nhiều hơn, tạo nên lớp nước giữa vỏ xe và mặt đường sẽ dày hơn, khả năng bám đường của vỏ sẽ giảm đi.
4.2.Cách sử dụng vỏ xe
* Bơm vỏ đúng quy định.
Các bác để ý, phía sau ghế lái, bên trong của khung xe, các bác sẽ thấy có miếng decal dán quy định lượng khí bơm vào vỏ cho bánh trước và bánh sau. Đơn vị tính lượng hơi bơm vào là PSI hay KgF ...
Xe em, vỏ trước em bơm đúng chuẩn là 2.2Kgf, vỏ sau bơm đúng chuẩn là 2.4Kgf. Đo lúc vỏ nguội (cold tire)
Các tiệm vá và bơm vỏ không bao giờ bơm đúng chuẩn cả, vì mỗi loại xe có quy định khác nhau, mỗi ngày họ bơm hàng trăm xe thì họ không bao giờ bơm đúng chuẩn cả. Hồn ai nấy giữ. Cách tốt nhất là các bác ra chợ Yersin mua cái đồng hồ cơ hàng Taiwan giá 80 ngàn về để đem theo xe. Mỗi lần đi bơm vỏ, tiệm nó bơm xong, các bác về nhà, chờ cho vỏ nguội rùi đo lại.
Đảm bảo với các bác là lúc nào tiệm nó cũng bơm thừa cho mà xem!
Tại sao phải bơm vỏ đúng chuẩn?
Việc bơm vỏ đúng chuẩn giúp kéo dài được thời gian sử dụng vỏ xe. Nếu bơm quá căng thì vỏ sẽ mòn ở phần giữa nhiều hơn phần bên ngoài, phần rìa. Nếu bơm mềm, vỏ sẽ mòn ở phần giữa nhiều hơn phần rìa. Việc bơm đúng chuẩn sẽ giúp vỏ mòn đều từ phần giữa đến phần rìa.
Ngoài ra nếu bơm quá cứng, khi chạy xe sẽ bị tưng, ảnh hưởng đến hệ thống giảm sóc, rotyne lái..
* Đảo vỏ sau mỗi lần chạy 10 ngàn km.
Việc đảo vỏ sẽ giúp vỏ xe mòn đều hơn, kéo dài thời gian sử dụng vỏ và tăng khả năng bám đường cho vỏ xe. Theo em chỉ cần đổi một cách đơn giản thế này: Vỏ sau bên phải đổi sang vị trí vỏ trước bên trái, vỏ sau bên trái đổi sang vị trí vỏ trước bên phải.
Một công dụng khác của việc đảo vỏ là trong khi tháo vỏ ra để đảo, các bác có cơ hội quan sát mặt trong của vỏ xe có bị nứt hay không. Nếu không đảo vỏ các bác khó làm được việc này. Nó giúp mình giảm được nguy cơ nổ vỏ do vỏ bị nứt.
Vỏ dự phòng không tham gia vào việc đổi vị trí vỏ. Nếu các bác chỉ định 1 trong 5 chiếc vỏ theo xe là vỏ dự phòng thì suốt đời vỏ dự phòng chỉ làm nhiệm vụ là vỏ dự phòng để không ảnh hưởng đến việc đếm đủ 10 ngàn km để đảo vị trí vỏ.
Khi đi đường nếu 1 trong 4 vỏ gắn theo xe bị ăn đinh thì các bác sẻ sử dụng vỏ dự phòng để chạy tạm để tìm nơi gần nhất để vá vỏ. Sau khi vá xong, gắn lại ngay vỏ đã vá vào xe và trả vỏ dự phòng vào vị trí dự phòng của nó.
Ca sĩ hát chính thì luôn là ca sỉ hát chính, còn ca sỉ hát bè thỉ chỉ hát bè. Khi nào ca sỉ hát chính đến trể thì ca sỉ hát bè chữa cháy tạm thời cho ca sỉ hát chính. Khi ca sĩ chính đến rùi thì ca sĩ hát bè phải trở lại vị trí hát bè không được hát chính.
Việc đảo vỏ xe rất quan trọng. Nếu đảo đúng cách thay vì chỉ sử dụng được khoảng 40 ngàn km, ta có thể sử dụng được 48-50 ngàn km mới thay vỏ.
*Thời hạn sử dụng vỏ:
Ngày sản xuất vỏ: Trên thành vỏ luôn ghi ngày xuất xưởng của vỏ theo hình thức 04 chữ số, ví dụ: 0711, có nghĩa là vỏ được sản xuất vào tuần thứ 7 của năm 2011, tháng 2 năm 2011. Khi đi mua vỏ các bác nên để ý các số này để không mua phải vỏ quá cũ, hàng tồn kho quá lâu. Tốt nhất là mua vỏ trong vòng 06 -08 tháng trở lại.
Em sẽ viết tiếp. Tks!
Last edited by a moderator:
Em đang xài maxxix bác ơi.. ồn dã manDGM nói:Bác đang xài lốp gì? có ồn k vậy?phibienhoa nói:Vậy giờ nàm thao cho êm mà ít mònDGM nói:K rõ lắm, nhưng cả 3 xe em dùng thì đều thấy dòng MIT mềm hơn BS. BS ồn hơn nhưng ít mòn.
Em mới tìm hiểu, còn 1 số loại lốp nữa nè:
Pirelli (Italy), Michelin (Pháp), Bridgestone (Nhật), Kumho (Hàn Quốc), Achilles (Indonesia), Deestone (Thái Lan), Otani (Thái Lan), Hihero (Thái Lan), Magnum - V (Thái Lan), Tiron - Hung A (Hàn Quốc), Alliance (Ấn Độ), Heungah (Hàn Quốc), SRC (Việt Nam),... .
Pirelli (Italy), Michelin (Pháp), Bridgestone (Nhật), Kumho (Hàn Quốc), Achilles (Indonesia), Deestone (Thái Lan), Otani (Thái Lan), Hihero (Thái Lan), Magnum - V (Thái Lan), Tiron - Hung A (Hàn Quốc), Alliance (Ấn Độ), Heungah (Hàn Quốc), SRC (Việt Nam),... .
DGM nói:Em mới tìm hiểu, còn 1 số loại lốp nữa nè:
Pirelli (Italy), Michelin (Pháp), Bridgestone (Nhật), Kumho (Hàn Quốc), Achilles (Indonesia), Deestone (Thái Lan), Otani (Thái Lan), Hihero (Thái Lan), Magnum - V (Thái Lan), Tiron - Hung A (Hàn Quốc), Alliance (Ấn Độ), Heungah (Hàn Quốc), SRC (Việt Nam),... .
Ối, nhiều hãng lốp ghê vậy?
Ngoài Mit,BS,Kumho và SRC ra thì còn lại em chưa nghe thấy bao giờ cả.
Thank cụ!