Hạng B2
18/12/18
396
235
78
25
TP. HCM muốn hạn chế dần, rồi tiến tới hẳn cấm xe máy vào trung tâm thành phố năm 2030 để giải quyết nạn kẹt xe, và câu hỏi lớn nhất của người dân lúc này là nếu cấm xe máy thì người dân di chuyển bằng gì nếu không đủ điều kiện mua ô tô.

Những khó khăn của dự án cấm xe máy vào trung tâm TP. HCM năm 2030


Nếu đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn” được thông qua, TPHCM sẽ hạn chế và tiến tới cấm môtô, xe máy 2-3 bánh tại một số khu vực trung tâm như: quận 1, 3, 5, 10, Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị mới Thủ Thiêm... vào giai đoạn 2025-2030.
Vậy người dân sẽ di chuyển bằng gì?
Cụ thể thành phố sẽ có những chiến lược để đưa các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện vào phục vụ người dân, tuy nhiên với những gì hiện tại đang xảy ra với các phương tiện công cộng người dân có quyền nghi ngờ đề án này.

Những khó khăn của dự án cấm xe máy vào trung tâm TP. HCM năm 2030

Hình ảnh tàu điện ngầm tại London​
Các phương tiện công cộng luôn được các nước phát triển đẩy mạnh với nhiều lí do như tránh ô nhiễm môi trường, tránh ùn tắc giao thông,... tuy nhiên đi kèm với các hệ thống giao thông thì cơ sở hạ tầng, đường xá cũng cực kì quan trọng và phải đi kèm. Nếu cơ sở hạ tầng không giải quyết được thì các phương tiện cũng chưa thể vận hành. Nhìn vào cơ sở hạ tầng ở TP. HCM thì chưa thể nói lên được rằng tương lai tàu điện sẽ được sử dụng như thế nào ở thành phố.

Những khó khăn của dự án cấm xe máy vào trung tâm TP. HCM năm 2030


Hiện nay, người dân sử dụng phương tiện công cộng ở TP. HCM không phải là con số ít, tuy nhiên tâm lí của nhiều người luôn không yên vì phải đối mặt với nhiều vấn đề như: trễ giờ, móc túi, chen lấn, cách phục vụ của nhân viên,... Do đó, nếu thành phố muốn thêm nhiều người dân sử dụng dịch vụ công cộng cũng là một bài toán khó.
Dự kiến, để thực hiện đề án, nguồn lực từ ngân sách sẽ dành ưu tiên cho phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt - khoảng 52.550 tỉ đồng. Các nguồn lực khác từ xã hội hóa đầu tư hoặc vốn ODA sẽ phát triển các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn, hệ thống thu phí ôtô cá nhân vào trung tâm,... khoảng 323.000 tỉ đồng.
 

Attachments

Hạng C
23/11/18
787
768
93
38
E nghĩ khó cấm lắm chỉ cấm 1 số tuyến đường thì ok , nước mình cơ bản vẫn là nước đang phát triển và đến 2030 e nghĩ ko thay đổi đc , h cứ nhìn sài gòn nhiều oto chứ tính trên đầu người e thấy vẫn thấp lắm , nếu cấm dân lấy j mà đi , phương tiện công cộng liệu có đáp ứng đc ? E nghĩ ko vì metro 1,2 đến lúc đó hoạt động đc hay ko còn ko dám chắc nữa là các tuyến metro mới thì lấy j để dân đi
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Trước mắt lấy được tiền mấy anh 4b vào khu TT cũng kha khá.
Thứ hai, cấm các loại 2b, 3b vào khu TT thì OK. Đường TT sẽ trống trải hơn, vừa lòng các anh 4b đã đóng phí.
Giải quyết được kẹt xe khu TT.
Rồi sẽ dừng ở đây, ko thể làm gì thêm.

Xe buýt ko đủ đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân ở khu ngoài TT.
Nếu tăng số lượng xe buýt cho đủ thì ko đủ đường chạy.
Do vậy ko cấm hoàn toàn 2b được.

NN phải làm đường trên cao như Thái lan mới hy vọng giải quyết kẹt xe.
2b chạy đường dưới và 4b chạy đường trên cao.
Hết.
 
Hạng D
21/2/17
1.566
1.691
113
44
Người ta lên kế hoạch chi tiết cụ thể để làm cả mấy thập kỷ mới được như vậy.
Giờ trong vòng 10 năm mà muốn cấm nhiêu đó quận? Có hơi viễn tưởng không đây?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Người ta lên kế hoạch chi tiết cụ thể để làm cả mấy thập kỷ mới được như vậy.
Giờ trong vòng 10 năm mà muốn cấm nhiêu đó quận? Có hơi viễn tưởng không đây?
Ko cấm cũng sẽ chết vì kẹt xe.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Cấm rồi sẽ thiệt hại về kinh tế... chết vì đói.
Nan giải vô cùng nan giải.
Làm sao đói được anh??
Chỉ cấm vào KTT thơi mà!
Cấm 2b vào KTT thì đi xe buýt.
Chỉ có shipers, graber, xe ôm mờ mới bị ảnh hưởng.
Nghề này mới phát triển vài năm thôi, ko phải là giai cấp tiền phong. Chuyển nghề khác thôi.
 
Hạng D
21/2/17
1.566
1.691
113
44
Làm sao đói được anh??
Chỉ cấm vào KTT thơi mà!
Cấm 2b vào KTT thì đi xe buýt.
Chỉ có shipers, graber, xe ôm mờ mới bị ảnh hưởng.
Nghề này mới phát triển vài năm thôi, ko phải là giai cấp tiền phong. Chuyển nghề khác thôi.
Như thế này, trong những quận kể trên đều có:
quán ăn
cửa hàng
công ty các cỡ.
Những lao động như :
Phục vụ quán ăn
Nhân viên bán hàng
Nhân viên cấp thấp và vừa trong các công ty
Ngoài ra, Những khách hàng bên ngoài vùng cấm

Tất cả sẽ gặp trở ngại trong việc đi lại, tiếp cận công việc, sản phẩm
Các công ty quán ăn sẽ khó kiếm nhân viên vì đi lại khó khăn, nhân viên quèn lấy đâu xe hơi mà đi, rồi chỗ đậu xe? => một trong những giải pháp là tăng lương để thu hút lao động => giá bán sản phẩm, dịch vụ tăng.
Ví dụ: công ty ở quận 7, nhà ở Bình Thạnh, để đi làm thì chắc ngất quá. Chưa kể nếu phải đưa đón con cái đi học.

Bị mất một lượng khách hàng: ví dụ giờ để ăn tô phở Lệ ở Võ Văn Tần Q3 thì những khách ở ngoài phạm vi cấm xe máy phải : gửi xe ở ranh giới, đón taxi hay phương tiện công cộng để đi đến điểm ăn uống => ai cũng ngại.

Một vấn đề nữa là chỗ đậu xe trong khu vực cấm. Cấm rồi không kẹt vì xe máy thì kẹt vì xe hơi đậu đầy đường.

Với những điều nêu trên, thì không thiệt hại về kinh tế cho người dân, doanh nghiệp ở trong khu vực cấm xe máy thì còn là gì nữa.

Tạm thời nghĩ được nhiêu đó nhưng e cảm thấy còn nhiều cái liên đới chưa kịp liệt kê ra đây.
 
Hạng C
4/6/13
682
1.028
93
Làm kiểu này giống kiểu Quảng Châu, cấm tiệt xe máy vào nội thành, kể cả máy điện đạp điện các kiểu , xe đạp chân thì được, nhưng Quảng Châu có hệ thống metro rộng và hơi bị tốt, nhiều trạm nên có thể đi bộ được, gần trạm xe điện thường có chỗ cho thuê xe đạp trả tiền qua smartphone khá tiện lợi. Dân lao động ít tiền giải pháp tốt nhất vẫn là đi xe đạp. Ô tô thì nhiều nhưng chỗ đậu xe trong nội thành khá là đắt đỏ, túm lại đó là chuyện xứ người, còn nội thành SG thì phải thay đổi thói quen lười vận động của dân chúng, lộ trình thì phải báo trước 10, 15 năm để dân chúng chuẩn bị nữa.