Tập Lái
20/8/13
16
0
0
Quận 5


Những kinh nghiệm lái xe trên đèo sau có thể có ích cho người điều khiển phòng tránh những tai nạn đáng tiếc.​
Trước mỗi chuyến đi, nên tìm hiểu trước cung đường sẽ trải qua. Điều này sẽ giúp bạn có ý thức chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cần thiết tương ứng với loại địa hình tương ứng.

Đừng ngại và dành thời gian kiểm tra toàn xe, đặc biệt là hệ thống phanh, lốp và đèn báo trước khi đi và chuẩn bị băng đèo.

Nên sử dụng đèn chiếu sáng liên tục khi đang vận hành xe trên đèo, kể cả vào ban ngày. Trong điều kiện thời tiết có sương mù hay mưa phùn, đừng quên sử dụng đèn gầm. Nếu tầm nhìn hạn chế và xe không được trang bị đèn sương mù, nên dán giấy nylon màu vàng/đỏ vào đèn, điều này sẽ có lợi bởi tầm quan sát rõ hơn.

Hầu hết các đèo ở Việt Nam đều có những góc cua gấp, mà tài xế sẽ không thể nhìn được chướng ngại vật trước mặt. Do vậy, tại những vị trí này, nên đi chậm kết hợp với bấm còi và nháy đèn pha để thông báo cho các phương tiện giao thông khác, kể cả khi đường có cắm gương cầu quan sát.

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc "lên già - xuống non", nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và "lên số nào - xuống số đó".

Khi chạy ở nơi dốc núi, nhiều người có xu hướng sử dụng phanh liên tục để hãm tốc độ. Tuy nhiên, đây lại là thói quen và kỹ năng lái không có lợi cho xe. Rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng, dẫn tới mất ma sát, có thể cháy may-ơ và làm giảm tác dụng của phanh.

Để hãm tốc độ xe khi đổ đèo, nên chau dồi kỹ năng dùng số kết hợp với phanh. Phanh hoạt động tốt nhất sau khi đã về số hoặc phải giảm tốc độ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi phải dùng để giảm tốc độ cũng cần tránh phanh gấp, đặc biệt lúc xe đang vào góc nghiêng.

Tập trung điều khiển xe đi đúng làn đường cho phép, tránh lấn trái. Chỉ nên lấn làn tại những đoạn có kẻ sơn đường đứt đoạn và không có phương tiện đi ngược chiều. Hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều khi leo đèo nhất là những xe có tải trọng lớn. Nếu có ý định vượt xe khác trên đèo, nên chọn đoạn đường có tầm quan sát rộng, vượt dứt khoát, vượt xong phải cho xe sớm trở lại phần đường của mình. Hạn chế vượt lúc vào cua, trừ những góc cua trái có tầm quan sát rộng.

Không nên bám sát xe phía trước, giữ khoảng cách an toàn và phòng trường hợp phanh gấp. Khi leo đèo quá dốc, toàn đá hoặc bùn trơn nên kiếm dây thừng quấn vào bánh xe để tăng độ ma sát. Cố gắng tránh tuyệt đối việc dừng xe ở những góc khuất trên đèo. Trong trường hợp bất khả kháng do xe hỏng, thì phải có biện pháp cảnh báo cho các xe khác ở trước khúc cua.

Khi đi đèo vào mùa mưa lũ, nên chú ý các đoạn đường vách núi cao. nếu có hiện tượng nước màu đỏ gạch chảy qua đường, thì nên lưu ý đoạn đường đó rất dễ bị sạt lở do đất đá đã no nước và dễ có hiện tượng lũ bùn.

Chú ý từ xa những bụi nhỏ, đá con rơi xuống từ vách núi, nếu các loại đá bụi này rơi từ vị trí càng cao càng nguy hiểm bởi đó là hiện tượng sạt lở, cây cối đổ, sạt ta-luy,... Trong những trường hợp này phải đi thật chậm để quan sát và nếu quá nguy hiểm thì nên quay đầu xe để giữ an toàn.

Đối với người đi đường, khi bắt gặp sự cố hoặc tai nạn trên đường, việc dừng lại hỗ trợ nạn nhân là cần thiết và hợp với đạo lý. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dừng xe đột ngột, cần từ từ giảm tốc độ rồi dừng xe để giúp các nạn nhân. Đừng bao giờ vô cảm bỏ mặc nạn nhận và đứng xem giữa đường.

Hãy để những chuyến đi du xuân luôn ngập tràn niềm vui bằng việc lái xe an toàn, chủ động trong mọi tình huống và tuyệt đối không sử dụng rượu bia trước và trên hành trình.

sưu tầm- dân trí.
 
Hạng D
10/10/11
3.769
753
113
Ko cần mở xi nhan sao bác vì đường cong nhiều lắm. Sao chỉ nháy đèn pha?
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Ko chuyển làn hay vượt xe khác thì signal làm gì. Hiện nay đi đèo ngoài những rủi ro cần chú ý thì còn những sống trâu ở những góc cua...dể mất lái nhất là sedan.
 
Hạng B2
7/2/12
155
43
28
Một kinh nghiệm xương máu khi qua đèo là đừng lười nhấn còi.
Bất cứ chỗ nào khuất/ cong/ dốc...là nên nhấn còi liên tục cảnh báo xe ngược lại.

Khi nghe tiếng còi réo rắt khẩn cấp, hầu như tài các xe khác đều tự động khựng lại thăm dò...nhờ đó mà an toàn.
Em thoát chết 2 lần nhờ còi ở cái góc cua gắt đường Cát lái - Nhơn Trạch- Vũng Tàu

Chú tải chiều ngược lại đi rất kinh, nhờ mình còi trước mà hắn đã giảm tốc độ mặc dù thắng lết bánh ( Chỗ ấy bảng cho 40) nhưng hắn chắc lần đầu đi đường này nên đi chắc 60!
 
Hạng B2
10/8/11
306
13
18
E thì đi đèo rất từ tốn, cứ tà tà chạy nếu qua các khúc cua khuất tầm nhìn chỉ Cần còi nhẹ phát đi đúng phần đường là ổn. E chỉ sợ đi đèo đoạn QL 20 Đà Lạt thui. Khiếp nhất là gặp mấy ông công to xác kế đến phương Trang, thành bưởi gặp mấy chú này e luôn nhường để các a í đi.
 
Hạng D
21/5/09
1.086
43
48
Em thì chạy đèo thấy phía trước an toàn thì vượt có khi vượt vạch liền...ặc...ặc. Tối kỵ lúc lên đèo chạy sau gần các em Công và Tải nặng như trường hợp của em Fortuner ở đèo Cả đoạn cuối cái clip này. Bác nào có clip cung đường đèo vùng Tây Bắc post lên cho em xem với.

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=-yi9Be6DoFA&feature=youtube_gdata_player[/youtube]
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
truonghd nói:
e thì k bao giờ vượt khi lên đèo
Gặp những đèo ngoằn ngèo dài 10>15km hay 30km ko vượt thì chạy thế nào, khi trước mặt là những xe tải vô cùng nặng?
Vượt xe khác trên đèo thì...Khi xe vào cua phải...tranh thủ quan sát xa xe ngược chiều, đánh giá lượng, loại xe ngược. Khi chuẩn bị vào cua trái...điều kiện quan sát thuận lợi, góc nhìn rộng, có kính lồi càng tốt...còi đèn kèn trống inh ỏi...Vượt. Lên đèo mà bò sau xe tải thì thôi rồi...vừa chán vừa lo thành cục canh bất tử.
 
Hạng D
7/4/08
2.044
13
38
41
Rạch Giá Kiên Giang
chua bao giờ đc cầm láy đèo cả . . .k biết thế nào đang học hỏi kinh nghiệm đây . . . . .
Bác lòng bài nhạc hay quá . . .
phú 4:50 chiếc 4tuner .. ghê quá . . . . .nữa nạt ữa mở ghê ghê
thấy đường đèo cũng rộng k thấy khó ăn gì cả . . . . nhưng khuất gốc phía trước nên k thể xử lý tình huốn kịp nếu có sự cố . . .. .