Hạng C
18/4/11
941
691
108
Ngày 45 : 10/11

<span style=""color: #ff0000;"">8,3 % </span>

:D
@ Bác BanhChungNong : Ý bác là cutloss? :D

Cutloss không chỉ đơn thuần là việc đặt ra mức lỗ 5 - 7 -10%... cứ tới thời điểm đó thì Bán và cho là Tuân thủ kỷ luật. Bởi nếu hành động thuần túy cơ học như thế , thông thường mọi người sẽ mất phương hướng với những biến động của TT sau đó. Trong mỗi thời điểm, tùy vào tình hình TT, diễn biến, những ngưỡng hỗ trợ, vị thế của bản thân và tương quan giữa rủi ro và cơ hội...., em sẽ đặt ra mức cutloss. Chẳng hạn Kinh tế xấu đi, MMs liên tục dìm TT, sức trụ của cổ phiếu nắm giữ kém, gãy ngưỡng hỗ trợ và mức độ rủi ro tăng cao thì lúc đó tỉ lệ CP của em sẽ giảm về mức độ phù hợp.

Còn với TT như hiện nay. Em có thể cho phép khoản lỗ tạm thời lên tới 15% tổng TK. Bởi xác suất sắp tới, HNX về dưới 50 điểm thấp hơn rất nhiều so với việc nó sẽ tăng lên 80 điểm, thậm chí là cao hơn. Nên em cũng có thừa thời gian để lấy lại vốn và một khoản lãi kha khá. Giờ là lúc để Tham mà. :D
 
Hạng D
5/1/08
1.321
0
0
Mỗi người có nguyên tắc nhất định, em chỉ nói thế thôi. Em hành động một mình, đi một mình, cảm giác với chính bản thân. :) Em đọc các Top của bác từ đầu em tin bác sẽ thành công theo cách của Bác :)
 
Hạng C
18/4/11
941
691
108
Ngày 46 : 11/11

<span style=""color: #ff0000;"">8,6 % </span>

:D
@ Bác BanhChungNong : Cảm ơn bác .
033102flo_1_prv.gif
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Đồng ý với BCN mỗi ng 1 nguyên tắc nhưng tôi hơi tham chấp nhận tối đa 15% thì xem như mình xóa bài ....chơi lại ván mới khi thấy thích hợp .
39.gif
vì nhiều khi bộ bài cũ kg hợp nên chọn bộ mới hay loại bài khác ....
39.gif
 
Hạng C
18/4/11
941
691
108
Anh Phongluu đêm qua thức khuya thế. :D.

Cái cách đặt cược 15% này giống như mình có một dự án 10 tỉ và mình phải bỏ ra 1,5 tỉ (15%) để lobby. Nếu thành công mình sẽ có lợi nhuận 5 - 10 tỉ. Xác suất là 80%, có khi mình rải đạn qua hầu hết các ải rồi, đến ải cuối cùng thì bị tắc hoặc vì một lý do nào đó. Vậy là xóa bài làm lại, tìm vụ mới và mọi cái bắt đầu lại từ đầu.

Chứng khoán thì hay hơn ở chỗ, khi mình xóa bài Cơ hội thành công ở ván sau sẽ tăng lên cao hơn nhiều, lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. Bởi vì trừ khi nền KT sụp, TTCK giải tán hoặc Doanh nghiệp phá sản.... thì Cổ phiếu luôn có một giá trị tương ứng. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất giấy có quy mô 100 nhân viên, nhà xưởng 1ha, mạng lưới khách hàng khắp miền Nam và miền Trung, làm ăn ổn, giá trên sàn là 5000 đ/cp. Trong khi để xây dựng một doanh nghiệp tầm vóc như thế, người ta phải bỏ ra 12000 đ/cp. Vậy thì tội gì người ta không tìm cách mua trên sàn mà phải lập DN mới. Vấn đề là những người nắm giữ CP đó, khi thấy CP mình giảm quá sâu dưới giá trị thật sẽ không bán nữa. Cầu tăng cao mà Cung giảm, tự khắc CP đó sẽ phải tăng giá, khi mà KT tốt hơn và DN làm ăn tốt hơn thì thị giá của nó cũng sẽ phải vượt cao hơn 12000 đ/cp . Cái gì xuống quá đà lúc bật cũng thường bật quá đà. Nên mình bám theo cái " Quá đà" của nó và tùy cơ ứng biến thôi.:D

Trên TTCK, vấn đề thường không nằm ở chỗ thua lỗ bao nhiêu, mà ở vị thế của mình đối với TT như thế nào. Mình là người bị động hay chủ động. Nếu bị động thì thường chỉ là ngồi mong TT tăng trở lại. Còn chủ động thì khác. Ví dụ như thời điểm này coi như em đang đấu với Mr Market. Biết rằng Mr Market đang dìm CP của em xuống. Dựa trên " Lý thuyết trò chơi", xác định tương quan lực lượng, sức chịu đựng giữa 2 bên và hành vi của đối phương, em cài đặt vị thế của mình tương ứng, ví dụ TT giảm 1%, TK của em giảm 2%. Vậy từ giờ nếu HNX giảm 5%, TK em sẽ giảm 10%. Tuy nhiên nếu giảm 10% thì em vẫn ngủ ngon, vì khi TT bật 2 phiên là em hòa vốn, nhưng với Mr Market mỗi phần trăm giảm điểm lúc này sẽ là áp lực lên cơ quan quản lý nhà nước, chính phủ, doanh nghiệp. Và nó sẽ giống như chiếc lò xo nén lại. Đến ngưỡng nó sẽ phải dừng. Ngưỡng là khi quá trình CPH dừng lại hoàn tòan, khi việc thóai vốn đầu tư ngòai ngành của các TCT NN dậm chân tại chỗ, khi tiền ĐT NN chạy ra, khi mà các NĐT thua lỗ kéo nhau UBCK " ngồi chơi" ( Vụ này đã từng xảy ra :D), khi DN không huy động được vốn,...Nếu có bộ phim " Những kẻ báo thù, không bao giờ bị bắt" thì sẽ có bộ phim " TTCK VN, sòng bạc không bao giờ sập ". Mở nó ra thì dễ, chứ để nó sập sẽ kéo theo một hệ lụy khôn lường. Và quan trọng nhất, thường lúc đó nền kinh tế cũng bắt đầu ngạt thở rồi. Vậy thì lò xo phải bung thôi, khi mà Chính phủ lại thò ra cái que " Chính sách". Nhà đầu tư nước ngòai sợ nhất cái gọi là " Rủi ro chính sách" ở VN. Còn em thích gọi nó là " Cơ hội chính sách". Vì chỉ cần động thái đó xảy ra ( Mà dấu hiệu dọn đường thì đã thể hiện rồi:D), chỉ sau một thời gian cực ngắn, mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi. Tất nhiên có thể bản chất nền KT sẽ chẳng tốt hơn, thậm chí hệ quả sau đó có khi còn làm xấu đi, nhưng nó đủ cho dân chứng có một bữa tiệc linh đình, trong khi xung quanh hầu hết đang nhịn đói. Mong gì hơn nữa nhỉ. :D
 
Hạng C
18/4/11
941
691
108
Ngày 48 : 15/11

<span style=""color: #ff0000;"">Nguyễn Y Vân</span>

:D