Nhiều bác-nhất là các chuyên gia kinh tế Tây học- hay nói: "vàng không có giá trị thực".
Giá trị thực của vàng là một loại tiền mạnh nhất và đáng tin cậy, có lịch sử lâu nhất, được chấp nhận rộng rãi nhất.
Ngay cả khi chức năng phương tiện thanh toán (một thuộc tính tiền tệ) của vàng bị luật pháp xoá bỏ thì chức năng lưu trữ giá trị của vàng vẫn còn mạnh hơn mọi loại tiền giấy.
Chính vì vàng không ăn được, không mặc được, không trồng trọt được...nên vàng mới là phương tiện tối ưu để lưu trữ giá trị.
Khi vàng được lưu trữ, về cơ bản không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh sống của số đông, trong khi nếu tích trữ lương thực, ruộng đất, dầu mỏ thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của số đông, hơn nữa vàng lại thuận tiện cho việc tích trữ, cất giấu, vận chuyển, chia nhỏ, phân tán.
Tóm lại, vàng có 2 công dụng chính: phương tiện thanh toán và phương tiện lưu giữ giá trị, các công dụng khác như công nghiệp, nha khoa, trang sức...chỉ là công dụng phụ.
Các ngân hàng trung ương luôn hạ thấp vai trò của vàng để bảo vệ lòng tin vào tiền giấy nhưng bản thân các ngân hàng trung ương vẫn tích trữ vàng.
Alan Greenspan trong bài viết
Vàng và sự tự do về kinh tế coi vàng là phương tiện để gìn giữ tự do về mặt kinh tế, tránh khỏi sự tước đoạt tài sản thông qua lạm phát.
http://www.dailypaul.com/...-gold-economic-freedom
Dưới thời Gold Standard (Kim bản vị- các quốc gia neo đồng tiền của mình với vàng, dùng vàng hỗ trợ và đảm bảo cho tiền), vàng còn có vai trò như một cái van duy trì cân bằng thương mại, ví dụ:
+một nước nếu xuất siêu sang nước kia thì nước xuất siêu sẽ thu về nhiều vàng hơn, khi đó nước xuất siêu sẽ tăng cung tiền (do lượng tiền gắn với lượng vàng) và gây ra lạm phát-> giá hàng hoá tăng lên so với tiền và vàng, tức là giá hàng hoá của nước đó đắt lên.
+ở chiều ngược lại, nước bị nhập siêu sẽ bị chảy máu vàng, do vậy llượng tiền gắn với vàng bị giảm đi so với hàng hoá gây ra giảm phát, hàng hoá lúc đó rẻ đi so với tiền và vàng--> giá hàng hoá của nước đó rẻ đi.
+ ở nước đang xuất siêu thì giá hàng hoá đắt lên làm cho xuất khẩu bị giảm sút, ở nước nhập siêu thì hàng hoá rẻ đi nên lại thúc đẩy xuất khẩu, quá trình này làm cân bằng lại thương mại giữa 2 nước, tình trạng mất cân đối về thương mại không kéo dài.