Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
@rottie: bác cũng phải tính đến trường hợp tụi Tàu dùng tác chiến điện tử để gây nhiễu rada của ta nữa chứ.
cái VN ta cần làm bây giờ là xây dựng lực lượng KQ và HQ thật tinh nhuệ và hiện đại, trong đó cần thiết nhất là máy bay cảnh báo sớm và các tên lửa chống hạm hiện đại, có vậy thì may ra mới chống trả được đòn tấn công chớp nhoáng của a bạn tốt
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.230
113
Trên Gepard có máy bay cảnh báo sớm đó bác, em nghĩ nhất thiết VN phải trang bị option này để dẫn đường cho tên lửa. Còn khả năng phân biệt mục tiêu, chống nhiễu trên tên lửa tới đâu thì em chịu, ko biết được, em nghĩ Yakhont hay Brahmos chắc cũng ko tệ, vì tên lửa mà ko có chống nhiễu ngon thì như anh mù oánh võ, bán chả ma nào mua.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
rottie nói:
@SVG: Bác viết là các radar trang bị trên tàu chiến bị giới hạn bởi đường chân trời, em ko biểu lắm, radar bây giờ quét 400-500km là chuyện thường, có bị giới hạn bởi đường chân trời 30km gì đâu, hay ý bác muốn nói là radar chỉ có thể phát hiện mục tiêu khi giữa nó và mục tiêu ko bị mặt cong của trái đất che khuất?
img714.gif


Đa phần các hệ thống ra-đa trên mặt đất bị giới hạn bởi đường chân trời. Trong vòng 100 km đường thẳng, tầm nhìn cũng như sóng từ ra-đa phát ra/dội lại bị ảnh hưởng bởi đường cong của trái đất. Do đó, để tăng tầm hoạt động, các trạm ra-đa mặt đất thường được đặt trên đỉnh cao nhất của khu vực.

Nhưng làm gì thì làm, chiều cao của trạm ra-đa mặt đất -do giới hạn của khả năng/kỹ thuật xây dựng của con người- cũng không thể nào so sánh với máy bay cảnh bảo vác ra-đa lên tới 10-12 km. Nhờ chiều cao của điểm phát sóng, ra-đa trên không (AWACS) có thể "nhìn" trực tiếp xa hơn. Tuy nhiên, đến đây thì máy bay cần phải có nguồn năng lượng mạnh mới có thể phát sóng hiệu quả. Đây lại là lợi thế của trạm mặt đất vì năng lượng cung cấp vô cùng lớn so với máy bay.

Ngoài đường cong, sóng từ cũng bị địa hình và diễn biến khí tượng ảnh hưởng. Cho nên người ta mới chế tạo loại ra-đa ngoài đường chân trời (Over The Horizon -OTH). Bằng cách phát sóng lên tầng điện li của khí quyển (ionospheric layer), tức lớp ngoài của bầu không khí của trái đất. Nằm ở độ cao từ 50-80 km cho đến 1000 km, tầng điện li là nơi chịu nhiều tác dụng các bức xạ sóng ngắn của mặt trời và các bức xạ khác từ vũ trụ tới nên chứa nhiều ion và điện tử tự do. Sóng phát lên tầng điện li, dội lại, kết hợp với các trạm truyền tín hiệu mặt đất có thể phát hiện được một số mục tiêu (nhưng không rõ bằng quét trực chỉ). Đến đây thì hệ thống giải tín hiệu mới là quan trọng vì sóng dội ngược từ mục tiêu qua tầng điện li là rất nhỏ. Hiện chỉ có một vài nước trên thế giới là có trang bị những ra-đa OTH đó.

http://www.tscm.com/rdr-hori.pdf
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Lý giải rõ nhất về việc Trung Quốc khoe khoang có tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay là "bốc phét". Đơn giản là khi ta nghĩ theo ý của từ "đạn đạo", tức là khi tên lửa bắn lên theo đường cong parabolic như thế nào thì đầu đạn sẽ rơi theo đường cong đối nghịch như thế đấy. Như vậy có nghĩa là trước khi bắn tên lửa, người ta phải biết mục tiêu nằm đâu để tính toán khoảng cách/thời gian/tốc độ mà đánh cho chính xác. Khi đã bắn lên rồi thì... mục tiêu đó làm ơn đứng yên một chỗ.

Phiền mỗi cái là Hàng không Mẫu hạm của Mỹ có khi nào lại bỏ neo giữa khơi đâu hè? Khi một hạm đội đang hành quân thì chung quanh HKMH là những khu trục hạm mang hệ thống lá chắn Aegis theo bảo vệ. Trên không là các máy bay Hawkeyes liên tục bay cảnh báo/thám thính. Trong vòng 30 phút, hạm đội đã di chuyển 15 km (tính theo tốc độ trung bình 15 knots). Khi tên lửa đến nơi thì chỉ có... biển xanh và mây trắng...

Theo thông tin phổ biến thì loại Hawkeyes đời E-2C năm 2000 đã có khả năng theo dõi trên 2000 mục tiêu, đồng thời phát hiện hơn 20000 mục tiêu với tầm hơn 640 km, và cùng một lúc điều khiển 40-100 vụ đánh chặn bằng đường không hoặc từ không đối mặt biển/đất. Biến thể E-2D năm 2010 thì bảo đảm sẽ còn mạnh hơn nữa. Loại này vừa được Hải quân Mỹ nhận bàn giao thay thế từ từ cho E-2C.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Xin trả lời bác Rô ti trước, giống bác Rồng bay nói. các tàu hay tên lửa quảng cáo radar 400-500km, đó là nói về công suất phát tới mức đó, chiếu thẳng lên trời.
Nhưng vì trời thì thằng chứ mặt đất không thẳng, nhìn ảnh bác Rồng bay up rất dễ hình dung.

Có công thức tính tương đối khoảng cách của đường chân trời:
R = 1.23 x [H^1/2 + H'^1/2]
Trong đó R là khoảng cách từ radar tới giới hạn chân trời. H là độ cao radar, và H' là độ cao vật thể bay so với mực nước biển.
Bên dưới là tầm tác chiến của S 300, tầm bắn 200km. Nhưng nó chỉ bắn được vật thể bay cao 2,352m ở tầm 200km. Ở tầm 50km, nó chỉ bắn được vật bay cao 147m. Bởi vì giới hạn chân trời nói trên.

2826810533_faafe916e8_o.jpg


Radar nội địa của VN, có lẽ chiếm giữ độ cao tốt, nhưng cao bao nhiêu thì không biết, có lẽ cũng bí mật nửa.



Khoảng cách từ Cam Ranh ra TS là tầm 500km, từ Hoàng Sa ra TS là tầm 700km. Không quân Vn không có nhiều lợi thế khi cất cánh từ đất liền, nếu TQ cũng cất cánh từ HS.

Giả sử tình huống xảy ra là tàu Hải Giám TQ gây hấn, ủi xập giàn khoan. Vn trả đũa bằng quân sự, thì TQ hoàn toàn có quyền đánh trả (như trích dẫn vụ đảo Gạc Ma, TQ tự vệ). Lý do của kẻ mạnh thì khỏi bàn, như Mỹ đánh Iraq vậy thôi.
Vấn đề là Vn và TQ có lẽ đều không dám mở rộng cuộc chiến, chỉ dùng cuộc chiến nhỏ tranh dành những đảo nhỏ. Thì việc tấn công chớp nhoáng, chiếm chủ quyền xong, thì việc mở rộng cuộc chiến là rất khó. Lúc đó bên nào cũng nhao nhao kiềm chế. và cuối cùng thì hiện trạng chủ quyền sẽ đổi chủ.

Phía Vn phải trang bị làm sao để TQ không đánh chớp nhoáng được, đánh lâu dài, thì vừa khó nhai vì tổn thất, vừa có dịp cho thế giới chơi trò ngoại giao, dấy máu ăn phần. Đó là thứ TQ không muốn thấy. Sợ nhất là TQ đạt thõa thuận ngầm, để rồi đánh luôn cả cái HS mà không ai thèm để ý. Kịch bạn cho TS tại sao lại không giống như HS? Chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ tới kết cục xấu nhất này.
Cho nên bên cạnh vũ trang, chơi với láng giếng rất quan trọng. Chơi sào mà chả ai thèm lên tiếng là mệt đó.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
@Bác Rồng bay: TQ cũng có radar vùng ngoại biên, nên theo lý thuyết khi phát hiện 1 cụm mục tiêu, họ sẽ phái Kj 2000 xác định tọa độ, và cả ảnh vệ tinh quét khu vực đó. Nên nếu đánh từ xa vẫn được. Tuy nhiên đó là khi TQ ra tay trước.
Còn để Mỹ ra tay rồi thì radar ngoại biên, kích cỡ vài trăm mét sẽ ra tro trong vài phút. Và Kj 2000 sẽ không tiếp cận được khu vực Mỹ triển khai.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
tuansaigon nói:
Với Lực lượng hiện tại của KQVN gồm :
150 MIG 21bis, không rõ bao nhiêu chiếc đã lên chuẩn Bison. Con này có radar Kopyo-M/ radar này Max range - 80 km.
40 Su-22M4
12 Su-27 Radar N001VE
8 Su-30MKV Radar N001VE
12 Su-30MK2 Radar N011M Bars
Còn 8 chiếc Su-30MK2 nghe nói sẽ giao hàng trong năm nay 2012.

Các máy bay TQ có thể tham gia chiến đấu ở TS là các máy bay tầm xa như:
J-11b , Su-27, Su-30MK2 và J15 tiêm kích trên Thi Lang. Các máy bay này đều có RCS trên 5m2.

Có thể nói tới thời điểm này Vn chưa trang bị AWACS cho KQ 1 phần là vì các máy bay Su-30 của VN có thể phát hiện máy bay TQ (RCS > 5m2) ở khoảng cách trên 160km trong khi đó tầm tên lửa xa nhất mà VN và TQ có là R-77 chỉ khoảng hơn 100km.

Điều này có nghĩa là AWACS của TQ sẽ phát hiện ra máy bay VN trước khoảng 300km, báo động cho máy bay TQ xúm lại bụp... nhưng máy bay TQ khi bay lại gần thì máy bay VN sẽ phát hiện ra ở khoảng cách 160km. trong khi để bắn được thì phải vào tầm 100 km.

Mặt khác radar N011M BARS trên Su-30 MK2 mới của VN có thể phát hiện HKMH ở khoảng cách gần 400km. Nếu Su-30 VN có đem theo Brahmos tầm 300km thì có thể bắn tên lửa vào HKMH TQ rồi chạy trước khi bị máy bay TQ đưa vào tầm ngắm.
.....

Còn nữa từ từ em post tiếp

TQ có thể khai hỏa từ xa và dùng máy bay KJ 2000 để dẫn bắn cho tên lửa được. Cho nên VN hụt tầm bắn nhiều lắm. Ví dụ những tên lửa phòng không từ tàu chiến của TQ. Loại HQ 9 copy S300V có tầm cũng 200km.

Còn những tên lửa ditt hạm, hay tất cả tên lửa có đầu dò chủ động đều hạn chế tầm radar. Cho nên khai hỏa xong phải chiếu đèn cập nhật tọa độ mục tiêu.
Bên dưới là ví dụ cho việc khai hảo xong vẫn phải cần máy bay dò mục tiêu. Lý thuyết là vậy. Nhưng thực tế, chúng ta có giữ an toàn ở khoảng cách đó trước khi tên lửa tự tìm mục tiêu hay không?
Nhiều khả năng là khi bị phát hiện, không quân TQ đã quấy nhiễu đội hình VN. Bởi vì Vn xuất kích đội bay bao nhiêu, đều bị đối phương biết được. Do đó Iarel mới có tỷ lệ đẹp tiêu diệt 80 máy bay đối phương mà không tổn thất. Một tỷ lệ không tưởng nếu đánh mù công bằng, đừng xử dụng công nghệ cao.

KSR-5-Kingfish-CONOPS-1.gif

Mà thực ra mình giả sử vũ khí hoạt động tốt 100%. Chứ 2 anh Việt-Trung thì bản tính khá giống nhau, ai cũng biết. Đáng buồn là TQ có thể dòm, nhưng Vn chưa chắc đã tốt hơn. nên cuối cùng tỷ lệ vẫn như nhau đều dỏm.
Vụ ở tây nguyên, hồi đó em quen 1 ông cán bộ ở đó về nói, lựu đạn cay vứt như bắp rang đầy, chả chẳng nào sợ cả, vì nó lép. Chúng ta có truyền thống bão dưỡng tốt, nhưng toàn tiếc và thiếu tiền. Đâu biết vũ khí hết hạn rồi. Thằng TQ thì chi cho quốc phòng năm nay công khai hơn 100 tỷ đô. Con số thật còn cao hơn.nên nó trang bị chắc ok hơn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Công việc hàng ngày trên tàu sân bay.

[youtube]http://youtu.be/3hOB_kDXRIM[/youtube]
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
radar (nói chung các thiết bị điện tử ) mặt đất + kết hợp máy bay AWACS thì quý vị đã nói rồi.
Còn vai trò của Vệ tinh thì sao ? nó bay tuốt luốt trên trển liên tục liệu sẽ kết nối 2 chú vừa nói ?

Mig-21 do Israel nâng cấp chỉ bằng 3/10 so chính hãng Mikoyan Gurevich (Mig) nâng cấp thôi mà chủ yếu nâng cấp trang thiết bị điện tử, các vũ khí mới
chứ tính năng bay xa thì ... vô phương nếu không được tiếp liệu trên trời
còn đem các thùng nhiên liệu phụ theo sẽ rất nặng nề cồng kềnh khó xoay trở dễ làm bia cho máy bay địch vừa giảm chỗ gắn các loại bom đạn khác
đám Sukhoi (Su-22-27-30) cũng vậy cũng bị hạn chế tầm xa này

từ phi trường Cam Ranh ra Hoàng Sa thì xa
do đó 2 phi trường Đà Nẵng + Chu Lai có lẽ thích hợp hơn

còn đồ chơi đánh chặn thì hổng biết Bộ đội cụ Hồ ra sao
hổm rày Nhật-Hàn đã triển khai hàng loạt hỏa tiễn đánh chặn trên các Khu Trục Hạm ngoài khơi nhằm xử đẹp tên lửa Bắc Hàn nếu nó đi lạc
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
à cụ tàng hình Đinh Tiên Hoàng (Gepard gì gì đó) là chở một hoặc 2 trực thăng Ka-32 chứ đâu có chở máy bay