So với các mẫu xe mới đang được bán ở thị trường nước ngoài, nhiều mẫu xe mới khi ra mắt tại thị trường Việt Nam khác biệt về trang bị tiện nghi, trang bị an toàn, động cơ. Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy tiếc nuối. Vậy lý do thật sự là gì?
Khi một mẫu xe mới ra mắt tại thị trường Việt, cấu hình của mẫu xe đó sẽ nhanh chóng được so sánh với các thị trường khác có liên quan để xem có sự khác biệt gì không? Từ đó sẽ có những khen/chê về trang bị của xe ra mắt tại thị trường Việt. Đơn cử là các mẫu xe ra mắt gần đây ở thị trường Việt như sau:
Hyundai i10 thế hệ mới
Trước khi ra mắt lần đầu tại thị trường Việt hồi đầu tháng nay. Hyundai i10 thế hệ mới đã được ra mắt tại thị trường Ấn Độ hồi cuối tháng 8/2019. Mặc dù Hyundai Grand i10 2022 thế hệ mới tại Việt Nam mang nhiều thay đổi hấp dẫn tập trung vào thiết kế và trang bị tiện nghi như có hệ thống cruise control và cửa gió điều hoà cho hàng ghế phía sau.
Hyundai Grand i10 thế hệ mới ra mắt ở Ấn Độ
Tuy nhiên, hai biến thể hatchback và sedan của mẫu xe hạng A nhà Hyundai tại Việt Nam đã gây tiếc nuối với nhiều khách hàng, khi
không được trang bị hệ thống âm thanh Arkamys và đèn pha halogen có projector như ở thị trường Ấn Độ, mà sử dụng bóng halogen phản xạ đa hướng cho tất cả phiên bản từ tiêu chuẩn đến cao cấp.
Mặc dù bóng đèn halogen mang ưu điểm giá thành rẻ, dễ dàng thay thế và sửa chữa nếu xảy ra hỏng hóc. Nhưng so với đèn pha bi-halogen, đèn halogen phản xạ đa hướng không có tính thẩm mỹ để giúp xe có diện mạo cao cấp hơn, bên cạnh hiệu năng chiếu sáng không sánh bằng đèn pha halogen có projector.
Trên thực tế, khách hàng mua xe Hyundai Grand i10 2022 thế hệ mới có thể sẽ chọn giải pháp nâng cấp đèn lên loại bi halogen hay bi xenon sau khi sở hữu.
Hyundai Grand i10 thế hệ mới tại Việt Nam dùng đèn pha halogen
Việc nhà sản xuất “cắt” đèn pha bi-halogen trên i10 thế hệ mới tại Việt Nam là để hạ giá thành sản phẩm, giúp mẫu xe cạnh tranh tốt trong phân khúc xe hạng A, đẩy mạnh doanh số. Bởi lẽ, giá bán dễ tiếp cận chính là một trong những lý do khiến người mua nhanh chóng “xuống tiền” khi mua xe hạng A.
Nissan Almera 2021
Hồi đầu tháng 8 này, Nissan Việt Nam đã giới thiệu Almera 2021 (tên gọi mới của Sunny) tại thị trường Việt. Xe được bán ra tổng cộng 3 phiên bản với giá từ 469 – 579 triệu đồng.
Trong phân khúc sedan hạng B, Nissan Almera 2021 hiện tại đang là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có lựa chọn động cơ tăng áp (1.0L tăng áp), bên cạnh thiết kế trẻ trung và trang bị tiện nghi đủ dùng.
Mẫu xe hạng B của Nissan được trang bị an toàn Tiêu Chuẩn trên Nissan Almera 2021 bao gồm loạt phanh ABS/BA/EBD, hệ thống cân bằng điện tử ESC, kiểm soát độ bám đường TCS, khởi hành ngang dốc và 2 túi khí. Ở phiên bản Cao cấp nhất, xe có thêm Hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi. Chức năng phát hiện vật thể di chuyển MOD, hệ thống cảnh báo điểm mù, camera 360 và 6 túi khí.
Tuy nhiên, nếu so với phiên bản đang bán ở thị trường Thái Lan, Nissan Almera 2021 bị “cắt” radar nên
thiếu 2 món trang bị gồm hệ thống cảnh báo va chạm phía trước (FCW) và hệ thống phanh tự động khẩn cấp thông minh (AEB).
Nhìn chung, Nissan Almera 2021 trang bị vừa tầm, đủ dùng. Trang bị công nghệ an toàn và hỗ trợ lái đầy đủ. Tuy nhiên, mẫu xe này không được trang bị ghế Da như các đối thủ. Về giá bán, Nissan Almera 2021 không phải là mẫu xe có mức giá “mềm” trong phân khúc.
Isuzu D-Max thế hệ mới bị cắt cruise control và thiếu động cơ 3.0L
Isuzu D-Max 2021 thế hệ mới đã ra mắt thị trường Việt vào giữa tháng 4 vừa qua, mẫu bán tải mang nhiều đổi mới về thiết kế và trang bị. Tuy nhiên, mẫu bán tải này vẫn chưa “đổi vận” tại thị trường Việt, doanh số cộng dồn bán qua 4 tháng liền chỉ hơn 80 xe, thấp hơn kỳ vọng doanh số 100-150 xe/tháng mà trước đó hãng xe Nhật Bản từng đặt ra.
So với thế hệ cũ, Isuzu D-Max 2021 thế hệ mới bán tại Việt Nam được trang bị hàng loạt tiện nghi trên phiên bản “Type Z” cao cấp nhất bao gồm đề nổ động cơ từ xa, cảnh báo điểm mù, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi lùi. Tuy nhiên, mẫu bán tải này đã gây tiếc nuối khi
không có hệ thống kiểm soát hành trình (cruise control), đây được xem là một trang bị mang tính “cơ bản” trên các mẫu bán tải phiên bản cao cấp.
Bên cạnh thiếu trang bị cruise control, Isuzu D-Max 2021 được bán tại Việt Nam còn bị “
cắt” phiên bản động cơ dầu 4cyl 3.0 VGS Turbo (4JJ3-TCX) mang công suất tối đa 190 mã lực và mô-men xoắn cực đại 450Nm, công suất cao hơn động cơ dầu 1.9L (150 mã lực và mô-men xoắn 350Nm) hiện có. Động cơ 3.0L tăng áp là cấu hình động cơ dầu hấp dẫn, nhưng đáng tiếc ở Việt Nam người mua không có lựa chọn phiên bản lắp động cơ này.
Mazda BT-50 thế hệ mới
Tương tự như “người anh em” Isuzu D-Max 2021 sử dụng chung một nền tảng khung gầm và động cơ, Mazda BT-50 thế hệ mới về Việt Nam chỉ có lựa chọn động cơ dầu 4cyl dung tích 1.9L tăng áp (148 mã lực + 350Nm). Mẫu bán tải nhà Mazda tại Việt Nam không có phiên bản máy dầu 3.0L mang công suất mạnh mẽ.
Tại thị trường Việt Nam, các mẫu bán tải cỡ trung như Ford Ranger hay Toyota Hilux thường rất đa dạng động cơ để người mua lựa chọn. Ford có động cơ dầu 2.0L biturbo và 2.2L tăng áp đơn, Toyota có động cơ dầu 2.4L và 2.8L tăng áp.
Trên thực tế, khách hàng mua bán tải cỡ trung tại Việt Nam đa số là để sử dụng phục vụ gia đình, mua để chơi và nhu cầu sử dụng không “cày bừa” quá nhiều, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà người mua sẽ chọn các phiên bản khác nhau.
Đối với người mua bán tải phục vụ gia đình, đa phần người mua sẽ chọn phiên bản cao cấp. Theo đó, ngoài trang bị “đồ chơi” và thiết kế, thì công suất động cơ mạnh mẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với người mua bán tải. Chính vì thế, trên phiên bản cao cấp của D-Max và BT-50 thế hệ mới tại Việt Nam
không có lựa chọn máy dầu 3.0L là một thiếu xót lớn khiến người mua nhanh chóng bỏ qua.
Cắt giảm trang bị, ít lựa chọn động cơ để giảm giá bán, tối ưu hóa lợi nhuận và chừa đường nâng cấp
Khái niệm "cắt" trang bị cũng phải hiểu cho hợp lý. Tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ hay châu Âu, mỗi phiên bản sẽ có các trang bị tiêu chuẩn, khách hàng muốn có thêm trang bị thì phải trả thêm tiền. Vì thế, không thể nói trang bị đó bị "cắt" khi về Việt Nam khi đó là trang bị tùy chọn thêm ở nước ngoài.
Các mẫu xe mới ra mắt tại thị trường Việt bị “cắt” trang bị đã trở thành chủ đề bàn luận muôn thuở trên các diễn đàn và mang xã hội. Trang bị thường bị cắt giảm nhất chính là trang bị an toàn, thường là túi khí, hệ thống an toàn chủ động hay cân bằng điện tử.
Lý do chính để các hãng “cắt” trang bị là để phù hợp với thị trường, giảm giá thành sản phẩm, điều này giúp tăng tính cạnh tranh trong phân khúc và tất nhiên là tối ưu hóa lợi nhuận.
Đơn cử, việc cắt trang bị an toàn và hỗ trợ lái như phanh tự động khẩn cấp trên mẫu Nissan Almera là để phù hợp với thị trường và các đối thủ đang cạnh tranh trong tình hình hiện tại, thậm chí là các hãng xe đang “chừa đường” để nâng cấp trên các phiên bản nâng cấp mới trong tương lai.
Tuy nhiên, việc tính toán cắt giảm trang bị không phù hợp, nhất là các trang bị an toàn sẽ sễ vấp phải phản ứng chỉ trích từ người tiêu dùng, thậm chí là quay lưng với mẫu xe đó.
Quan điểm của các bác ra sao về vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới!