Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Các trận hải chiến đầu thế 19 đã làm thay đổi tầm nhìn của hải quân rất nhiều. Mỗi giai đoạn, mỗi trận chiến lại nâng tầm của 1 loại vũ khí lên các mức khác nhau. Khi thì thiết giáp hạm là chủ lực, khi là tàu ngầm, khi là tàu sân bay...
Bài viết thì có sẵn trên ebook rồi nhưng lại phải tìm thông tin hình ảnh để minh họa nên chắc sẽ không thể viết nhanh được.

Đầu tiên là trận chiến trên eo biển Tsushima giữa 2 thế lực Nga - Nhật.
Đây là trận chiến của thiết giáp hạm với pháo lớn, chủ yếu là 150mm (6-inch), 203mm (8-inch), 254mm (10-inch) và 305mm (12-inch). Thời kỳ đó tàu nào có pháo to, tầm bắn xa thì càng chiếm ưu thế. Nhật đã hạ thủy tàu Satsuma trang bị toàn trọng pháo, nên họ chiếm ưu thế rất nhiều.

Trận chiến Tsushima diễn ra ngày 27-28/5/1905 giữa Hạm đội Baltic của Nga dưới quyền đô đốc Zinovi Rozhdestvensky và hạm đội Nhật dưới quyền Đô đốc Togo Heihachiro trên eo biển Triều Tiên. Nó đánh dấu một bước ngoặt về sự thay đổi quyền lực ở khu vực Thái Bình Dương đầu thế kỷ 20.
Căn nguyên sâu xa Chiến tranh Nga-Nhật nổ ra như là kết quả của sự tranh giành phạm vi ảnh hưởng từ đống tro tàn của đế chế Trung Hoa giữa một cường quốc cũ (Nga) và cường quốc mới (Nhật).
Trong cuộc chiến Trung-Nhật (1895-1896) mà chiến thắng thuộc về quân đội hiện đại hơn của Nhật, đã tạo cho đế quốc mặt trời mọc này một chỗ đứng trong châu Á đại lục, với cảng chiến lược Arthur tại Mãn Châu, cùng với Đài loan và một khoản tiền bồi thường lớn.

Nước Nga, sử dụng sức mạnh ngoại giao của mình giữa các cường quốc phương Tây, đã buộc Trung quốc ký một hợp đồng cho thuê, đưa cảng Arthur lại cho Nga. Phong trào Nghĩa hoà Đoàn nổ ra năm 1900 đã tạo điều kiện cho Nga để lại một đơn vị gìn giữ hoà bình ở TQ, và nước Nga đã sử dụng lực lượng đó để chiếm và củng cố cảng Arthur.

Căng thẳng vẫn ở mức cao vào năm 1901 mặc dù quá trình đàm phán vẫn tiếp tục, Nhật Bản sắp xếp một hiệp ước với Anh theo đó bảo đảm sự trợ giúp của Anh nếu như có một cường quốc nào khác ngoài Nga liên quan đến vụ việc.
Bộ Hải quân Nga đã đánh giá thấp một cách nghiêm trọng quyết tâm của người Nhật và khả năng tiến hành chiến tranh hiện đại của họ.
Nhưng thật sự thì con đường dẫn đến chiến thắng của người Nhật đã bắt đầu từ rất lâu trước đó, khi mà họ mở cửa đối với phương Tây.

Phát triển Hải quân
Trong thế kỷ 16, tướng quân mạc phủ Tokugawa, lãnh chúa phong kiến của Nhật, đã tách rời nước Nhật khỏi phần còn lại của thế giới.
Trong nhiều thế kỷ, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất ở đây là súng hoả mai. Cùng với sự tiếp xúc với phương Tây, sau khi hạm đội của đô đốc Perry (Mỹ) tới vịnh Tokyo, nước Nhật nhận ra rằng họ phải hiện đại hoá (không như TQ). Đến năm 1867, họ mua một thiết giáp của phe ly khai trong nội chiến Mỹ, chiếc CSS Stonewall, và bắt đầu xây dựng hải quân hiện đại.

Năm 1877 đánh dấu sự thất bại của những samurai cũ trong nội chiến. Một triều đại mới, gọi là Meiji (Minh Trị), nắm quyền và ngay lập tức tái xây dựng nền kinh tế Nhật bằng cách cùng lúc công nghiệp hoá và quân sự hoá, với những thành công vang dội. Từ 1894 đến 1905, chi tiêu cho quốc phòng đạt đến 40% ngân sách.
Nếu như năm 1880, tổng trọng tải hạm đội của Nhật chỉ là 15,000 tấn thì đến năm 1905, con số này là 252,000 tấn, cùng một hạm đội đầy kiêu hãnh với 31 tuần dương hạm và thiết giáp hạm hiện đại.

Hạt nhân của hải quân mới chính là sự huấn luyện, mà đã vượt quá mức yêu cầu. Một ví dụ sống động là về đô đốc Isoroku Yamamoto, người đã bị thương trong trận chiến Tsushima, sau này là kiến trúc sư trưởng của vụ tập kích Trân Châu Cảng.
Khi còn là một học viên trẻ của hải quân Nhật, cả lớp của ông ta đã được yêu cầu phải bơi qua giữa 2 hòn đảo ngoài khơi phía bắc Nhật Bản. Nơi đó đang có một luồng nước lạnh chảy rất xiết, cùng với những bầy cá mập. Nhiều tá học viên đã không thể chạm tới bờ.
(Thời kỳ đầu của quân đội Nhật, họ huấn luyện binh lính rất gắt gao. Có thể nói là khắc nhiệt nhất thế giới. Vì vậy mà những người lính của Nhật thời đầu thế chiến II là những quân nhâu ưu tú. Chỉ sau khi chạm trán Mỹ thì sự thiếu hụt quân số buộc họ rút ngắn thời gian, vì vậy trình độ tác chiến cũng không bằng thời xưa.)

Kỹ năng pháo binh và vận động cũng được tập luyện rất thường xuyên như thể họ đang chiến đấu thật. Các pháo thủ tập bắn với đạn thật, các chiến hạm tập di chuyển vận động với vận tốc như trong chiến đấu mà kết quả có thể khiến con tàu bị hỏng, thậm chí mất tàu. Các sĩ quan và thủy thủ luôn được đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu ở mức cao nhất, không có bất cứ sự kém cỏi nào được chấp nhận. Việc giáng chức, hay đuổi khỏi quân đội rất thường xuyên xảy ra, từ các sĩ quan cao cấp cho tới những lính mới.

Chú gấu già nua
Hải quân Nga, hoàn toàn trái ngược, đang ở trong tình trạng suy tàn. Mặc dù nhiều thủy thủ Nga rất có năng lực, Bộ hải quân lại toàn những kẻ thủ cựu, và ngân sách dùng để duy trì hạm đội Nga lại đặc biệt nhỏ. Tuy vậy, nước Nga, vì sức mạnh trên bộ, vẫn được các nước phương Tây vị nể. Nhưng ngày 10/1/1904, nước Nhật đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi tuyên chiến với Nga và tấn công cảng Arthur từ biển.

Hải quân Nhật nhanh chóng chiếm ưu thế và tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong trận chiến Shantung ngày 10/8/1904. Các chiến dịch trên bộ cũng diễn ra quyết liệt mà đỉnh cao là trận chiến Mukden (hay Shenyang) từ 19/2/-10/3/1905 với sự tham gia của 330.000 quân Nga và 270.000 quân Nhật, được nhiều nhà sử học coi là trận chiến “hiện đại” đầu tiên trong lịch sử. Chiến thắng cuối cùng thuộc về người Nhật.

Yêu cầu cần phải tái thiết lập lại quyền lực trên bộ và trên biển đã dẫn tới việc Hạm đội Baltic được lệnh lên đường sang châu Á ngày 15/10/1904. Hạm đội khi đó được đổi tên là Hải đội Thái Bình Dương số 2. Hạm đội được đặt dưới sự chỉ huy của đô đốc Zinovy Petrvich Rozhestvensky, được tăng thêm bởi một số tuần dương hạm cũ kiểu những năm 1880 dưới quyền đô đốc Nebagatov cùng một số tàu vận tải. Rozhestvensky đã chỉ huy hạm đội của mình thực hiện một kỳ công là đi qua một quãng đường dài hơn 18,000 hải lý (hơn 33,300 km) và đến châu Á nhiều tháng sau đó (trong số những nơi mà hạm đội này ghé qua có cảng Cam Ranh ở Việt nam). Đáng tiếc là thất bại thảm hại của hạm đội Nga sau đó đã làm lu mờ kỳ tích trên. Mục tiêu của hạm đội là đến được Vladivostok, cảng duy nhất của Nga trong khu vực. Đô đốc Togo biết điều đó, và ông ra lệnh cho tàu của mình tuần tra trên 3 tuyến đường mà hạm đội Nga có thể đi qua.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bản đồ đường di chuyển của Nga và bị Nhật chặn đánh
RouteRussianFleet.jpg



Diễn biến trận chiến
Trước khi bước vào cuộc chiến, ngườ Nhật đang có những lợi thế mang tính quyết định: chiến trường gần quê nhà, một lực lượng gọn nhẹ hơn gồm toàn những chiến hạm kiểu mới và đồng bộ về tốc độ và hoả lực, thủy thủ được huấn luyện chu đáo và đang có nhuệ khí rất cao, việc lên kế hoạch và tập luyện kỹ lưỡng cho cả mục tiêu chiến lược và chiến thuật.

Ngày 27/5/1905, đô đốc Togo nói với toàn hạm đội “Vận mệnh của đế chế chúng ta phụ thuộc vào chỉ một trận chiến này, mọi người hãy chiến đấu với tất cả khả năng của mình”.
Hạm đội Nga bị phát hiện khi một đội tuần dương hạm của Nhật tìm ra 2 tàu bệnh viện của họ trong một khu vực đầy sương mù ở eo Tsushima tối ngày 26/5/1905. Chiều ngày 27/5, hai hạm đội giáp mặt nhau. Hạm đội Nga xếp thành đội hình hàng dọc từ Nam-Tây Nam sang Bắc-Đông Bắc, còn hạm đội Nhật là từ Tây sang Đông Bắc.

Hạm đội Nga có 45 chiếc, gồm 12 thiết giáp hạm (tàu chủ lực), 8 tuần dương hạm, các khu trục hạm và tàu hỗ trợ khác. Phía Nhật có 4 thiết giáp hạm và một số tuần dương hạm, khu trục hạm.
Đô đốc Togo có một quyết định táo bạo cho ra lệnh cho hạm đội của mình di chuyển chặn đầu hạm đội Nga và tập trung hoả lực vào chiếc kỳ hạm của hạm đội Baltic, chiếc Knyaz Suvorov, với đô đốc Rozhestvensky trên boong. Cách vận động táo bạo này làm hạm đội Nga bất ngờ, và chỉ có thể được thực hiện nhờ vào lợi thế tốc độ cũng như thủy thủ đoàn thiện nghệ của hạm đội Nhật.

Kỳ hạm Mikasa của đô đốc Togo. Trong trận này nó bị trúng 30 phát đạn nhưng chỉ bị thương tích nhẹ.
Tốc độ 18knots
4 × 12-inch (305 mm) 40-calibres guns
4 x 12 inch 45-calibres (from 1908)
14 × QF 6 inch (152 mm) guns
Đây là kích cở khẩu pháo 12inch
HMS_Hercules_12_inch_guns_IWM_Q_18062.jpg


MikasaBW.jpg



Kỳ hạm của Nga, Knyaz Suvorov chỉ phục vụ vỏn vẹn 9 tháng và bị chìm trong trận chiến này.
Tốc độ 18knots
4 × 305 mm (12 in) guns (2×2)
12 × 152 mm (6 in) guns (6×2)
20 × 75 mm (3 in) guns (20×1)
4 ống ngư lôi 381mm
Knyaz_Suvorov_01.jpg


Kỳ hạm Knyaz Suvorov khai hoả trước tiên, ba phút sau, chiếc kỳ hạm của đô đốc Togo, chiếc Mikasa, đáp trả. Đội hình hai hạm đội giữ một khoảng cách ổn định khoảng 6200m và xối hoả lực vào nhau. Nhịp bắn của quân Nhật rất ấn tượng, ước tính khoảng hơn 2000 phát đạn hạng nặng trong 1 giờ. Hơn nữa, người Nhật sử dụng một loại chất nổ có công thức mới trong đạn của mình, bắn vào những cấu trúc phía trên của tàu Nga và làm bùng lên những đám cháy dữ dội trên bất cứ con tàu nào bị bắn trúng. Mức độ chính xác của hoả lực Nhật làm người Nga phải sững sờ.

Một sĩ quan Nga, thuyền trưởng Semenoff, đã viết “Tôi chưa bao giờ chứng kiến hoả lực nào như thế trước đây, tôi thậm chí không bao giờ dám tưởng tượng ra. Đạn dường như đang được rót xuống chúng tôi liên tục, cái này tiếp nối cái kia”. Thêm nữa, những chiến hạm của Nhật có thể đạt tốc độ 16 hải lý/h, trong khi của hạm đội Nga chỉ là 8 hải lý/h, chủ yếu vì phải chờ những chiếc tàu vận tải chậm chạp. Không những thế, người Nhật còn sử dụng một loại vũ khí mới là ngư lôi. Đã có lúc trong trận chiến, 30 khu trục hạm Nhật đồng loạt phóng ra 74 quả ngư lôi, đánh chìm ngay lập tức thiết giáp hạm Sisoy Veliky và 2 tuần dương hạm khác.

Trở lại với diễn biến của trận chiến, trong 40 phút đầu tiên, người Nhật xối mưa đạn xuống 2 thiết giáp hạm Nga là chiếc Knyaz Suvorov (tàu chỉ huy) và Oslyabya. Chiếc Oslyabya bị đánh đắm cùng với thuyền trưởng Vladimir Ber cùng phần lớn thủ thủ đoàn. Đô đốc Rozhestvensky bị thương nặng ở đầu, còn chiếc kỳ hạm của ông cũng bị hư hại nặng, hầu như không thể chỉ huy hạm đội được nữa. Chỉ huy 2 thiết giáp hạm Hoàng đế Alexander III và Borodino, thuyền trưởng Bukhvostov và Serebrenikov, cố gắng trong vô vọng để che chắn cho chiếc kỳ hạm và đưa hạm đội trở lại tuyến đường đến Vladivostok. Chiếc Borodino dẫn những thiết giáp hạm quay trở lại đội hình hàng dọc chính, nơi những tuần dương hạm đang chống cự để bảo vệ những chiếc tàu vận tải.

Thiết giáp hạm Oslyabya của Nga. Đây là chiếc đầu tiên trong trận bị chìm chỉ bởi pháo, không bị trúng ngư lôi. Tốc độ 18 knots.
Trang bị
4 × 254 mm (10 in) guns
11 × 152 mm (6 in) guns và nhiều súng nhỏ 75mm. 5 ngư lôi 381mm
Russian_battleship_Oslyabya_01.jpg
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
:) Chi tiết như là bác đang viế t hồi ký vậy........

Tiếp tục đi bác SVG
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
9/5/06
2.433
414
103
hay quá, em cám ơn và chờ bài post tiếp của Bác
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Em tiếp tục đây, đang dang dở mạch truyện :D

Bỏ lại chiếc kỳ hạm Knyaz Suvorov đang bốc cháy, chiếc Borodino chạy về phía nam, thuyền phó Makarov thay thế thuyền trưởng Serebrenikov, đang bị thương, chỉ huy tàu. Tuy nhiên, nó cùng những chiếc khác bị quân Nhật chặn lại. Chiếc Borodino và Hoàng đế Alexander III bị đánh chìm ngay trước khi màn đêm buông xuống. Và gần như cùng lúc, kỳ hạm Knyaz Suvorov bắt đầu chìm vì bị ngư lôi Nhật đánh trúng. Chiếc khu trục hạm Buyny do Kolomeitsov chỉ huy vội chạy đến để cứu tư lệnh Rozhestvensky và bộ tham mưu. Những sĩ quan của chiếc Kyaz Suvorov gồm đại uý Nikolay Bogdanov, Vyrbov, và thiếu uý Verner Kursel từ chối rời tàu và đã chịu chung số phận với chiếc kỳ hạm.

Hình phác họa chiếc Borodino (Tên Borodino theo em nhớ là 1 tên 1 trận chiến giữa Napoleon và Nga. Nga đặt tên cho chiếc tàu này để ghi nhớ)
4 × 12 in (305 mm) guns (2 × 2)
12 × 6 in (152 mm) guns (6 × 2) và ngư lôi.
800px-Borodino_class_battleship_diagrams_Brasseys_1906.jpg



Chiếc Hoàng Đế Alexander III . Cũng trang bị pháo tương tự các loại trên, Có 12 inch, 6 inch...
(
Imperator_Aleksandr_III_%281901%29_01.JPG



Tối hôm đó, từ trên boong chiếc Hoàng đế Nicholas I, chuẩn đô đốc Nebogatov tiếp nhận quyền chỉ huy hạm đội. Togo ra lệnh tạm ngừng bắn và cho những khu trục hạm áp sát và tấn công ở khoảng cách gần. 30 khu trục hạm Nhật phóng ra 74 quả ngư lôi Whitehead và đã đánh chìm thiết giáp hạm Sysoy Veliky cùng với tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov và Vladimir Monomakh.


Chiếc Vladimir Monomakh trang bị mạnh với:
4 × 203 mm (8 in) guns
12 × 152 mm (6 in) guns
4 × 86 mm (3.4 in) guns


Vladimir_Monomakh_cruiser_01.jpg



Sang ngày hôm sau, 5 chiếc thiết giáp hạm dưới quyền Nebogatov buộc phải đầu hàng. Chuẩn đô đốc Enkwist cùng 3 tuần dương hạm Oleg, Aurora, Zhemchug chạy về được đến căn cứ hải quân Mỹ ở Manila và bị giam giữ ở đó. Chỉ có khoảng 3 chiến hạm bị hư hỏng nặng của Nga, 1 tuần dương hạm hạng nhẹ và 2 khu trục hạm, là tới được Vladivostok. Đô đốc Rozhestvensky và bộ tham mưu được chuyển từ chiếc Buyny, bị hỏng động cơ, sang chiếc Bedovy, và sau đó bị quân Nhật bắt làm tù binh.

Nói chung, một số chiến hạm Nga đã chiến đấu rất anh dũng, đôi lúc trước nhiều tàu địch. Nhưng trước một đối phương hơn hẳn về mọi mặt thì tinh thần thôi là chưa đủ, chưa kể là tinh thần chiến đấu của toàn hạm đội Nhật cũng rất cao. Tổng kết cuộc chiến đã phản ánh chiến thắng vang dội cho phía Nhật. Hạm đội Nga mất phần lớn số tàu chiến, 4380 người chết, 5917 bị thương, 4000 bị bắt làm tù binh, trong đó có 3 đô đốc. Hạm đội Thái Bình Dương, Baltic, và hạm đội dự bị của họ hầu như không còn tồn tại. Phía Nhật mất 117 người, 583 bị thương, mất 3 tàu phóng lôi.

Chiến hạm Shikishima của Nhật
4 ×12-inch (305 mm) guns (2x2)
14 × QF 6-inch (152 mm) guns
20 x 3 pounder guns
5 ×18-inch (457 mm) torpedoes
Những chiến ạhm của Nhật trang bị tốt hơn hằn tàu Nga. Họ lại chủ động trong trận đánh. Không phải che chắn cho tàu vận tải. Vì vậy họ chiếm ưu thế hơn trong trận chiến. Tuy nhiên không thể không nói tới trình độ của lính Nhật. Đây là giai đoạn mà quân đội Nhật huấn luyện rất kỹ, cho tới đầu thế chiến II.

Battleship_Shikishima.jpg


Ảnh hưởng của trận Tsushima
“Người Nga không quá tệ như cái cách mà họ bị đánh bại, và họ bị thảm bại vì họ đã thờ ơ và không bị đẩy vào thế đường cùng như ở Crimea hay như ở cuộc kháng chiến chống Napoleon, trong khi mỗi binh sĩ và thủy thủ Nhật tin rằng, mà thật sự nó đúng như vậy, rằng vận mệnh dân tộc họ đang lâm nguy và mỗi cố gắng của từng cá nhân có thể quyết định đại cục” (theo tờ New York Sun).

Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt chủ trì hội nghị hoà bình ở Portsmouth, New Hampshire, và một hiệp định được ký ngày 6/11/1905. Nước Nga rút khỏi Mãn Châu, công nhận Triều Tiên là “vùng ảnh hưởng” của Nhật, đồng ý cho Nhật thuê bán đảo Liêu Đông, cho Nhật quyền kiểm soát Tuyến đường sắt Nam Mãn Châu, từ bỏ chủ quyền của đảo Sakhalin nằm về phía nam vĩ tuyến 50, cho Nhật quyền đánh bắt cá.
TT Roosevelt đã nhận ra sự ra đời của một con hổ mới của phương Đông. Ông viết trong một bức thư cá nhân năm 1906: “Trong nhiều năm, người Anh, người Mỹ, người Đức, những người xem nhau như kẻ thù trong nền ngoại thương ở Thái Bình Dương, sẽ phải dè chứng Nhật Bản hơn bất cứ quốc gia nào khác trong quá khứ … Nếu chúng ta cố đối xử với họ như cách ta đối xử với người TQ, và cùng lúc chúng ta không thể giữ cho lực lượng hải quân ở mức cao nhất về trình độ và quy mô, thì chẳng khác nào chúng ta đã tự rước hoạ vào thân”.

Về phản ứng của công chúng Nhật trước hiệp định Portsmouth thì nói chung họ coi đó là một sự phản bội. Lời giáo huấn về fukoken kyohei ( một đất nước giàu có với một quân đội mạnh) và cơ sở cho những suy nghĩ của họ. Họ cảm thấy hiệp ước đã cướp đi những lợi ích chính đáng của họ, nước Nhật đã bị o ép. Và họ cho rằng chính quyền dân sự phải chịu trách nhiệm chính, còn giới quân sự là những anh hùng. Đó là nhân tố dẫn đến việc chính quyền Meiji cuối cùng bị phế truất và một chế độ độc tài quân sự được thiết lập và đã dẫn nước Nhật vào Thế chiến thứ hai.

Nước Nhật giờ đây đã có ưu thế trên biển để hỗ trợ cho những bước đi của nó ở Mãn châu, Triều tiên và nhiều nơi khác. Trong khi đó, trong hơn 3 thập niên tiếp theo, những nước phương Tây phải đối phó với chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng Nga, sự tái sinh của nước Đức quốc xã, và dần rời xa khu vực châu Á. Còn Yamamoto thì lên chỉ huy hạm đội Nhật, và những bài học từ Tsushima, cảng Arthur đã trở thành triết lý quân sự của ông. Những nền tảng quân sự, chính trị, kinh tế cho một trận chiến mới ở Thái Bình Dương đã được thiết lập mà những diễn viên chính trong đó là nước Nhật và nước Mỹ.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trận chiến cuối cùng của thiết giáp hạm Bismarck

Bismark_06.jpg


h59672_Bismark.jpg



Anh- Đức là 2 đối thủ nhiều duyên nợ thời thế chiến, nhất là trong hải quân. Hải quân Đức thời kỳ đầu chiến tranh rất mạnh, nhất là tàu ngầm. Họ độc chiếm Đại Tây Dương và Đại Trung Hải, nơi mà hải quân Anh từng làm mưa gió. Những chiếc tàu ngầm U boat của Đức khi đó gần như tàng hình trước quân Đồng Minh, Đức cũng có những ngư lôi hiệu quả cao.
Sau này khi phe đồng minh phát minh thiết bị định vị cao tần, ưu thế ẩn hiện trong bóng đêm của tàu ngầm Đức mất tác dụng. Vì các chiến hạn ngay lập tức biết sự có mặt của tàu ngầm Đức. Bên cạnh đó là phát minh rađa ASV của phe đồng minh. Chiến thuật "bầy sói" dùng tàu ngầm tấn công tàu chiến dần thất bại.
Nhược điểm của tàu ngầm thời kỳ đó là phải nổi lên mặt biển mới có thể tấn công. Do đó ưu thế duy nhất của nó là nổi lên bất ngờ phóng ngư lôi khi chiến hạm đối phương còn chưa biết vị trí tàu ngầm. Khi tàu ngầm đã bị lộ vị trí thì tính bất ngờ đã kém hẳn.

Quay về Bismarck. Đó là niềm tự hào của hải quân Đức. Được ví như chiến hạm không thể chìm.
Chiếc chiến hạm Đức khổng lồ này có lượng dãn nước 41.000 tấn. Khởi công đóng ngày 1-7-1936 và hạ thuỷ ngày 14-2-1939, như vậy có thể coi Bismarck như vừa mới được sử dụng. Bismarck có một dàn hoả lực mạnh gồm 8 khẩu pháo 380mm, 12 khẩu 150mm. Dàn pháo phòng không 14 khẩu 105mm và nhiều vũ khí tự động. Chiến hạm có 4 máy bay; các động cơ chiến hạm cho phép nó đạt vận tốc 30 knots . Thủy thủ khoảng 1.500 người.

Trong trận chiến này, đi theo Bismarck là tuần dương hạm Prinz-Eugen trọng tải 15.000 tấn. Hạ thuỷ ngày 22-8-1938, Prinz-Eugen được trang bị 8 khẩu pháo 203mm, 12 khẩu pháo phòng không 105mm, 12 ống phóng lôi 533mm. Tàu có 3 máy bay cất cánh bằng bệ phóng, và có thể đạt tốc độ 33kn.
PE_Atomtest_1.jpg



Đối thủ của Bismarck trong trận chiến này là Hood. niềm tự hào của Hải quân Anh, có lượng dãn nước 45.000 tấn. Hoả lực của nó tương đương hoả lực đối thủ sắp đọ sức với nó: 8 khẩu 381mm, 12 khẩu 140mm, 4 khẩu cao xạ 102mm, nhiều vũ khí tự động, 6 ống phóng lôi, một số máy bay. Sức mạnh của Hood là ở tốc độ, một tiêu chuẩn ưu tiên theo quan niệm cổ về tuần dương hạm. Khởi công năm 1916, hạ thuỷ năm 1918, đưa vào hoạt động năm 1920, nó có thể đạt tốc độ 32 kn. Điểm yếu của Hood là nó được thiết kế trái với quy tắc tự bảo vệ của các tàu đường dài: chỉ có một số bộ phận cốt tử của nó chống được đạn 305mm. Quân số trên tàu là 1.450 người. Hood là một trong 4 chiến hạm giống hệt nhau dự định đóng nhưng chỉ có nó dược hoàn thành. Vì thế Hood được xem như phiên bản duy nhất và là biểu tượng tự hào của Hải quân Anh.

800px-HMS_Hood_%281921%29_profile_drawing.png



British_Battlecruiser_HMS_Hood_circa_1932.jpg


Trong trận đầu cuộc săn lùng Bismarck, Anh dự tính chỉ cần Hood và Wales.
Chiếc Prince of Wales chỉ hạ thuỷ trước chiếc Bismarck có vài tháng nên có thể xem như cùng thế hệ với Bismarck. Nó cũng có lượng dãn nước 41.000 tấn như Bismarck, nó được trang bị 10 khẩu pháo 356mm, 16 khẩu pháo 132 mm, rất nhiều vũ khí tự động, có 4 máy bay cất cánh bằng bệ phóng và có thể đạt vận tốc 28 kn. Điểm mạnh của Prince of Wales là có một lớp vỏ dày 406mm. Bộ Hải quân Anh hoàn toàn có cơ sở tin rằng hai chiến hạm mạnh này có thể hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt Bismarck.
Prince_of_Wales-1.jpg