Welcome bác tuansaigon đóng vai phản biện
Giải pháp nào cho VN nếu có 1 trận đánh giả sử ở TS?
Từ những vụ đụng độ trên biển thời hiện đại, người ta kết luận là nếu hải quân mình yếu, thì tránh ra gió, vì sẽ thitt hại triệt để. Trong cuộc chiến Falkland, hải quân Argentina không hề xuất kích, vì quá lép vế so với hải quân Anh. Dù Argentina đóng vai chủ nhà.
Lý do vì sao yếu thì không ra gió. Trước nhất về mặt kỹ thuật. Chúng ta biết tàu chiến đều trang bị radar nhưng mà tầm quét của nó lại bị hạn chế bởi đường chân trời. Nói cho dễ hình dung thì chúng ta ra ngắm biển, sẽ thấy những con tàu dần chìm vào cuối chân trời.
Bởi vì mặt biển cũng cong vòng, và radar từ tàu chiến cũng bị những góc chết như vậy. Tính toán với sai số nhỏ thì nếu 1 radar đặt trên boong tàu cao 20m, cho phép nó quét mục tiêu xa 30km. Bất kể nó quét mạnh cỡ nào, đều không thoát khỏi góc chết của đường chân trời.
Cho nên nếu vác tàu chiến ra khơi, mà không thể phát hiện mục tiêu từ xa, còn đối phương dùng máy bay cảnh báo sớm nhìn thấy mọi diễn biến của hạm đội mình, thì chết chắc rồi. Nó sẽ ra phương án triển khai, còn mình thì bị đồng phòng thủ, ai ngon ăn hơn khỏi bàn, chưa kể tàu mình trang bị kém hơn tàu địch.
Vì vậy Vn nên dành những tàu mới sắm để chống tàu lạ, không đem đi so kè với TQ khi có tranh chấp được, trừ khi mình trang bị đủ ngon như tQ.
Một giải pháp dành cho kẻ ở thế yếu, đó là tên lửa tầm xa và tàu ngầm. Chính TQ cũng phát triển giải pháp này để chống Mỹ can thiệp vào biển Đông, với điển hình là tên lửa Đông Phong 21 mà họ quảng cáo bắn chìm tàu sân bay, với tầm xa cả ngàn km.
Về tên lửa, không biết VN trang bị thể loại nào rồi. Nhưng về cơ bản, để diệt tàu sân bay là khó.
Như ví dụ về trận đánh Falkland, Argentina có thể bay gần tới hạm đội của Anh mới khai hỏa, bởi vì hải quân Anh bị mù, không phát hiện mục tiêu từ xa, máy bay Harrier bảo vệ thì bị mù tập 2. Cho nên Argentina có thể phóng tên lửa Exocet chính xác. Một ưu thế là Exocet bay tầm thấp, loại bỏ hệ hto6ng1 phòng không của hải quân Anh.
Vn có thể học theo Argentina hay không? Có thể nhưng mà khó. Bởi vì TQ nắm quyền chủ động phát hiện mục tiêu từ xa. Khi Vn cất cánh ra biển thì e là TQ cũng biết mấy chiếc, bay theo hướng nào. Do đó chúng ta có thể phải khai hỏa từ xa, vì tầm các tên lửa diệt ham rất lớn, tầm 200-300km.
Nhưng đáng buồn là bởi vì tầm quá xa, mà kích cỡ tên lửa lại bị giới hạn, cho nên radar chủ động của tên lửa chỉ có thể "nhìn" trong mức giới hạn chừng 30km.
Vì vậy tên lửa trang bị 1 hệ thống định vị quán tính. Khi máy bay lock mục tiêu, nó sẽ nạp tọa độ mục tiêu cho tên lửa, từ đó tên lửa bay với sự chỉ đường của hệ định vị này. Nó có sai số nhiều hay ít, tùy vào thiết kế.
Khi tới gần mục tiêu nó mới dùng radar chủ động dò mục tiêu.
Nhưng nếu tàu chiến di chuyển, thì hệ định vị quán tính sẽ không hay biết, và khi bay tới nơi, chỉ còn biển xanh và mây trắng.
Do đó LX mới trang bị cho máy bay mình những radar mạnh, để khi khai hỏa rồi, máy bay vẫn rọi đèn pha để cập nhật tọa độ cho tên lửa. Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta làm sao loại các máy bay hộ vệ của TQ?
Đó là bài toán mà phái VN phải giải, để vừa quần ẩu với không quân TQ, vừa lâu lâu rọi đèn pha cho tên lửa bay đúng hướng.
Người Mỹ thì sao? Họ gặp vấn đề y chang, nhưng họ có ưu thế về công nghệ, nên giải pháp quá nhiều.
Thứ nhất Mỹ triển khai 1 hệ thống không lực áp đảo trên bầu trời, đảm bảo an toàn cho máy bay cảnh báo sớm. Với tầm quét 400-500km, các máy bay này đảm nhiệm rọi đèn cho tên lửa Mỹ nếu cần thiết.
Thứ 2 là người Mỹ trang bị quá nhiều options cho tên lửa. Đầu tiên là hệ thống bay quán tính, kèm theo hệ định vị GPS.
Khi tàu chiến chạy tới đâu, thì GPS sẽ nạp tọa độ mới cho tên lửa. Nhưng nếu tới gần tàu chiến, bị các loại gây nhiễu, làm cho GPS không có khả năng cập nhật, và các loại gây nhiễu cũng làm cho radar tên lửa vốn đã nhỏ, nay tèo luôn. Thì Mỹ còn 1 loại ảnh hồng ngoại, nó sẽ nạp vào đầu dò tên lửaảnh mục tiêu. Khi tên lửa bay tới gần mục tiêu, nó sẽ dò tín hiệu ảnh, để khi trùng khớp tức là biết dò trúng.
Vậy có thể thấy tên lửa có tới 4-5 đầu dò thay thế nhau, cái này nhiễu, sài cái khác.
Theo cái link trên, Bahmos chỉ có dẫn bằng quán tính và đầu dò chủ động. Nếu không có máy bay cập nhật tọa độ, và đầu dò bị tàu đối phương gây nhiễu, khả năng thành công rất khó nói.
Tư thực tế kỹ thuật trên, việc đánh chìm tàu sân bay bằng tên lửa là rất khó, vì khi đó đòi hỏi bay qua vài lớp tàu bảo vệ trang bị tên lửa và súng bắn nhanh tầm gần. Mục tiêu khả dĩ hơn, chính là các tàu hộ vệ. Bắn nhiều tên lửa vào 1 tàu, sẽ làm nó quá tải. Bao nhiêu tên lửa mới đủ, cái này tùy thuộc khả năng xử lý của tàu đó, và tốc độ tên lửa. Có 1 báo cáo giả lập, đọc lâu quên mất con số, đại loại tên lửa M3, có lẽ gần 5-6 cái để tiếp cận tàu chiến Mỹ. đó là họ tính sự quá tải của 1 vị trí ở tầm gần. Còn thực tế, để tiếp cận và khai hỏa thì khó, vì Mỹ xử lý mục tiêu từ xa rồi.
Chúng ta có quyền hy vọng TQ không như Mỹ, và khả nang họ rối loạn cao hơn. Và xác xuất vũ khí dỏm nửa, chẳng biết được. nếu nếu họ không sài hàng dỏm nhiều trong quân sự thì sẽ khó khăn cho đối thủ.