Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

<h1><span style=""color: #ff0000;"">Trà gừng mật ong ấm lòng ngày mưa lạnh</span></h1> Mật ong trà gừng có tác dụng làm ấm người, giải cảm; nhất là khi trời lạnh lại càng không thể thiếu. Trời mưa hay lạnh, đi ngoài đường về hãy pha ngay một ly trà hoặc ly nước mật ong gừng uống cho ấm người. Những lúc bị tụt huyết áp hay bị cảm thì món này lại càng hữu dụng, nhấp một ngụm trà gừng thấy tỉnh người và khỏe hơn ngay lập tức

Nguyên liệu:
150gr gừng
3 thìa cà phê mật ong
3 bát ăn cơm nước lọc.

120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-1_bd4ad.jpg


Cách làm:

Gừng cạo vỏ rửa sạch, thái hạt lựu rồi cho vào nồi, thêm nước lọc, đun sôi khoảng 25 - 30 phút đến khi gừng ra hết chất cay.


120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-2_9504b.JPG


Từ từ thêm 3 thìa cà phê mật ong vào nồi gừng, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-3_cc2fa.JPG


Đợi nguội để bạn cho gừng cùng nước đã đun vào hũ, cất tủ lạnh dùng dần.

120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-4_8463c.JPG


Khi uống trà bạn pha 1 túi trà, chế ít nước sôi rồi đổ thêm ít nước gừng mật ong vào, để trà ngấm trong khoảng 5 phút.

120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-5_5e8a6.JPG


Rót trà ra ly, dùng nóng sẽ rất thơm và ấm bụng. Nếu không thích uống trà hoặc sợ bị mất ngủ bạn có thể pha nước mật ong gừng với nước sôi nóng cũng được nhé!

120313afamily-AN-tra-gung-mat-ong-7_0d0ab.JPG


Theo afamily.vn​
 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

<span style=""color: #ff0000;"">Thực phẩm tốt cho tim mạch </span>

Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ

Hạn chế thịt đỏ để phòng ngừa bệnh tim mạch.

1. Tăng cường số lượng trái cây và rau quả
Rau quả, trái cây chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tim mạch, cũng là nguồn chất xơ.
2. Tăng cường lượng chất xơ
Chất xơ không chỉ hỗ trợ trong việc giảm cân, cải thiện chứng táo bón, làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp mà còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia đề nghị nên dùng từ 25 - 35g chất xơ mỗi ngày.
3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (The glycemic index: GI) là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm. Các bác sĩ chia các thực phẩm này thành 3 mức: các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, mức GI trung bình là từ 56 - 69, GI thấp dưới 55 là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm. Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, sẽ được cơ thể hấp thụ chậm. Chúng khiến lượng glucose trong máu trong cơ thể chúng ta tăng lên từ từ nên mang lại cho chúng ta cảm giác no lâu, hạn chế năng lượng đưa vào nhiều, nên được xem là thực phẩm chống lại đái tháo đường và bệnh tim mạch. Nên tránh ăn nhiều sản phẩm có GI cao trên 70 như: khoai tây đút lò, khoai tây chiên, bánh mì baguette. Có thể thay thế một phần cơm bằng bún, miến, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, rau luộc... là những thức ăn có GI thấp.
Nhưng đường máu không chỉ ảnh hưởng bởi chỉ số đường của thực phẩm mà còn ảnh hưởng bởi khối lượng ăn vào. Do vậy, khái niệm chỉ số tải đường huyết (The glycemic load: GL) phản ánh tốt hơn khi biểu thị khả năng làm tăng đường máu của thực phẩm vì chỉ số này thể hiện cả chất lượng và số lượng đường của thực phẩm. Chỉ số tải đường huyết lớn hơn hoặc bằng 20 gọi là cao, từ 11 - 19 là trung bình và bằng 10 hoặc ít hơn gọi là thấp. Nếu bạn tiêu thụ thức ăn có GI cao mà đồng thời chứa ít chất xơ thì rất dễ làm xáo trộn đường huyết. Lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh đái tháo đường týp II và bệnh tim mạch. Cả 2 chỉ số này càng thấp càng tốt, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GL thấp.
4. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Trong ẩm thực, thịt của các động vật có vú như: bò, heo, cừu và ngựa được coi là thịt đỏ. Lợi thế của thịt đỏ là cung cấp nhiều lượng protein, sắt, kẽm, nhiều vitamin B12, niacin và vitamin B6. Trong khi đó cá, gà, vịt, ngỗng luôn được coi là thịt trắng, Thịt trắng không nhiều năng lượng như thịt đỏ nhưng lại chứa nhiều chất béo không bão hòa, là loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Yếu tố chính để quyết định về màu sắc của thịt là nồng độ của myoglobin. Thịt trắng như ở gà dưới 0,05%, còn thịt heo và thịt bê có 0,1 - 0,3%, thịt bò non 0,4 - 1,0%, thịt bò già 1,5 - 2,0%.
Các loại thực phẩm như đậu nành, đậu hũ có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thịt nhiều chất béo bão hòa, các loại thực phẩm không lành mạnh khác.
5. Acid béo Omega-3
Được xem là acid béo thiết yếu, chúng cần thiết cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không thể tổng hợp được. Omega-3 có thể được tìm thấy trong cá, như: cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, hải sản khác bao gồm tảo và nhuyễn thể, một số cây trồng và các loại hạt có dầu như: hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh. Omega-3 còn được gọi là acid béo không bão hòa đa nối đôi (PUFA), đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của não, ngày nay nó cũng đã trở nên phổ biến bởi vì nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn cá (đặc biệt là cá giàu chất béo như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ…) ít nhất 2 lần một tuần.

Theo BS. Ngô Hữu Lộc
Sức khỏe & Đời sống

 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

<h1><span style=""color: #ff0000;"">Thức ăn cho người cao huyết áp</span></h1>
Tăng huyết áp đôi khi còn gọi là cao huyết áp là một bệnh hay chỉ là một triệu chứng của bệnh khác, thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10- 15% dân số, được coi là bệnh của thời đại văn minh, bệnh của những người làm công tác quản lý, bệnh của người ăn uống quá dư thừa.
Người bị cao huyết áp có thể dùng các món ăn để chữa. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp.

Nước rau cần: Dùng 250g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút, vắt lấy nước.
Mỗi lần uống một cốc nước rau cần , mỗi ngày 2 lần. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần. Bài thuốc này dùng điều trị các chứng cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ hưng phấn.

Chè hạ huyết áp: Dùng lá cây gai (6g), sơn tra (15g), ngũ vị tử (5g), đường trắng vừa phải (người bệnh béo không cần cho đường).
Hãm với nước sôi, uống thay nước chè. Uống thường xuyên loại chè này có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, phòng bệnh động mạch vòng.

Rong biển sắc với thảo quyết minh: Rong biển (20g), thảo quyết minh (15g), sắc lấy nước uống. Qua thực nghiệm lâm sàng, cho thấy bài thuốc này có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu.

Cháo hà thủ ô, gạo tẻ, táo tàu: Hà thủ ô (60g), sắc lấy nước bỏ bã. Cho 100g gạo tẻ, 3 quả táo, một ít đường phèn vào nước hà thủ ô nấu thành cháo. Đây là món ăn rất quý cho người mắc chứng huyết áp cao. Những người huyết áp cao do âm hư dương thịnh điều trị bằng bài thuốc này lâu dài sẽ khỏi bệnh.

Mật ong với nước sôi: Dùng 3 thìa mật ong uống với nước sôi. Khoa học hiện đại đã khẳng định hiệu quả điều trị rất tốt của mật ong đối với chứng huyết áp cao.
Bài thuốc này cũng có hiệu quả điều trị bệnh táo bón, do gan, thận, âm hư. Chú ý, những người tiêu chảy mãn tính không được dùng bài thuốc này.

Canh sứa biển, mã thầy: Dùng 50g thịt sứa, 100g mã thầy bỏ vỏ thái lát cho nước vừa đủ nấu chín kỹ. mỗi ngày ăn 2 lần có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao do âm hư dương thịnh. Chú ý, những người tỳ, thận hư hàn được dùng ít .

Canh côn bố (rong biển), tảo biển, đậu vàng: Mỗi lần dùng côn bố và tảo biển mỗi thứ 30g, đậu vàng 200g đun nhỏ lửa, chín nhừ, cho vào ít đường trắng. Mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng bổ dưỡng hạ huyết áp. Chú ý, những người mắc chứng tỳ, vị hư hàn không được dùng.

Canh hoa cúc, sơn tra, thảo quyết minh: Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 15g, hạt thảo quyết minh 15g(giã nát). sắc lấy nước uống thay chè, có thể cho vào một ít đường. có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, táo bón và bệnh động mạch vành.

Đường phèn, dấm chua: Dùng 1.000ml dấm, 500g đường phèn hòa tan với nhau. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn. bài thuốc thích hợp chữa huyết áp cao (nghiêng về âm hư, tắc mạch máu). Những người mắc chính loét dạ dày, tá tràng, bệnh dạ dầy acid quá nhiều không được dùng bài thuốc này.

Canh hạ khô thảo nấu với thịt lợn nạc: 20g hạ khô thảo, thịt lợn nạc 50g (thái mỏng) đun nhỏ lửa, nấu chín ăn.Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa cơm. Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Nước râu ngô: Dùng 100g dâu ngô, sắc lấy 3 bát nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Canh cẩu khởi, quả dâu: Dùng 500 cây cầu khởi (cả cành lá), 200g quả dâu tươi, sắc lấy nước uống. Có tác dụng hạ huyết áp , khỏi táo bón.

Chuối tiêu chấm vừng đen: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, khỏi táo bón.

Các món ăn từ cà tím chữa cao huyết áp: Cà tím còn có tên khoa học là Solanum melongema. Trong các loại cà, đặc biệt cà tím dài là thực phẩm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi. Cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với nhiều gia vị và thức ăn khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm.
Theo Đông y, cà tím, đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ, có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới. Để phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, người dân nên ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung.
CaTim.jpg
Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
<span style=""color: #0000ff;"">Cà tím xào mã đề</span>
Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; Hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.
Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm rồi cho cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp.
<span style=""color: #0000ff;"">Canh gà, cà tím</span>
Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.
Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn, có tác dụng giảm mỡ, hạ huyết áp.
<span style=""color: #0000ff;"">Cà tím nhồi om</span>
Cà tím dài 3 quả nhỏ, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Các món cháo chữa bệnh cao huyết áp
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo song nhĩ hạ áp</span>
Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo mộc nhĩ đen và táo tầu</span>
Mộc nhĩ đen ngâm nước cho nở ra, xé thành miếng nhỏ, táo tàu rửa sạch bằng nước sôi, lọc bỏ hạt, trộn với đường, ngâm 20 phút. Cho mộc nhĩ đen và gạo tẻ vào cùng để nấu thành cháo. Sau đó cho táo tàu và đường đỏ vào nấu tiếp 10 phút, ăn bữa sáng và bữa tối.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo sa sâm</span>
Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong một ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo bột ngô, xa tiền tử</span>
Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cho vào cháo nấu chín nhừ để ăn hằng ngày.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo quyết minh tử hạ áp</span>
Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, để nguội rồi nấu với hoa cúc bạch lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nước đó nấu thành cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào, nấu sôi lại là được.
Ăn mỗi ngày một lần, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày. Những bệnh nhân đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

<span style=""color: #ff0000;"">Cua đồng phòng bệnh còi xương cho trẻ </span>

canh-cua-dong-NGON.jpg

Cua đồng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Cua được chế biến thành những món ăn ngon và bổ lại giàu canxi và nhiều nguyên tố vi lượng.

Theo Đông y, cua đồng có tên là điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mạnh gân xương, làm tan máu tụ, giải cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng, tiêu hóa kém. Để làm thuốc, cua được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.

Một số cách dùng cua đồng chữa bệnh:
- Đau răng đau lợi do vị nhiệt: cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hằng ngày. Đồng thời dùng bài thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
- Phòng bệnh còi xương cho trẻ: cua đồng 100g, giã nhỏ lọc lấy nước, dùng nước này nấu cháo cho trẻ ăn hằng ngày. Kết hợp cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng 15 phút, 2 - 3 lần/tuần.
- Chữa máu bầm, máu tụ do vấp ngã hoặc do tai nạn lao động:
Mai và chân cua đồng (sao vàng) 30g, xuyên khung 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 16g, nam tục đoạn 18g, thổ phục linh 20g, cỏ xước 16g, bưởi bung 16g, đinh lăng 16g, quế tâm 8g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: tiêu máu bầm, thông mạch, giảm đau, thư giãn cơ.
Lưu ý: - Những con cua mắt đỏ, có lông dưới bụng không dùng. Khi làm thịt cua nếu gặp những con cua chết, không dùng.
- Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người xử trí bằng bài thuốc sau: nam hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.
Lương y Trịnh Văn Sỹ
 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

<span style=""color: #ff0000;"">Thực phẩm tốt cho "chuyện ấy" </span>

Để tăng cường sức khỏe tình dục, hãy bổ sung vào bữa ăn hằng ngày cải bó xôi, trứng, rượu vang đỏ, thịt đỏ, các loại đậu, các loại hạt và quả hạch, hàu sống, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la đen và dâu tây, theo Men’s Health.

Theo bác sĩ Steven Lamm, giảng viên Trường Y dược New York (Mỹ), những gì tốt cho tim thì cũng sẽ giúp hoạt động tình dục tốt hơn. Ông cũng là tác giả của công trình Làm gì để khỏe mạnh nhất và có đời sống tình dục sung mãn nhất ở mọi lứa tuổi. Vậy bạn nên ăn gì để tốt cho hoạt động tình dục? Hãy lắng nghe ý kiến của các nhà tình dục học, các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch và các nhà tâm lý học để chọn được những thực phẩm tăng cường sức khỏe tình dục.

Cải bó xôi và các loại rau quả xanh
Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt hoặc rau bina) là nguồn cung cấp ma-giê dồi dào.
cai-bo-xoi-400500.jpg

Cải xoăn chứa nhiều folate - dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe tình dục - Ảnh: Shutterstock

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, ma-giê có tác dụng làm cho mạch máu giãn nở, giúp dòng chảy của máu đến các bộ phận sinh dục càng mạnh. Khi ấy, hoạt động tình dục sẽ hứng thú hơn hẳn.
Một dưỡng chất cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tình dục là folate, có thể tìm thấy trong cải bó xôi và các loại rau xanh khác như bông cải xanh, bắp cải, cải xoắn.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường đại học Harvard (Mỹ) tiến hành trên 46.000 nam giới đã cho thấy những nam giới dùng nhiều thực phẩm có chứa folate hằng ngày thì giảm được 30% nguy cơ phát triển bệnh động mạch ngoại vi (gọi tắt là PAD, một bệnh của động mạch, có thể làm giảm khả năng đi lại của người bệnh) so với những nam giới ít dùng những loại thực phẩm có chứa folate.

Trà không đường
Trà xanh có chứa catechin - một chất chống oxy hóa, giúp dòng chảy của máu đến toàn bộ cơ thể mạnh hơn, có ích cho năng lực tình dục và năng lực của não, tăng cường trí nhớ và sự tập trung. Trong trà xanh còn có một chất được gọi là ECGC có tác dụng tăng cường sự đốt cháy mỡ trong cơ thể.
traxanh.jpg

Uống trà không đường để tăng cường năng lực sex - Ảnh: Shutterstock

Một nghiên cứu trên Journal of Nutrition cho thấy, những người uống từ 3 đến 5 tách trà xanh hằng ngày trong vòng 12 tuần sẽ giảm được khoảng 5% cân nặng. Lưu ý không thêm đường vào trà xanh vì đường khi được sử dùng nhiều sẽ làm giảm khả năng sản sinh chất endorphin, có thể dẫn đến trầm cảm.

Đào và các loại quả khác
Đào, nho, cam chứa nhiều vitamin C. Một nghiên cứu tại Trường đại học Texas Medical Branch (Mỹ) tiến hành trên 75 nam giới từ 20 đến 35 tuổi và đều nghiện hút thuốc lá rất nặng với chất lượng tinh trùng yếu. Họ được chia thành 3 nhóm; nhóm 1 dùng 200 mg vitamin C hằng ngày, nhóm 2 dùng 1.000 mg hằng ngày và nhóm 3 không dùng vitamin C.
Kết quả cho thấy, ở nhóm dùng 1.000 mg vitamin C hằng ngày, số lượng tinh trùng của họ tăng lên đáng kể và cao hơn so với 2 nhóm còn lại.
Trong một nghiên cứu khác, 30 nam giới vô sinh đã có thể làm vợ/bạn gái thụ thai sau 30 ngày bổ sung vitamin C. Một số nam giới còn có thể khôi phục khả năng sinh sản chỉ sau 4 ngày dùng vitamin C.
quanho.jpg

Nho có nhiều vitamin C, giúp tăng số lượng tinh trùng - Ảnh: Shutterstock

Một loại trái cây khác rất tốt cho tim và sức khỏe tình dục là dưa hấu. Loại quả này có chứa chất lycopene, beta carotene, và đặc biệt là citrulline được cho rằng có tác dụng làm mạch máu giãn nở, tương tự như tác dụng của Viagra vậy.
Theo Bhimu Patil, tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Phát triển Rau quả và Trái cây của Trường đại học Texas A&M (Mỹ), chất này có thể chữa được bệnh rối loạn cương dương và thậm chí còn có thể ngăn ngừa được bệnh.

Trứng
Trứng rất giàu vitamin B6 và B5, giúp cân bằng nồng độ hormone, giảm stress, và rất cần thiết đối với ham muốn tình dục. Trứng còn cung cấp nhiều protein hơn bất kỳ thực phẩm nào, kể cả thịt bò. Trứng còn chứa vitamin B12, rất cấn thiết cho việc giảm béo.
Một nghiên cứu trên tập san Béo phì quốc tế cho thấy, những người béo phì dùng 2 trứng cho bữa điểm tâm trong suốt 5 ngày/tuần, liên tục trong 8 tuần thì giảm được số cân nặng nhiều hơn so với những người béo phì khác.
trung-500.jpg

Trứng làm tăng ham muốn tình dục - Ảnh: Shutterstock

Đức Trí
 
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

tiepthipro nói:
<h1><span style=""color: #ff0000;"">Thức ăn cho người cao huyết áp</span></h1>
Tăng huyết áp đôi khi còn gọi là cao huyết áp là một bệnh hay chỉ là một triệu chứng của bệnh khác, thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10- 15% dân số, được coi là bệnh của thời đại văn minh, bệnh của những người làm công tác quản lý, bệnh của người ăn uống quá dư thừa.
Người bị cao huyết áp có thể dùng các món ăn để chữa. Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp.

Nước rau cần: Dùng 250g rau cần tươi, rửa sạch, nhúng vào nước sôi trong 2 phút, vắt lấy nước.
Mỗi lần uống một cốc nước rau cần , mỗi ngày 2 lần. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần. Bài thuốc này dùng điều trị các chứng cao huyết áp, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ hưng phấn.

Chè hạ huyết áp: Dùng lá cây gai (6g), sơn tra (15g), ngũ vị tử (5g), đường trắng vừa phải (người bệnh béo không cần cho đường).
Hãm với nước sôi, uống thay nước chè. Uống thường xuyên loại chè này có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, phòng bệnh động mạch vòng.

Rong biển sắc với thảo quyết minh: Rong biển (20g), thảo quyết minh (15g), sắc lấy nước uống. Qua thực nghiệm lâm sàng, cho thấy bài thuốc này có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu.

Cháo hà thủ ô, gạo tẻ, táo tàu: Hà thủ ô (60g), sắc lấy nước bỏ bã. Cho 100g gạo tẻ, 3 quả táo, một ít đường phèn vào nước hà thủ ô nấu thành cháo. Đây là món ăn rất quý cho người mắc chứng huyết áp cao. Những người huyết áp cao do âm hư dương thịnh điều trị bằng bài thuốc này lâu dài sẽ khỏi bệnh.

<span style=""color: #ff0000;"">Mật ong với nước sôi: Dùng 3 thìa mật ong uống với nước sôi. Khoa học hiện đại đã khẳng định hiệu quả điều trị rất tốt của mật ong đối với chứng huyết áp cao. </span>
Bài thuốc này cũng có hiệu quả điều trị bệnh táo bón, do gan, thận, âm hư. Chú ý, những người tiêu chảy mãn tính không được dùng bài thuốc này.

Canh sứa biển, mã thầy: Dùng 50g thịt sứa, 100g mã thầy bỏ vỏ thái lát cho nước vừa đủ nấu chín kỹ. mỗi ngày ăn 2 lần có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao do âm hư dương thịnh. Chú ý, những người tỳ, thận hư hàn được dùng ít .

Canh côn bố (rong biển), tảo biển, đậu vàng: Mỗi lần dùng côn bố và tảo biển mỗi thứ 30g, đậu vàng 200g đun nhỏ lửa, chín nhừ, cho vào ít đường trắng. Mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng bổ dưỡng hạ huyết áp. Chú ý, những người mắc chứng tỳ, vị hư hàn không được dùng.

Canh hoa cúc, sơn tra, thảo quyết minh: Hoa cúc 10g, sơn tra tươi 15g, hạt thảo quyết minh 15g(giã nát). sắc lấy nước uống thay chè, có thể cho vào một ít đường. có tác dụng chữa chứng huyết áp cao, táo bón và bệnh động mạch vành.

Đường phèn, dấm chua: Dùng 1.000ml dấm, 500g đường phèn hòa tan với nhau. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 3 lần. Uống sau bữa ăn. bài thuốc thích hợp chữa huyết áp cao (nghiêng về âm hư, tắc mạch máu). Những người mắc chính loét dạ dày, tá tràng, bệnh dạ dầy acid quá nhiều không được dùng bài thuốc này.

Canh hạ khô thảo nấu với thịt lợn nạc: 20g hạ khô thảo, thịt lợn nạc 50g (thái mỏng) đun nhỏ lửa, nấu chín ăn.Mỗi ngày ăn hai lần vào bữa cơm. Bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp.

Nước râu ngô: Dùng 100g dâu ngô, sắc lấy 3 bát nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Canh cẩu khởi, quả dâu: Dùng 500 cây cầu khởi (cả cành lá), 200g quả dâu tươi, sắc lấy nước uống. Có tác dụng hạ huyết áp , khỏi táo bón.

Chuối tiêu chấm vừng đen: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen rang chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, khỏi táo bón.

Các món ăn từ cà tím chữa cao huyết áp: Cà tím còn có tên khoa học là Solanum melongema. Trong các loại cà, đặc biệt cà tím dài là thực phẩm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi. Cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với nhiều gia vị và thức ăn khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm.
Theo Đông y, cà tím, đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ, có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới. Để phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, người dân nên ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung.
CaTim.jpg
Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:
<span style=""color: #0000ff;"">Cà tím xào mã đề</span>
Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; Hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.
Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm rồi cho cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp.
<span style=""color: #0000ff;"">Canh gà, cà tím</span>
Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.
Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn, có tác dụng giảm mỡ, hạ huyết áp.
<span style=""color: #0000ff;"">Cà tím nhồi om</span>
Cà tím dài 3 quả nhỏ, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.
Các món cháo chữa bệnh cao huyết áp
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo song nhĩ hạ áp</span>
Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo mộc nhĩ đen và táo tầu</span>
Mộc nhĩ đen ngâm nước cho nở ra, xé thành miếng nhỏ, táo tàu rửa sạch bằng nước sôi, lọc bỏ hạt, trộn với đường, ngâm 20 phút. Cho mộc nhĩ đen và gạo tẻ vào cùng để nấu thành cháo. Sau đó cho táo tàu và đường đỏ vào nấu tiếp 10 phút, ăn bữa sáng và bữa tối.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo sa sâm</span>
Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong một ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo bột ngô, xa tiền tử</span>
Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cho vào cháo nấu chín nhừ để ăn hằng ngày.
<span style=""color: #0000ff;"">Cháo quyết minh tử hạ áp</span>
Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, để nguội rồi nấu với hoa cúc bạch lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nước đó nấu thành cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào, nấu sôi lại là được.
Ăn mỗi ngày một lần, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày. Những bệnh nhân đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này.
em nghe nói mật ong không nên sử dụng với nước sôi trên 40 độ C mừ?
Vậy cụ thể cái này sử dụng thế nào vậy bác?
 
Hạng D
5/7/11
1.542
12
38
Re:Thông tin những món ăn, thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe

@ chu_bo_doi : đúng là mật ong chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm phân hủy các chất dinh dưỡng có trong mật ong. còn bài viết là do em lượm lặt nên có sao em để vậy ạ :D