Re:Những hình ảnh chiến trường
grenade nói:
Bác nên nhớ MB lúc đó đã có AK, B 40, MN chỉ xài garant bắn phát một, băng có 8 viên thôi, ko có súng nào tương đương như B 40. Sau này mới có M72. Năm 72, MB đã có T54,55 .
Vậy Tết đang ăn tết, chã lẽ tụi Mỹ Ngụy khùng khùng đi quánh nhà nó đang ở mà nhiều khi bọn chúng đang xxx với vợ, bồ nhí củng ko chừng
Chào bác, mình đang nói giai đoạn 1968, chưa đến 72. Trong trận đánh ở Huế, phía Mỹ và VNCH dùng cả bom Napalm, xe tăng phun lửa, súng không giựt 107mm bắn đạn chống bộ binh,... trong nội đô.
Chiến tranh trong thế kỷ 20 từ WW2 đến VN war đều là các cuộc chiến tranh tổng lực, nghĩa là bất kể không gian, thời gian, thủ đoạn, võ khí,... thế nên ngày lễ đánh hay ngày thường đánh cũng như nhau mà thôi. Nếu ngày lễ mà cũng nghỉ đánh thì em thấy chỉ có trong chuyện Tam Quốc hay hiệp sĩ thời trung cổ. Tôn Tử đã từng khẳng định rằng “Binh bất yếm trá” (nghĩa là khi dùng binh việc dối trá quân địch là buộc phải làm để đem lại lợi thế, để nhằm giành lấy chiến thắng) là phần tất yếu của nhà binh khi ra trận.
HoangKhanh nói:
400 Viên AK của bác để dành xử tù nhân hay đem ra chiến trường ? Cái nào tốt hơn ? Bộ đội MB đói , em không phủ nhận , nhưng đói không có nghĩa là yếu võ trang ( bác nhìn BTT thì biết ) . Lính VNCH thời điểm 68 chỉ có Garant thôi trong khi phe MB đã có AK , B40 , và có thể có cả Dragunov ???... Em và bác đều không sống tại thời điểm đó mà tất cả chỉ là đều nghe kể lại từ 2 phía , vậy thì đây là cơ hội để trao đổi thêm không phải sao ? Vụ giết tù binh , xử tử thì cả 2 phe đều làm nhưng em tin là vụ 68 là MB làm vì VNCH không điên đến mức tự giết người của mình để đổ lên đầu phía bên kia đâu nhỉ ? Đang ăn tết ngon lành thì bị đánh bất ngờ trở tay còn k kịp mà bác , bác về Huế hỏi thử mấy người già già xíu xem họ có biết tiếng tăm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay không ? Mà hơn nữa không chỉ có Huế ở SG VC còn thảm sát cả gia đình Trung tá Tuấn nữa kìa .
Em cũng chỉ mong đây là dịp chúng ta trao đổi ý kiến thay vì là cãi nhau hăng tiết vịt mà chả được gì cả, lại 9 trị 9 em hóa diễn đàn. Em có một số ý kiến cần nêu ra:
- Về trang bị hỏa lực cá nhân. Phía VNCH tham chiến tai Huế là các đơn vị chủ lực mạnh: TQLC, Hắc báo, nhảy dù nên trang bị của họ là M16, với sức mạnh tương đương. Chỉ có bộ binh thường là vẫn còn trang bị đại trà bằng M1 garant mà thôi. Phía quân giải phóng hoàn toàn dựa vào sức mạnh vũ khí bộ binh cá nhân+ cối 81. Trong khi bên Mỹ-VNCH có ưu thế vượt trội về xe tăng, thiết giáp, máy bay, tiếp liệu, lương thực,... Đó là chưa kể các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ vốn trang bị rất mạnh.
- Mỹ-VNCH tuy bị bất ngờ về thời gian nhưng có thế mạnh về căn cứ hỏa lực. Tất cả các vị trí quan trọng trong thành phố Huế như căn cứ Mang Cá, sân bay Phú Bài, đài phát thanh Huế, An Cựu, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1, Bộ Chỉ huy Tiểu khu, Trung tâm Huấn luyện Đống Đa .. vẫn còn nguyên. GP chỉ chiếm được các khu dân cư+ thành nội nhưng cũng bếp bênh do thiếu đạn và liên tục bị đánh bom và phản công quy mô nhỏ.
- Thiếu đạn+ thiếu lương thực ( giai đoạn cuối) là căn bệnh kinh niên của quân GP. Mỹ- VNCH thiết lập vòng vây quanh Huế, các huyện xung quanh Huế rơi vào tình thế "da beo" các bên xen kẽ nhau khiến cho đường tiếp tế trở nên dài, vòng vèo và vô cùng khó khăn.
- Các yếu tố trên khiến cho việc tiến hành một cuộc thảm sát quy mô lớn ( nếu có) là vô cùng khó khăn. Hạn hẹp cả không gian và thời gian. Theo em, không có lửa làm sao có khói, có các vụ hành quyết những người công tác hay nhân viên chính quyền VNCH nhưng những vụ này chỉ mang yếu tố cá nhân hoặc quy mô nhỏ để làm công cụ răn đe.
- Thương vong của dân thường rất cao còn do phía Mỹ-VNCH sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như bom napalm, bom 750 pound, xe tăng phun lửa, đạn 107mm chống bộ binh,... trong các khu vực dân cư. Yếu tố này không thể bỏ qua.
- Bác có nói rằng " VNCH không điên đến mức tự giết người của mình để đổ lên đầu phía bên kia đâu nhỉ ? " Thực ra em không có ý đó. Rõ ràng VNCH đã sử dụng các hố chôn bộ đội+ dân thường chết do tên bay đạn lạc để thổi phồng quy mô một sự việc có thực nhưng thực tế nhỏ hơn rất nhiều. Đây cũng là một kiểu " binh bất yếm trá", một phương pháp chiến tranh thông tin và tâm lý bình thường mà các bên đều áp dụng. Rất tiếc là nhiều bác ở đây lại tin là sự thực, cố gắng chứng minh đôi khi bằng cả những tác phẩm văn học kiểu "Dải khăn sô cho Huế". Việc chứng minh một sự kiện lịch sử còn mơ hồ dựa qua lời kể của một nhà văn, một nhà thơ như Nhã Ca không phải là phương pháp làm việc của em. Em hằng tuần vẫn làm báo cáo thị trường cho công ty, tìm hiểu đối tác dựa trên các con số của hải quan hay thông tin ngoài luồng hơn là đọc báo. Nghiên cứu lịch sử cũng vậy, đọc từ nhiều nguồn + dò hỏi thông tin từ những người lớn tuổi là phương pháp cũ của em.
- " Mà hơn nữa không chỉ có Huế ở SG VC còn thảm sát cả gia đình Trung tá Tuấn nữa kìa " Đây là một trong hàng vạn câu chuyện buồn của chiến tranh Việt Nam do hai phía gây ra. Bác kể trường hợp này, em kể trường hợp nọ thì chắc đến Tết mới hết quá.
Một vài dòng gửi bác Hoàng Khanh và các bác khác.