(Em xin tiếp)
Tuyến đường đẹp nhất chuyến này: Đèo Hòn Giao (Nha Trang – Đà lạt)
Đèo dài nhất Việt nam – và hy vọng là đẹp nhất luôn !!!!!!
Cảnh trên đèo Hòn Giao Hòn Giao là khỏang giữa hai khe núi rộng giao nhau . Người ta đặt tên Hòn Giao vì đây là khu rừng duy nhất ờ phía Nam có lòai cây kim giao nam rất nổi tiếng . Lòai cây này rất quý, khi gặp độc tố thì gỗ của nó tiết ra một chất màu đen , vì thế nó được các vị vua chúa dùng làm đũa gắp thức ăn . Kim giao nam chỉ xuất hiện ở vùng rừng lùn núi cao này, khác với Kim giao bắc thì mọc trên vùng núi đá phía Bắc Việt nam.
Trên đỉnh Hòn Giao Thác nước ở Hòn Giao chảy thẵng tuột xuống từ trên đỉnh núi cao, mờ sương phủ . Tiếng nước ì ầm rơi xuống, vỡ vào núi đá âm vang như suối Tiên ở Quy Nhơn . Vườn Quốc Gia ở khu vực Tây nguyên chỉ có vuờn Quốc gia Yok Don ở Ban mê Thuộc và Rừng Quốc gia Bidoup-Núi Bà , với hệ thực vật phong phú, khí hậu rừng mưa nhiệt đới , giao nhau giữa cái lạnh miền cao nguyên và cái ấm áp của duyên hải miền trung làm cho cung đường này tràn ngập sương mù bao phủ . . . Ðứng ở Hòn Giao buổi sáng , nhìn về Nha Trang , ta thấy ửng lên một vùng sáng lòa, lấp lấp của đại dương dưới ánh nắng . Vào buổi chiều , Hòn Giao lại mây bay , sương phủ . Những còn đường khúc khủyu , vòng cua cùi chỏ mờ mờ trong lớp sương ...
Với cao độ 1.500 m tương đương với đèo Ngọan Mục ( Quốc lộ 27) , con đường đi qua sườn núi với độ nghiêng 45o bên những vách đá dựng đứng nhưng đã rút ngắn 90km với khỏang cách 230 km của tuyến đường cũ nối Ðà Lạt – Nha Trang . Khởi đầu từ tỉnh lộ 723 tại Ðà Lạt nối liền với Khánh Lê , chỉ mất 3 giờ xe gắn máy , xe hơi chừng 2, giờ 30 phút.
Hôm thông xe tuyến đường này , đại diện của 2 tỉnh Lâm Ðồng và Khánh Hòa đều tham dự . Từ Ðà lạt đi , nền đường làm còn sơ sài , lỗ chỗ đất đá . Lên càng cao , càng thấy lạnh thêm , thưa thớt ven đường vài buôn làng người dân tộc . Rừng xanh ôm lấy con đường ngoằn ngòeo , hiện rõ các nhát cắt taluy đất bazan đỏ tươi hai bên đường , nhiệt độ ở đây như giảm thêm 5o so với Ðà lạt. Có lẻ vì thế nên nhiều trang trại nuôi cá nước lạnh mọc lên giữa núi rừng Ðạ Sạ, Ðạ Chair, Ðạ Nhim của Lạc Dương, lâm Ðồng .
Ðường đi Khánh Lê
Nhớ mấy năm trước đây , nhà nào đãi khách bằng cá hồi vân, cá tầm Nga trong dịp lễ tết là ..sang lắm , bây giờ giống cá nước lạnh này đã được nuôi ở những trang trại Lạc Dương rồi . Khi nghe tin , vùng Lạc Dương nuôi thử nghiệm thành công cá hồi và cá tầm Nga , nghe tin tỉnh lộ 723 đã thông suốt tới Khánh Lê, một ông Nga -Vadim Kuzhetsov vọt liền tới Hòn Giao, lặn lội nửa năm trời để tìm vị trí lập trại nuôi cá nước lạnh , vì quê hương của ông Vadim ở bên Nga nổi tiếng về nuôi cá hồi và cá tầm !
Sương mù
Giờ đây, dưới chân đèo Hòn Giao , có nhiều trang trại nuôi cá tầm Nga và cá hồi lấy giống từ Nga và Phần Lan sang . Trong những nhà hàng ở Sàigòn và các tỉnh lân cận , món cá hồi đã phổ biến với giá “mềm” hơn trước , buôn làng hai bên đường đã thấy đông hơn , khói bốc lên từ buôn làng mang lại vẻ sống động trong không gian im vắng của núi rừng..
Tuyến đường đẹp nhất chuyến này: Đèo Hòn Giao (Nha Trang – Đà lạt)
Đèo dài nhất Việt nam – và hy vọng là đẹp nhất luôn !!!!!!
Cảnh trên đèo Hòn Giao
Trên đỉnh Hòn Giao
Suối khô - Hòn Giao
Cung đường này trước đây được mệnh danh là “ con đường ác tử” , đã từng chôn vùi nhiều công nhân làm đường trong cùng một đêm . Cung đường này băng ngang qua vùng đệm của rừng Quốc gia Bidoup_Núi Bà , nơi có lòai cây Chổi sễ ( Baeckea frutescens L. ) phân bố vài trăm cá thể trên sườn núi đá . Lòai Chổi Sễ phân bố chủ yếu ở vùng cát ven biển, nơi có độ pH chua và nghèo dinh dưỡng . Chỉ với 43km đi xuyên qua cánh rừng rậm, cây lùn của Rừng Quốc gia Bidoup mà phải mất đến 3 năm xây dựng . Con đường này kết nối Khánh Vĩnh ( Khánh Hòa) với Ðạ Chảy (Lâm Ðồng ) .
Khúc cua cùi chỏ-đường đi Hòn Giao
Với cao độ 1.500 m tương đương với đèo Ngọan Mục ( Quốc lộ 27) , con đường đi qua sườn núi với độ nghiêng 45o bên những vách đá dựng đứng nhưng đã rút ngắn 90km với khỏang cách 230 km của tuyến đường cũ nối Ðà Lạt – Nha Trang . Khởi đầu từ tỉnh lộ 723 tại Ðà Lạt nối liền với Khánh Lê , chỉ mất 3 giờ xe gắn máy , xe hơi chừng 2, giờ 30 phút.
Ðường đèo Hòn Giao
Hôm thông xe tuyến đường này , đại diện của 2 tỉnh Lâm Ðồng và Khánh Hòa đều tham dự . Từ Ðà lạt đi , nền đường làm còn sơ sài , lỗ chỗ đất đá . Lên càng cao , càng thấy lạnh thêm , thưa thớt ven đường vài buôn làng người dân tộc . Rừng xanh ôm lấy con đường ngoằn ngòeo , hiện rõ các nhát cắt taluy đất bazan đỏ tươi hai bên đường , nhiệt độ ở đây như giảm thêm 5o so với Ðà lạt. Có lẻ vì thế nên nhiều trang trại nuôi cá nước lạnh mọc lên giữa núi rừng Ðạ Sạ, Ðạ Chair, Ðạ Nhim của Lạc Dương, lâm Ðồng .
Ðường đi Khánh Lê
Nhớ mấy năm trước đây , nhà nào đãi khách bằng cá hồi vân, cá tầm Nga trong dịp lễ tết là ..sang lắm , bây giờ giống cá nước lạnh này đã được nuôi ở những trang trại Lạc Dương rồi . Khi nghe tin , vùng Lạc Dương nuôi thử nghiệm thành công cá hồi và cá tầm Nga , nghe tin tỉnh lộ 723 đã thông suốt tới Khánh Lê, một ông Nga -Vadim Kuzhetsov vọt liền tới Hòn Giao, lặn lội nửa năm trời để tìm vị trí lập trại nuôi cá nước lạnh , vì quê hương của ông Vadim ở bên Nga nổi tiếng về nuôi cá hồi và cá tầm !
Sương mù
Giờ đây, dưới chân đèo Hòn Giao , có nhiều trang trại nuôi cá tầm Nga và cá hồi lấy giống từ Nga và Phần Lan sang . Trong những nhà hàng ở Sàigòn và các tỉnh lân cận , món cá hồi đã phổ biến với giá “mềm” hơn trước , buôn làng hai bên đường đã thấy đông hơn , khói bốc lên từ buôn làng mang lại vẻ sống động trong không gian im vắng của núi rừng..
Last edited by a moderator: