Re:Những hình ảnh thới bao cấp
Ngày xưa sau khi tiếp quản thủ đô, một loạt nhà biệt thự tư nhân bỏ vào trong nam hoặc bị tịch thu, hoặc là " tự nguyện" hiến nhà cho nhà nước. Cái nào may mắn thì được làm công sở nhà nước, cái nào kém may mắn hơn là phân cho gia đình của một ông cốp ( Ví dụ BT cho VNG, LD, TH...) thì còn giữ được nguyên vẹn. Thảm hại nhất là nó dược chia cho những người từ chiến khu về sau đó những người này lại kéo tiếp tục vợ con, họ hàng, ra ở cùng. Từ một BT chỉ dành cho một gia đình và có khu phụ dành cho con sen, thằng bời, thằng bếp bị phân ra cho vài chục gia đình.,.mà lại chỉ có một cái hố xí nên việc vệ sinh ở đây là một thảm họa. hàng sáng người ta thấy dòng người xếp hàng trước cái hố xí này không khác gì xếp hàng mua thực phẩm tem phiếu. Hố xí cũng chả có cửa chốt gì nên người ngồi trong thường báo hiệu cho người ngoài bằng tiếng vò giấy sột soạt.mà em nhớ ngày đấy làm gì có giấy toa lét như giờ, bạ giấy nào vớ được thì dùng giấy đó thôi, lắm khi bí quá còn phải dùng đến lá cây, gạch đá thậm chí cả tiền lẻ...( bản thân em đó nha). Từ "đánh trịn" là dùng ám chỉ những trường hợp không dùng dộng tác chùi mà dùng đít "trịn" vào mép tường, mỏm đá
Đi ị thời bao cấp cũng đã đi vào thơ ca
Đố ai định nghĩa đc tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Gặp nàng thiếu nữ bên nhà xí
Nhường nàng ỉ...a trước thế là... yêu.
hoặc đi vào âm nhạc như bài hát " Anh ở đầu sông , em cuối sông" của Phan Huỳnh Điểu
Anh ở đầu sông em cuối sông
Thấy em chùi đít bằng lá vông
Thương em anh vứt cho tờ giấy
Em liền chụp vội lấy lau mông!
....
và kết thúc là
....
Anh đón em em về ỉa chuồng xây
Anh đón em về ỉa chuồng xây