Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong WW 2 đã diễn ra trận hải chiến lịch sử trên Đại Tây Dương. Một lực lượng hùng hậu hải quân Hoàng gia Anh phải chịu bao tổn thất nặng nề mới đánh chìm được tàu Bismark của quân Đức. Gần đây, các nhà nghiên cứu người Mỹ với phương tiện kỹ thuật hiện đại đã tìm thấy xác con tàu này dưới biển.

Hải quân Đức và hải quân Anh vốn có những mối thù truyền kiếp. Từ WW 1, người Anh đã từng đau đầu vì chiến thuật đánh lẻ lợi hại của tàu chiến Đức: chúng thường ra khơi đơn độc, lặng lẽ tiếp cận các đoàn tầu Anh, đánh chìm vài chiếc rồi rút lui êm thấm. Người Đức vẫn duy trì chiến thuật này đến WW 2. Tháng 12 năm 1939, thiết giáp hạm của Đức “Đô đốc Nam tước Phon Shpée” trong một trận hải chiến, trước khi thúc thủ đã nhấn chìm 9 tàu chiến Anh với tổng trọng tải 50 ngàn tấn. Chỉ trong một thời gian ngắn, hải quân Đức với chiến thuật “đơn thương độc mã” đã tiêu diệt hơn 100 tàu chiến Anh. Dĩ nhiên, hải quân Anh không đời nào chịu ngồi bó tay nhìn tàu Đức tung hoành như vậy. Vào tháng 5-1941 đã diễn ra trận phục thù tạo nên cơn bão lửa trên Đại Tây Dương.

Đầu tháng 5, được tin đoàn tàu vận tải Anh bắt đầu rời Hoa Kỳ chở hàng về nước, các thống chế Đức quyết định cử hai tàu đi đón đầu và tiêu diệt. Thiết giáp hạm Bismarck có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các tàu chiến hộ tống còn tuần dương hạm Hoàng tử Eugen sẽ xử lý các tàu hàng. Ngoài ra, hai tàu thiết giáp Scharnhorst và Gnayzenau đang neo đậu trong hải cảng Brest của Pháp (bấy giờ bị Đức chiếm đóng) sẽ sẵn sàng tiếp ứng cho hai tàu trên. Trong trường hợp cần thiết quân Đức sẽ huy động lực lượng tàu ngầm trợ chiến. Chiến dịch này được đặt mật danh “Cuộc tập trận trên sông Ranh” và được giữ tuyệt mật. Cẩn thận hơn, người Đức đã cho máy bay trinh sát đi do thám các căn cứ hải quân Anh và đặt nhiều trạm thông tin vô tuyến hoạt động hết công suất để đánh lạc hướng đối phương. Đích thân đô đốc Lutiens, tư lệnh hải quân Đức chỉ huy chiến dịch và trực tiếp có mặt trên thiết giáp hạm Bismarck-chiếc tàu chiến lớn thứ nhì thế giới lúc đó, chỉ sau tàu Hood của Anh.

Ngày 18-5-1941, Bismarck và Hoàng tử Eugen rời cảng Gotenhafen tiến về phía eo biển Ban tích. Ở đó, ngày hôm sau họ gặp tàu Gotland của Thuỵ Điển trung lập. Tưởng vô hại, nào ngờ, chính từ đây, chiến dịch mất dần tính chất bí mật. Thuyền trưởng tàu Gotland đã điện về sở chỉ huy về việc xuất hiện hai tàu chiến Đức. Thông tin này được chuyển ngay về cho một nhân viên tình báo hải quân Thuỵ Điển. Anh chàng này trong lúc trò chuyện đã để lộ cho một người bạn là tuỳ viên hải quân Anh tên là Danhem. Danhem lập tức chuyển tin này về London với dấu “thượng khẩn".

Ngày 21-5, hai còn tàu Đức đến vùng biển Kors-Ford, và ra khơi Đại Tây Dương. Cũng ngày hôm đó, một chiếc máy bay trinh sát Anh bay ngang vùng biển Kors-Ford, dĩ nhiên là không tình cờ. Viên phi công đã chụp ảnh và báo cáo về cho bộ tư lệnh hải quân. Người Anh hiểu ra ngay ý đồ của hai tàu Đức. Từ hải cảng Skara Flow-căn cứ hải quân lớn nhất của Anh-phó đô đốc Holland được lệnh ra quân trên siêu hạm Hood. Dẫn đầu hải đoàn gồm Hood, thiết giáp hạm Wales và sáu khu trục hạm. Đích thân tư lệnh Tovy chỉ huy một hạm đội gồm thiết giáp hạm King George V, hàng không mẫu hạm Victorious, 4 tuần dương hạm và 7 khu trục hạm tiến về phía bờ biển Tây Nam Ireland. Như vậy, quân Anh đã giăng bẫy kỹ càng.

Bản đồ hải trình của Bismarck và quá trình đánh chặn của hải quân Anh
800px-Rheinuebung_Karte2.png




bisdenmarkstraitbattle_02.gif



19 giờ 22 phút ngày 23-5, tàu Souffolk phát hiện Bismarck và Hoàng tử Eugen ở khoảng cách 7 dặm. Chiếc tàu Anh khôn khéo nương trong sương mù không cho quân Đức trông thấy, đeo bám đối phương đồng thời báo cáo cho Tovy và Holland về hướng di chuyển, tốc độ và tọa độ của hai tàu Đức. Sau đó tàu Norfolk tiếp cận đối phương nhưng bị Bismarck bắn rát phải rút lui, tuy vậy đã kịp thông báo tình hình tàu Đức cho Tovy. Ông này ra lệnh cho tàu Souffolk và Norfolk tiếp tục đeo bám còn hải đoàn của Holland thì mở hết tốc lực thẳng tiến theo hướng Tây.

Nhờ ưu thế của vị trí mai phục và nhất là các tín hiệu chỉ dẫn do nhóm Norfolk đánh đi, các chiến hạm mai phục đã dễ dàng nhận ra bóng của hai chiếc chiến hạm hằng mong đợi vào rạng sáng ngày 24-5.
Ngay lập tức nổ ra trận hải chiến. Do tầm nhìn thấp, hai bên phải áp lại ở một cự ly tương đối gần nhau. Điều này tạo lợi thế cho chiến hạm có vỏ bảo vệ tốt và đẩy chiến hạm Hood, có vỏ bọc yếu, rơi vào thế bất lợi.

Cuộc chiến rất ác liệt. Cả hai phía đều nhận được đạn pháo của nhau. Khi lửa bốc lên ở chiến hạm Bismarck thì thảm hoạ xẩy ra với chiếc Hood y như đã xẩy ra liên tiếp với ba tuần dương hạm Anh ngoài khơi bán đảo Jutland (Đan Mạch) vào chiều ngày 31-5-1916 trước đây: Các trái đạn pháo rất chính xác của phía Đức đã xuyên thủng mái hoặc thân tháp của Hood và làm cháy số đạn đang được chuyển từ hầm lên phòng bắn. Ngọn lửa lan tới hầm đạn trước khi hầm được xả cho ngập nước, tức là trước khi lượng thuốc nổ khổng lồ trong hầm được nước bảo vệ. Tai hoạ nhấn chìm trong có mấy giây các chiến hạm Queen Mary , Inflexible , Invincible năm 1916 lại diễn ra với chiến hạm Hood: nó nổ tung và chìm ngay lập tức . Trong số 1.450 người trên tàu chỉ có một sỹ quan và hai thuỷ thủ được cứu thoát.

Sau khi đánh đắm Hood, tàu Bismarck quay sang bắn tàu Wales. 4 quả đạn 380 ly và 2 quả 203 ly đã phá huỷ tháp đại pháo của tàu Wales. Để khỏi chung số phận với tàu Hood, tàu Wales thả khói mù chạy trốn.

Việc mất chiếc Hood đương nhiên là một đòn đau cho Hải quân Anh nhưng như tưới thêm dầu vào ngọn lửu phục thù của người Anh. Hai chiếc Norfolk và Suffolk vẫn kiên trì bám theo con mồi, bất chấp các hành động khiêu khích của địch thủ. Các máy bay xuất phát từ đảo Island cũng tới liên lạc với hai chiến hạm Anh và ngay lập tức nhận được thông báo Bismarck bị mất tốc độ và để lại phía sau một vệt dầu, một dấu hiệu cho thấy vỏ tàu có vấn đề.
Tuy lập kỳ tích hạ siêu hạm ood nhưng Bismarck cũng bị hư hại đáng kể: một quả đạn Anh trúng phần mũi làm hỏng 4 máy, quả nữa trúng khoang chứa nhiên liệu khiến dầu chảy mất khá nhiều, 7 giờ 27 phút, đô đốc Lutiens liên lạc với tổng hành dinh và được lệnh cho phép Bismarck về một trong những cảng Pháp, còn tàu Hoàng tử Eugen vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tấn công đoàn tàu hàng.
Nhờ sự mất tốc độ đó, chiếc Prince of Wales với sự trợ giúp của Norfolk và Suffolk đã đuổi kịp Bismarck vào buổi chiều. Lại diễn ra một trận hải chiến ngắn và chiếc chiến hạm Đức phải bỏ chạy về phía Tây, sau đó về phía Nam. Ba chiếc tàu săn đuổi kiên trì bám theo con mồi. Tới 3 giờ sáng ngày 25-5 thì một thao tác rất khéo của chiếc chiến hạm Đức, dựa vào tầm nhìn xấu, đã làm ba chiến hạm Anh mất phương hướng săn đuổi.
Bộ tư lệnh hải quân Anh lập tức điều động một lực lượng khổng lồ bổ sung cho cuộc săn tàu Bismark. Lực lượng này gồm thiết giáp hạm Rodnay, hàng không mẫu hạm Arc Royal, tuần dương hạm Cheffild và một thiết giáp hạm từ cảng Galifaks tới. Ngoài ra, một thiết giáp hạm và 4 khu trục hạm đang hộ tống đoàn tầu hàng từ Mỹ về Anh cũng được huy động tăng cường cho lực lượng này. 18 giờ, Lutiens bất ngờ ra lệnh quay sang bắn phá Souffolk và Norflk, buộc hai tàu này phải tránh xa. Nhân cơ hội đó, tàu Hoàng tử Eugen tách ra khỏi tàu Bismarck tiếp tục hải trình đi tìm và diệt đoàn tàu hàng của Anh. Khoảng 23 giờ, 9 chiếc máy bay ném bom Swordfish và 5 chiếc tiêm kích Fulmar từ hàng không mẫu hạm Victorious lợi dụng trời mưa kéo đến tấn công Bismarck. Chỉ một quả bom trúng vỏ thép, không gây thiệt hại đáng kể, còn Bismarck thì bắn rơi 2 chiếc máy bay Fulmar.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Máy bay Fulmar
Fairey_Fulmar-1.jpg


Victorious
Aerial_photography_of_HMS_Victorious.jpg


HKMH Victorious 1959
487px-HMS_Victorious_bow_shot_1959.jpg



Ngày 26, vào lúc 10 giờ 20, khi quân Anh tưởng đã hết hy vọng tìm thấy đối phương thì bất ngờ chiếc thuỷ phi cơ Anh “Catalyna” nhìn thấy Bismarck ở vùng biển cách đất Pháp chừng 690 dặm. Bộ tư lệnh hải quân Anh hiểu rằng sẽ rất khó đuổi kịp nếu không cầm chân nó lại. Phi đội trên hàng không mẫu hạm Arc Royal được giao nhiệm vụ này. 15 chiếc máy bay ném bom, bất chấp thời tiết xấu, đã xuất trận và ráo riết tấn công mục tiêu. Một trong hai trái bom rơi trúng tàu Bismarck đã làm hư hỏng một bộ phận điều khiển. Lutiens quả đã tiên đoán đúng! Lúc này, các tàu Anh đã gần cạn nhiên liệu, nếu không có quả bom “định mệnh” ấy, hẳn quân Anh đã phải bỏ dở cuộc săn này. Tuy nhiên, dù phần lái có bị trục trặc, Bismark vẫn lợi dụng bóng đêm tiếp tục lẩn trốn.

Chẳng may, hồi 1giờ 20 phút sáng 27-5, Bismarck bất ngờ chạm trán với khu trục hạm Piorun. Chiếc tàu nhỏ này không có đại pháo nhưng bắn nát Bismarck bằng đạn 120 ly. Nhìn thấy luồng lửa đạn, các tàu Anh xúm vào trợ lực cho Piorun. Hai trái ngư lôi bắn trúng tàu Bismarck. Chiếc thiết giáp hạm khổng lồ khựng lại. Bờ biển Pháp lúc này chỉ còn cách không đầy 400 dặm. 8 giờ 47 phút, tàu King George V và tàu Rodnay chính thức tham chiến. Rodnay phóng một loạt ngư lôi. Chỉ hai phút sau Bismarck bắt đầu giáng trả những đòn quyết liệt. Lúc bấy giờ trong khu vực xảy ra trận đánh tình cờ có mặt một chiếc tàu ngầm Đức. Tàu ngầm này vừa mới tham gia một chiến dịch khác về ngang qua đây, đạn dược hết nhẵn nên đành “giương mắt” nhìn hai bên quyết chiến mà không giúp gì được cho Bismarck. Đến 10 giờ, Bismarck hết đạn còn King George V và Rodnay hết nhiên liệu. Tovy ra lệnh cho tuần dương hạm Dorsetshire tiếp tục bắn phá Bismark.

Dorsetshire
ca_hms_dorsetshire_aden1939.jpg


Được lệnh của Tovy, tàu Dorsetshire tiến lại gần Bismarck bấy giờ đang im như chết nã hai trái ngư lôi vào hông phải, sau đó, như trong một cuộc tập trận huấn luyện, Dorsetshire quành qua bên hông trái nã tiếp một trái nữa. Bên tàu Bismarck, Lutiens ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn đặt chất nổ vào khoang máy và chuẩn bị rời tàu, còn ông ta và thuyền trưởng sẽ ở lại trong đài chỉ huy để cùng chết với con tàu. Nhưng tàu Bismarck không chịu nổi sự công phá dữ dội của quân Anh, đã chìm sớm hơn dự kiến của đô đốc Lutiens. 10 giờ 36 phút ngày 27-5-1941 là thời khắc cuối cùng.

Tàu Dorsetshire và tàu Maori vớt được 110 người, tàu ngầm Đức cứu được 3 người nữa. Lúc ra khơi, tàu Bismark mang theo trên mình 2403 sĩ quan và thuỷ thủ.

Hình ảnh Bismarck mô phỏng

765px-Bb_bismarck.png
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Dài dòng ...... mà hấp dẫn
080402cool_prv.gif

Mong chờ ................... đến trận Argentine - Chile đó bác SVG.
41.gif
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cảm ơn bác Viktor và các bác ủng hộ.
Hồi đầu thế kỷ 20 thì thiết giáp hạm dùng chủ yếu pháo lớn. Tầm bắn không quá xa, vả lại bị hạn chế đường cong chân trời nên bắn xa cũng không hiệu quả, tầm bắn hiệu quả chỉ 25km đổ lại.
Trong giai đọan này, Nhật sx chiếc Yamato bắn pháo lớn nhất 460mm, ( giáp dầy 650mm) , kế đó là Iowa của Mỹ pháo 406mm, và Bismarck dùng pháo 380mm.
Triết lý quân sự hải quân thời kỳ đó chủ yếu dùng pháo nặng để phá tàu địch và dùng giáp dầy để chịu đòn. Pháo ai mạnh hơn, giáp ai cứng hơn thì nắm ưu thế.
Trong lần đánh kamikaze của Yamato, nó đã chống chịu rất tốt khi bị máy bay Mỹ ném bom. Những quả bom xuyên thả trên sàn tàu không gây ảnh hưởng gì. (sẽ đề cập trong 1 bài riêng)

Tuy nhiên càng về cuối cuộc chiến, khi tàu sân bay ra đời. Bên cạnh đó là loại ngư lôi ngày càng hiện đại thì những thiết giáp hạm to xác mất dần ưu thế. Và ngày nay những pháo hạm nặng nề chỉ còn trong bảo tàng, chấm dứt 1 thời kỳ hoàng kim ngắn ngủi của thiết giáp hạm. Những quái vật trên biển.