Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Thiết nghỉ cái topic " Em đã bị lừa mua bán nhà như thế nào " của bác @oishi vừa qua đã gây nên cơn sốt trong diễn đàn, rất nhiều người theo dỏi...và cũng có thể nói là cũng nhờ mọi người quan tâm comment hỏi thăm nên cái thớt ấy nó mới tăng trang liên tục. Và không những thế một số thành viên đã copy những vụ lừa đảo khác vào đó cũng là một điều hay để chúng ta biết mà đề phòng.

Nếu cái thớt đó không có ai còm thì liệu nó có được vậy hay không, hay nó cũng trôi đi tuồn tuột !

Thể theo ý nguyện của bác gì đó yêu cầu...thì tôi xin mở cái thớt này ra để ai có rảnh thì post những vụ lừa đảo cho chúng ta biết mà rút kinh nghệm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
@xeom76

Mới đây, trong lúc kiểm tra hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán căn nhà tại đường Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM), chuyên viên Phòng công chứng Việt An (Q.Bình Tân) phát hiện nhiều giấy tờ được làm giả và báo ngay cho cơ quan công an.
Tuy nhiên, người bán đã nhanh chóng biến mất.
Thuê nhà, làm giả 
giấy tờ để đi lừa Người mua là vợ chồng bà B.T.T. (Q.Bình Thạnh) sững sờ vì mất 500 triệu đồng. Qua một “cò” đất, bà T. được giới thiệu mua căn nhà nói trên. Để yên tâm, vợ chồng bà đến tận nơi tìm hiểu. Hôm đó có hai người được giới thiệu là chủ nhà còn niềm nở mở cửa cho bà xem nhà. Họ đưa bản chính sổ đỏ, giới thiệu rành rẽ gốc tích căn nhà. Do chủ nhà làm ăn thua lỗ, cần tiền trả nợ nên bán gấp.
Ngay sau đó, bà T. thỏa thuận mua với giá 2,3 tỉ đồng. Hai bên hẹn ngày ra công chứng ký hợp đồng. Bà T. kể ngày đi công chứng, vợ chồng người bán nói bị bệnh bịt mặt kín mít, đứng ngồi nhấp nhổm. Trong lúc chờ kiểm tra giấy tờ, họ nói bà T. cho ứng trước 500 triệu đồng trả nợ. Số tiền còn lại ký xong sẽ trả. Bà T. đưa tiền ngay không mảy may nghi ngờ. Một lúc sau họ nói đi mua thuốc uống rồi “chuồn” biệt tăm. Bà T. gọi điện thì máy tắt ngấm.
Sau khi phát hiện giấy tờ giả, bà T. lập tức đến địa chỉ thường trú của chủ nhà là ông N.X.P. (Q.Tân Bình) tìm hiểu. Nghe tin nhà của mình bị bán, ông P. hoảng hồn. Ông đưa cho bà T. xem giấy tờ tùy thân, sổ đỏ căn nhà.
Đối chiếu toàn bộ thông tin của chủ đất ghi trong hai hợp đồng mua bán đều giống nhau. Các con dấu, chữ ký của cơ quan chức năng và chữ ký người bán gần như một. Người bán chỉ thay hình ảnh của họ vào hai CMND mang 
thông tin chủ nhà.
Ông P. cho hay một tuần trước ngày việc mua bán giả bị phát hiện, ông có đăng báo tìm người cho thuê hoặc bán căn nhà. Ngay hôm sau có người tới đặt hai tháng tiền cọc để thuê nhà lâu dài. Người này yêu cầu lấy chìa khóa vào sửa lại nhà trước khi dọn đến ở.
Sau đó ông có lên nhà kiểm tra một lần. Thấy người thuê mua vật liệu đổ trước nhà ông mới yên tâm giao nhà. Nghe tin nhà bị đem bán, ông gọi ngay cho người thuê nhưng không liên lạc được. Căn nhà cũng khóa cửa kín mít.
Chuyên viên Nguyễn Thế Cần - Phòng công chứng Việt An, người phát hiện giấy tờ bị giả mạo - cho biết toàn bộ giấy tờ, hồ sơ người bán cung cấp giống như thật. Con dấu, chữ ký của các cơ quan chức năng và chủ nhà khá chính xác, đúng chuẩn quy định.
Tuy nhiên, ông thấy hình quốc huy trên CMND có dấu hiệu khác thường về kích thước, hình vẽ. Kiểm tra kỹ toàn bộ hồ sơ, ông phát hiện thêm giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu người bán cũng làm giả.
Theo ông Cần, hiện việc làm giả giấy tờ để mua bán nhà đất rất phổ biến. Hầu như phòng công chứng nào cũng gặp phải. Nếu giấy tờ bị làm giả hoàn toàn sẽ rất dễ phát hiện.
Tuy nhiên, người bán thường tinh vi bằng cách dùng phôi thật, in thông tin của chủ đất lên để qua mắt 
công chứng viên.
Làm giả... như thật
Nhiều hồ sơ làm giả đã qua mắt công chứng viên, việc mua bán trót lọt khiến người mua đất, nhà điêu đứng.
Tháng 4-2015, ông N.Q.V. (Q.Bình Thạnh) đến một phòng công chứng tại Q.Bình Tân để ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất trên đường Huỳnh Văn Nghệ (Q.Gò Vấp). Thủ tục nhanh chóng được công chứng, ông V. trả hết tiền mua đất cho người bán.
Một tháng sau, ông đi đóng thuế và đến chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp đăng ký sang tên. Ông V. được thông báo thửa đất đã được bán cho người khác.
Tá hỏa, ông gọi điện cho “chủ đất” nhưng không được. Lên tận nhà tìm thì họ đã chuyển đi. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.Gò Vấp sau đó mời ông lên làm việc với vợ chồng chủ đất. Chủ đất khẳng định không biết ông, còn thửa đất họ đã chuyển nhượng cho một người khác.
Hiện người mua đã cập nhật tên trong sổ đỏ và đang xây dựng nhà ở. Ông V. kể trước khi mua, một “cò” đưa ông đến tận nơi xem đất, sau đó chở đi gặp “chủ đất” để thương lượng giá cả.
Hai bên đồng ý giá bán 1,5 tỉ đồng. “Nghĩ hợp đồng mua bán có công chứng là yên tâm, ai ngờ giấy tờ bị làm giả tinh vi vậy...” - ông V. nói.
Cũng với việc bị làm giả giấy tờ, thửa 575 tại ấp 6, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) do vợ chồng ông N.V.L. đứng tên sổ đỏ đã bị bán. Năm 2007, ông L. bán một phần thửa đất và căn nhà trên đất cho người khác. Sau đó ông đi làm thủ tục tách thửa, hợp thức hóa nhà cho người mua. Quá trình nộp hồ sơ, sổ đỏ của ông L. bị thất lạc. Công an xã Đông Thạnh sau đó có văn bản xác nhận việc sổ đỏ bị mất.
Tuy nhiên, một thời gian có người đến báo toàn bộ thửa đất của ông đã được bán với giá 1 tỉ đồng. Người này đưa cho ông hợp đồng mua bán có công chứng. Mọi thông tin chủ đất đều giống của vợ chồng ông. Chỉ có hình ảnh trên CMND bị đổi.
Công an xã Đông Thạnh cho biết do sơ suất của cán bộ UBND xã Đông Thạnh trong việc tiếp nhận hồ sơ làm thất lạc bản chính sổ đỏ, tạo điều kiện cho các đối tượng có cơ hội thực hiện hành vi lừa đảo. Trong văn bản gửi Phòng tài nguyên - môi trường huyện Hóc Môn, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.5 cho biết qua điều tra nhận thấy việc ông L. bị mất sổ đỏ nhưng lại bị người khác mạo danh để dùng sổ đỏ này bán đất cho người khác, có dấu hiệu làm giả giấy tờ và giả mạo chữ ký của ông L. nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
@+-x:=?
Nữa nè mấy anh ơi.
http://baobinhduong.vn/so-do-gia-lot-cua-cong-chung-nguoi-mua-dat-lao-dao--a155315.html

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một liên tiếp xảy ra việc dùng sổ đỏ giả để lừa bán đất. Việc mua bán được công chứng hẳn hoi, nhưng khi người mua mang sổ đỏ đến Văn phòng đăng ký sử dụng đất TP.Thủ Dầu Một để làm thủ tục sang tên thì mới tá hỏa vì phát hiện sổ đỏ bị làm giả.
Đất đẹp, giá rẻ bất ngờ
Giữa tháng 3-2016, ông Huỳnh Văn Liên (ngụ phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một) được người quen giới thiệu gặp bà Ngô Thùy Trang (SN 1976, ngụ phường Chánh Nghĩa) đi xem một mảnh đất nằm ven sông khá đẹp ở phường Tân An. Mảnh đất này được bà Trang đứng tên trong sổ đỏ, có diện tích rộng hơn 2.400m2, nhưng chỉ bán với giá 600 triệu đồng. Đang có ý định mua đất và thấy giá bán khá rẻ, nên ông Liên đã đồng ý mua mảnh đất trên. Sau đó, ông Liên và bà Trang đã đến Văn phòng công chứng Sở Sao để làm thủ tục chuyển nhượng đất. Công chứng viên tên N. sau khi xem xét giấy tờ đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng cho bên mua và bên bán.
Ông Liên tại khu đất đã bỏ tiền ra mua nhưng nay thì không thể đứng tên chủ sở hữu vì sổ đỏ mà người bán dùng để giao dịch là giả
Ông Liên đã đặt hết lòng tin vào phòng công chứng nên chuyển cho bà Trang đúng số tiền mua đất 600 triệu đồng. Tuy nhiên, khi ông Liên cầm sổ đỏ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.Thủ Dầu Một để làm thủ tục sang tên thì mới té ngửa khi biết sổ đỏ mà bà Ngô Thùy Trang đứng tên là sổ đỏ giả.
Tương tự, trong tháng 3-2016, bà Phùng Thị Hoa (ngụ ấp Bình Quới, phường Bình Chuẩn, TX.Thuận An) đã tìm mua 2 mảnh đất trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng/mảnh. Việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng các mảnh đất này được tiến hành tại Văn phòng công chứng Sở Sao, do công chứng viên tên N. thực hiện. Tuy nhiên khi đến cơ quan Nhà nước để sang tên mảnh đất, bà Hoa mới biết mình đã bị lừa. Các sổ đỏ bị làm giả này được cơ quan Nhà nước tạm giữ để điều tra làm rõ.
Bức xúc trước sự việc trên, ông Liên cũng như bà Hoa đã tìm gặp những người bán đất để lấy lại tiền nhưng bất thành. “Tôi đã tìm gặp bà Trang nhiều lần, nhưng bà ấy viện đủ lý để kéo dài sự việc. Tôi đã làm đơn kiện văn phòng công chứng và công chứng viên lên tòa án TP.Thủ Dầu Một vì đã chứng thực hợp đồng mua bán dựa trên sổ đỏ giả khiến người mua bị thiệt hại”, ông Liên cho biết.
Muốn chắc, phải xin hồ sơ trích lục
Trao đổi với P.V về sự việc trên, ông Võ Chí Thành, Trưởng Phòng tài nguyên - Môi trường TP.Thủ Dầu Một, cho biết việc sổ đỏ bị làm giả trước đây cũng có nhưng rất ít. Tuy nhiên, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã có khoảng 10 sổ đỏ bị làm giả và được cơ quan này tạm giữ chuyển giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Dầu Một điều tra làm rõ.
Theo ông Thành, vì tham giá rẻ nên một số người mua đất đã bị lừa. Ngoài ra, vì họ ít hiểu biết thủ tục liên quan về đất đai; bằng mắt thường khó phát hiện được sổ đỏ bị làm giả. Các sổ đỏ này được làm giả cả phôi, chữ ký và con dấu một cách tinh vi, giống như thật.
Cũng theo ông Thành, nếu chú ý quan sát có thể phát hiện những dấu hiệu sổ bị làm giả. Ví dụ như, sổ đỏ giả ghi chức danh ký thay chủ tịch, nhưng phần mộc đỏ lại ghi chủ tịch ký là mâu thuẫn. Bên cạnh đó, sơ đồ thửa đất thường thể hiện tứ cận giáp ranh, những tuyến đường đã hoàn chỉnh thì thể hiện lộ giới hành lang đường bộ… Những sổ đỏ làm giả thì không dám thể hiện tứ cận vì sợ bị phát hiện, lộ giới hành lang cũng không, không tuân theo quy chuẩn của ngành. ..

Để tránh trường hợp bị lừa đảo, trước khi tiến hành mua bán đất, hai bên mua bán nên đến trực tiếp cơ quan quản lý nhà nước là UBND cấp phường, xã hoặc Phòng Tài nguyên - Môi trường để xác minh hiện trạng đất, chủ sử dụng đất xem mảnh đất ấy có bị tranh chấp hay không, có quy hoạch hay không. Khi nộp hồ sơ trích lục trích đo địa chính ở các phường, xã hay ở UBND TP.Thủ Dầu Một thì cán bộ nhận hồ sơ cũng giúp người mua nhận biết thông tin về mảnh đất trên. Để chắc hơn, kỹ hơn thì xin trích lục hồ sơ gốc địa chính về mảnh đất cần mua.
“Về thủ tục để công chứng hợp đồng mua bán, bắt buộc phải có văn bản đo đạc, xác minh hiện trạng đất thì mới có thể công chứng hợp đồng”, ông Thành cho biết.
Bà Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, cho biết: “Hiện nay các hình thức lừa đảo, làm giả các loại giấy tờ được các đối tượng thực hiện rất tinh vi, bằng mắt thường thì khó có thể phát hiện ra đâu là thật, đâu là giả. Đôi khi các văn phòng công chứng cũng là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo! Tuy nhiên, văn phòng công chứng là do một công chứng viên (CCV) thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Cho nên nếu phát sinh thiệt hại mà do lỗi của CCV thì CCV sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu được công chứng theo quy định của pháp luật. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường tổ chức kiểm tra, trao đổi, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các CCV và có nhiều biện pháp thiết thực giúp CCV hạn chế tối đa sai phạm có thể xảy ra trong quá trình làm việc!”.
QUANG TÁM
 
  • Like
Reactions: +-x:=? and ttngoc
V2 confirmed
Hạng B2
17/8/05
225
11.992
93
otosaigon.com
Với số lượng khoảng 1 triệu giao dịch nhà đất/1 năm lại có 2-3 vụ như thế này là rất nghiêm trọng. Tổng doanh số giao dịch của thị trường phía Nam khoảng 40.000 tỉ/1 năm thì đã có 2-3 vụ lừa đảo với tổng giá trị khoảng 8-15 tỉ, chiếm tỉ lệ khá cao.
 
Hạng D
16/12/09
1.216
11.758
113
Mỗi vụ bác nên tóm tắt diễn biến chính, và để cập hành vi lừa đảo.
 
Hạng B2
23/10/14
437
3.330
93
Với số lượng khoảng 1 triệu giao dịch nhà đất/1 năm lại có 2-3 vụ như thế này là rất nghiêm trọng. Tổng doanh số giao dịch của thị trường phía Nam khoảng 40.000 tỉ/1 năm thì đã có 2-3 vụ lừa đảo với tổng giá trị khoảng 8-15 tỉ, chiếm tỉ lệ khá cao.
A Wuyến bói đâu ra con số đó?
 
  • Like
Reactions: pheo@ and V2