Hạng B1
11/11/08
79
0
0
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

Xem hinh rat dep tren day thi buc hinh nay chac o nuoc ngoai chu kg phai o VN,neu o VN thi hinh nay duoc chup o dau?,va xe nay cua chu hay cua ai?
 
Hạng B1
28/12/11
50
1
8
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

canh nay ngoan muc,hap dan va rat dep xe ma tay lai nang chac tham thia lam anh Cyberedsun nhi?
 
Hạng B2
20/10/08
349
1
18
48
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

Bác Cyberedsun để chiếc xe lên đây chắc định chinh phục cung đường này ư
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.278
113
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

khung cảnh quá đẹp và hùng vĩ..nhìn như tranh
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Bảo tàng xe Nguyên Thủ tại Pháp

(http://dantri.com.vn/c111/s111-364093/tham-bao-tang-o-to-tong-thong-o-phap.htm)
Thăm bảo tàng ô tô tổng thống ở Pháp
Một bảo tàng ở Pháp hiện sở hữu một bộ sưu tập đồ sộ những chiếc ô tô từng được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có chiếc Citroen DS19 chở cựu tổng thống Pháp Charles De Gaulle trong một lần bị ám sát hụt. Nằm giữa một trong những vùng rượu nho của nước Pháp, Burgundy, giữa những triền đồi, con sông và cánh rừng, là một lâu đài tuyệt đẹp từ thế kỷ 18 đã được phục chế. Và cạnh lâu đài là Bảo tàng xe hơi tổng thống (Musée des Voitures des Chef d'Etat).

Pre-261109-1.jpg

Lâu đài cổ được phục chế​
Bảo tàng này được xây dựng với niềm đam mê của Olaf Delafon, một nhà môi giới chứng khoán Pháp làm việc tại Mỹ. Tình yêu của ông dành cho những chiếc xe cổ lớn dần lên thành niềm đam mê, và ông bắt đầu sưu tập những chiếc xe đặc biệt, những chiếc từng được lãnh đạo các nước sử dụng. Bộ sưu tập cá nhân của ông trở thành một bảo tàng vào năm 1993 sau khi có hàng ngàn người hỏi xem những chiếc xe.
Pre-261109-2.jpg

Lối vào bảo tàng​

Ông xếp những chiếc xe tổng thống, ở các tình trạng phục chế khác nhau, vào các kho thóc và chuồng gia súc của lâu đài:

Pre-261109-3.jpg

Pre-261109-4.jpg
Ngày nay, bộ sưu tập của ông có xe của các tổng thống Mỹ, như John Frank Kennedy (chiếc Cadillac Fleetwood Limousine đời 1962) và Eisenhower (chiếc Chrysler Crown Imperial đời 1953); các tổng thống Pháp như De Gaulle (chiếc Renault Rambler đời 1960) và Mitterand (chiếc Citroen CX Prestige đời 1979).
Pre-261109-5.jpg

Chiếc Cadillac Fleetwood Limousine đời 1957 của tiểu vương Abu Dhabi​
Pre-261109-6.jpg
Chiếc Zil 1960 từng được tổng bí thư Leonid Brejnev của Liên Xô cũ sử dụng​
Pre-261109-7.jpg
Chiếc Cadillac Fleetwood Limousine đời 1962 của John Frank Kennedy​
Pre-261109-8.jpg
Chiếc Mercedes 600 Pullman của cựu lãnh đạo Rumani Nicolae Ceaucescu​
Mặc dù tất cả xe trong bảo tàng đều mang thân phận đặc biệt, nhưng có một số chiếc vẫn đặc biệt hơn một chút. Ví dụ, bảo tàng trưng bày chiếc Citroen DS19 chở Charles De Gaulle trong lần ông bị ám sát hụt:
Pre-261109-9.jpg
Chiếc Citroen DS19 bị đánh bom của Charles De Gaulle​

Chiếc Cadillac Fleetwood Limousine đời 1957 bọc thép từng thuộc sở hữu của tiểu vương Abu Dhabi cũng có trong bảo tàng này. Cửa sổ trước của xe đã được thay thế bằng cửa số vốn dùng cho máy bay.
Pre-261109-11.jpg
Ảnh chụp những chiếc xe khi đang được sử dụng từ cách đây hàng chục năm, cùng một số tư liệu​
Một số xe được giữ nguyên lớp bụi phủ từ cách đây mấy chục năm, khi chiếc xe được tìm thấy. Một chiếc thậm chí còn có một tấm biển ghi “Bụi nguyên gốc”:
Pre-261109-10.jpg
Tấm biển “Bụi nguyên gốc” gắn trên kính chắn gió xe​
Giống như tất cả các bảo tàng, ở đây cũng có một cửa hàng lưu niệm, nhưng đặc biệt ở chỗ, ông Olaf bán cả những chiếc ô tô đồ chơi từ cách đây vài chục năm:

Bảo tàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần, và từ tháng 4 năm sau, một khu trưng bày mới sẽ được khai trường, mang tên “Barn Finds” (Khám phát trong kho thóc). Tại đây, ông Olaf sẽ trưng bày nhưng chiếc xe trong tình trạng như khi được tìm thấy, tức là còn nguyên bản, chưa phục chế, phủ bụi, gỉ sét và cả phân chim:
Khu “Barn Finds” của bảo tàng sẽ mở cửa vào năm sau
Pre-261109-13.jpg

Pre-261109-14.jpg

Từ trong bảo tàng nhìn ra​
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

(http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/phunutoday.vn/Ke-hoach-hoan-hao-cho-vu-muu-sat-Tong-thong-Phap-Degaulle/6540779.epi)

"Kế hoạch hoàn hảo" cho vụ mưu sát Tổng thống Pháp Degaulle

Từ tháng 12/1960 cho đến cuối năm 1962, Tổng thống nước Pháp Charles de Gaulle đã 8 lần bị mưu sát. Đó là những hành động chống đối điên cuồng, hoặc của Tổ chức quân đội bí mật (OAS), hoặc của Hội đồng quốc gia (CNR). Câu chuyện dưới đây kể về một trong rất nhiều những cuộc mưu sát - tất cả đều bất thành đó. Chuyện đã từng được tiểu thuyết hoá, được điện ảnh Pháp dựng thành phim. Tất cả đều là những tác phẩm thành công và ăn khách.

Những phát đạn không trúng đích

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, uy tín của Tổng thống Pháp Charles De Gaulle ngày càng được nâng cao. Người dân Pháp xem ông như biểu tượng một người hùng, bởi ông là người đứng đầu chính phủ kháng chiến Pháp chống lại gót giày xâm lược của phát xít Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Ông là một trong những chính khách được kính trọng bậc nhất của nước Pháp và châu Âu, là biểu tượng của tính kiên định, tinh thần dân tộc và ý chí tự do.

Nhiều quốc gia bị nước Pháp đô hộ cũng nhìn thấy ở ông một sự cởi mở, đặt vào ông không ít hy vọng để có thể đạt đến độc lập mà đất nước không bị tàn phá tan nát bởi chiến tranh. Nhưng cũng chính vì thế, ông trở thành một trong những chính khách có nhiều kẻ thù nhất, đặc biệt là ngay trong lòng đất nước mà ông lãnh đạo.

Mang nặng đầu óc thực dân thủ cựu, khư khư bám víu vào quyền lợi dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô-vanh, bọn cực hữu ở Pháp xem De Gaulle là "kẻ phản bội nước Pháp" khi ông quyết định trao trả độc lập cho Algérie. Ngoài mối thâm thù về tư tưởng, chúng còn hy vọng rằng nếu giết chết được De Gaulle, tình hình chính trị nước Pháp bị rối loạn sẽ tạo cơ hội cho chúng nắm lấy chính quyền!

Vì vậy, công tác bảo vệ Tổng thống luôn luôn được tổ chức chu đáo. Các cuộc di chuyển của ông đều được giữ bí mật tuyệt đối, luôn luôn thay đổi lộ trình và phải đến khi Tổng thống ngồi lên xe, tài xế mới được biết mình sẽ đi đến đâu, cho xe chạy đường nào. Trong khi đó, vị Tổng thống nước Pháp lại là một người kiên cường, có cách hành xử không ít ngẫu hứng, đôi khi cố chấp cho nên người ngoài cuộc càng khó đoán. Khi có việc phải di chuyển, ông thường đi khá im lặng và mang theo rất ít nhân viên bảo vệ.

Ngày 22/ 08/ 1962, gần 8h tối, Tổng thống De Gaulle cùng gia đình rời điện Elysée. Ông bước lên chiếc Citroen quen thuộc. Một ôtô và hai mô tô hộ tống hai bên xe Tổng thống. Một cuộc di chuyển bình thường không mang tính chất lễ nghi.

Tài xế được lệnh chạy về hướng sân bay Villacoublay cách Paris 9 dặm về phía Tây Nam. Lúc 8h 10’, xe của Tổng thống đang lăn bánh trên đại lộ Libération. Đột nhiên, từ một chiếc xe tải đỗ bên đường, những loạt đạn nổ vang, nhằm thẳng chiếc xe chở Tổng thống.
Tướng De Gaulle
Con rể De Gaulle ngồi ở hàng ghế trước hét to: "Cúi xuống!". De Gaulle và vợ ở ghế sau vẫn ngồi yên không nhúc nhích. Tài xế chiếc Citroen không để lỡ một giây, cho xe lao vọt lên phía trước vượt qua làn đạn. Bình thản như thể việc vừa mới xảy ra chỉ là chuyện bình thường, vị Tổng thống nước Pháp vừa chết hụt nhíu mày: "Tại sao 3 anh cận vệ ở sau xe không bắn trả?"

Nhưng chưa hết.

Trước mặt xe chở Tổng thống là một ngã ba. Cách 50m, đường Bois đâm ngang. Những tay súng nấp trong một chiếc xe nhỏ màu xanh chờ sẵn bên trái đường lập tức bắn xối xả vào chiếc Citroen. Kính xe vỡ tung tóe, hai bánh bên trái chiếc Citroen nổ tung, khiến nó chao đảo. Kệ, thay vì ngừng lại, tài xế vẫn nhấn ga cho xe lao tới, tiếp tục tiến về phía trước để thoát khỏi làn đạn trên những bánh xe xẹp lép và chao đảo. Một nhân viên hộ tống đi mô tô cho xe lao lên ngang tầm chiếc xe chở Tổng thống, vừa che chở vừa bắn trả.

Nhưng ngay tức khắc, anh bị một viên đạn bắn trúng chiếc mũ bảo hiểm, hất văng xuống đường. Đạn vẫn tới tấp nã vào xe Tổng thống. Một viên đạn bay sướt qua đầu De Gaulle găm vào thùng xe. Chiếc Citroen tơi tả vẫn tiếp tục lượn lách. Chiếc xe hơi màu xanh đuổi theo và tiếp tục nã đạn. Đến ngoại ô vùng Petit - Clamart, xe cộ đông đúc đã che chắn cho chiếc Citreon.

Bọn khủng bố đành bỏ cuộc. Chúng kịp thời biến mất trước khi lực lượng tiếp ứng ập đến. Người lái xe cho Tổng thống quả là một tay cừ khôi. Chiếc Citreon vẫn giữ nguyên tốc độ dù bốn bánh đều xẹp lép. Một lát sau nó dừng lại ở sân bay Villacoublay.

De Gaulle và mọi người bước ra, không ai bị thương tích gì cả. Phủi vụn sơn và những mảnh kính vỡ trên quần áo, vị Tổng thống Pháp bình thản chê: "Đúng là những tay súng hạng bét. Có mấy chục thước mà cũng bắn trật! Vậy cũng đòi làm sát thủ! ". Sau đó ông lên máy bay bay về nhà nghỉ ở Colombey - les - Deux - Eglises cách Villacoublay 150 dặm, coi như không có việc gì xảy ra.

Truy lùng thủ phạm

Sau vụ ám sát, vị Tổng thống vừa thoát chết tỏ ra hết sức bình thường nhưng các cơ quan An ninh Pháp thì ngược lại. Cả bộ máy mật vụ, an ninh chìm nổi của nước Pháp sôi lên sùng sục. Guồng máy lồng lên hết công suất. Các thám tử rà soát kỹ lưỡng con đường chạy qua vùng Petit - Clarmart suốt nhiều giờ liền. Họ thu nhặt vỏ đạn, chụp ảnh các lỗ đạn và dấu bánh xe. Cảnh sát bố ráp và giữ lại tất cả các nhân chứng.

Chiếc Citroen chở Tổng thống bị 6 viên đạn găm vào sườn, 4 viên khác găm vào xe hộ tống. Một viên bắn trúng mũ sắt của viên cảnh sát đi mô tô hộ tống. Chiếc mô tô trúng một phát đạn vào thùng. Nhiều cửa hiệu hai bên đường bị đạn phá hủy. Hàng vốc đạn khác găm vào thân cây, tường nhà bên đường. Nhưng rất may, không ai việc gì.

Cuộc điều tra vụ mưu sát được giao cho Maurice Bouvier, chỉ huy Đội hình sự của Cảnh sát tư Pháp (Police Judiciaire – P.J), Paris. Theo lệnh của Bouvier, những thám tử giỏi nhất của P.J nhập cuộc. Họ được giúp sức bởi các cơ quan thuộc Cục An ninh quốc gia toàn nước Pháp, các nhân viên an ninh quân đội và hàng ngàn cảnh sát địa phương.

Chưa đầy 1 giờ sau, Bouvier nhận được báo cáo đầu tiên: đã tìm được chiếc xe tải màu vàng bị bỏ lại quảng trường gần nơi nó nổ súng. Trong xe có súng trường tự động, đạn, lựu đạn và một quả mìn định hướng đã lắp ngòi nổ. Nếu chiếc Citreon bị buộc dừng lại, quả mìn này sẽ được những tên ám sát kích hoạt. Nó sẽ làm nổ tung chiếc xe có Tổng thống và gia đình ngồi bên trong. Lúc đó chắc chắn sẽ không một ai trong xe có thể sống sót.

Từ biển số chiếc xe vàng, cảnh sát tìm đến một garage ở Joigny cách Paris 80 dặm về phía Đông Nam. Run như cầy sấy, ông chủ garage này khai: ông ta đã cho Jean Francoise Murat, một diễn viên điện ảnh thuê chiếc xe tải màu vàng.

Ít ra cũng đã lo được một cái tên, Bouvier ra lệnh: "Kiểm tra toàn bộ khách sạn, nhà trọ và garage trên toàn quốc". Hơn 60.000 địa chỉ được hỏi thăm. Kết quả cho biết: Murat (dĩ nhiên là tên giả) đã thuê rất nhiều xe ở nhiều địa điểm rải rác trên toàn quốc. Điều này chứng tỏ tên này đã chuẩn bị cho nhiều toán khủng bố ở khắp nơi trong nước để sẵn sàng chờ De Gaulle. Không nghi ngờ gì nữa, y đã quyết tâm hạ sát Tổng thống cho bằng được.

Cùng lúc, toán thám tử lùng sục ở đại lộ Victor Hugo gần hiện trường được cư dân ở đây cho biết: chiếc xe tải màu vàng đã đỗ lại nhiều lần trước cửa hàng số 2 trong phố. Nó cũng nằm ở đó suốt buổi chiều ngày xảy ra sự việc. Một người khác bổ sung: "Có một chiếc Citreon màu xanh lá cây cũng đậu ở đó. Trong hai người đàn ông từ xe bước vào nhà có một người khoảng 40 tuổi, dữ tướng, tóc bù xù và đi nạng".

Dữ liệu được trao ngay cho bộ phận tàng thư. Chi tiết tưởng chừng như vặt vãnh đối với người bình thường hoá ra lại là một đầu mối cực kỳ đắt giá đối với những người chịu trách nhiệm điều tra. Bộ phận tàng thư trả lời: "Trong danh sách bị truy nã hàng đầu có một kẻ tên Georges Watin, thuộc tổ chức OAS khét tiếng. Hắn có biệt hiệu là "Le boiteux" (Thằng què). Nhận dạng của “Thằng què” gần như trùng khớp với nhận dạng của kẻ đi nạng mà nhân chứng cung cấp.

Tòa nhà số 2 phố Victor Hugo bị phong tỏa. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện ra kẻ cần quan tâm là cô gái Monique Bertine. Cô ta thuê một căn hộ ở lầu ba trong dãy số 2.

Monique vốn là nhân viên thư ký của một nhóm chính trị bảo thủ, chống lại việc trao trả độc lập cho Algérie. Pascal, anh ruột cô có một người bạn thân là Pierre Naudin, kẻ từ lâu đã nằm trong hồ sơ cảnh sát với nghi vấn tham gia. Bastien Thiry
Cảnh sát đã rất nhanh nhưng tên tội phạm còn nhanh hơn một bước. Khi cảnh sát tìm đến, căn hộ đã trống rỗng. Theo dấu vết của Monique, người ta lần ra địa chỉ của gia đình cô ở Paris. Mọi câu hỏi đều bị các thành viên trong gia đình chối phăng. Kiên trì dồn gia đình Monique vào ngõ cụt mâu thuẫn trong các bản cung, cuối cùng cảnh sát đã buộc họ thú nhận Pascal – con trai họ và bạn của y đã ẩn trốn ở căn hộ số 2, lầu 3 suốt mấy ngày liền sau vụ ám sát. Tuy nhiên, hiện tại hắn trốn ở đâu thì gia đình vẫn không ai chịu khai.

Mọi thành viên trong gia đình Pascal liền bị cách ly và giám sát chặt chẽ. Cuối cùng, tia sáng đã lộ ra. Do vô tình Monique để hở chuyện cô ta được chỉ định gặp Pascal vào chiều 4/ 9/1962 tại quầy sách trong cửa hàng bách hóa lớn của thành phố.

Biết mình sơ hở và đã bị lộ, Monique đã không đến điểm hẹn. Dù vậy, Pascal vẫn bị bắt. Mặc dù quày sách đã sắp đóng cửa, anh chàng sinh viên râu ria tua tủa, mắt trũng sâu vẫn kiên nhẫn đứng đọc, đúng hơn là giả vờ đọc để chờ ai đó. Thay vì gặp em gái, anh ta được cảnh sát đón tiếp.

Pascal ngoan cố không khai báo, phủ nhận mình có tham gia vụ ám sát nhưng lại không giải thích được những tờ hóa đơn mua mẫu chữ kim loại – để làm giả biển xe – đang nằm trong túi áo của mình.
images506009_Charles_de_Gaulle.gif
De Gaulle
Trước đó, do ngẫu nhiên, một thành viên khác của nhóm ám sát bị tóm cổ tại Lyon. Một toán cướp có vũ trang đang bị tầm nã bỏ Marseilles chạy về Paris, trong đó có một tên lính không quân đào ngũ mập ú, bị lác mắt tên là Piere Magade. Y là người Pháp gốc Angérie. Rạng sáng, tốp cảnh sát có vũ trang ở rào chắn trên đường Marseilles – Paris phát hiện một chiếc Renault màu đỏ biển số Angérie đang vội vã tháo lui khi thấy đường đã bị cảnh sát án ngữ. Họ đuổi theo, và Pierre bị bắt.

Hắn được giải về trụ sở. Sau một ngày điều tra, Pierre thú nhận đã tham gia 4 vụ cướp ở Marseilles và Paris. "Thế còn vụ mưu sát, nói nốt đi chứ?". Viên cảnh sát hỏi cung hỏi vu vơ. Hiệu quả thu được quá bất ngờ. "Thôi được – Pierre nhún vai mệt mỏi – tôi sẽ khai tất". Và hắn thú nhận chính mình là kẻ giữ vô lăng chiếc xe Citreon màu xanh. Theo lời khai của hắn, một loạt tên họ, nhận dạng của bọn khủng bố bị thông báo truy nã.

Chẳng bao lâu, 5 tay súng trong nhóm khủng bố bị tóm. Tất cả đều là lính nhảy dù từng tham gia chiến tranh ở các thuộc địa. Ký ức về những thất bại ở các vùng đất xa xôi ấy, nhất là trận Điện Biên Phủ – Việt Nam luôn ám ảnh chúng. Chúng coi việc ám sát De Gaulle là một sự trả thù chính đáng, vì ông chủ trương trao trả độc lập cho các thuộc địa – nơi chúng đã đổ máu "để gìn giữ chúng cho nước Pháp!"

Qua khai thác, chúng khai cho cảnh sát tóm thêm một cựu sĩ quan khinh kỵ và một anh chàng con ông cháu cha đang làm ở Bộ Hàng không. Riêng nhân vật chủ mưu vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Tên Magade khai nhận bằng một sự tâng bốc không tiếc lời: "Ông ta là một "Đại tá", một nhà kỹ thuật lỗi lạc, một bộ óc siêu việt… Không ai có thể tóm được ông ấy". Hắn chỉ ba hoa. Trong thực tế, Magade cũng không hề biết mặt "Đại tá".

Những cuộc vây ráp các khách sạn trên toàn quốc cũng thu được một kết quả. Tại một khách sạn kiểu Anh, cảnh sát đã lần được cái tên "Jean Francois Murat". Y thuê phòng ở chung với một phụ nữ và hai người đàn ông khác, trong đó có một người bị què.

Kiểm tra các số máy mà Murat đã đăng ký, cảnh sát bắt được Henry Niaux, 48 tuổi, một sĩ quan quân đội kỳ cựu, được thăng thưởng nhiều lần… Y là kẻ đã chứa chấp và tổ chức cơ sở vật chất cho toán khủng bố. Ngay trong đêm đầu tiên trong tù, Henry Niaux, vì không chịu nổi áp lực, đã tự phán quyết đời mình: y thắt cổ tự tử mà không chịu khai nữa lời.

Cảnh sát tổ chức khám nhà Niaux. Họ tìm thấy trong quần áo của y có 2 giấy biên nhận thuê xe, 2 biên nhận giặt ủi. Từ mớ tờ giấy này, cảnh sát đã bắt được người đàn ông đã chứa chấp Niaux. Ông ta khai: Henry Niaux chính là Jean Serge Bernier, một tay trùm tổ chức khủng bố. Ảnh, nhận dạng của y được đem đến cho ông chủ garage và được ông ta xác nhận: "Murat" chính là Henry Niaux.

"Đại tá" vẫn chưa bị bắt. Không ai trong số thành viên toán khủng bố bị bắt biết mặt y. Người ta chỉ biết hắn qua cái tên "Leroy" ngắn ngủn. Có tên cho biết: đã từng nghe Jean Pierre Naudin – tức "Thằng què" – nói về "Đại tá", một nhà kỹ thuật lớn, tốt nghiệp Bách khoa (tức Đại học Sorbonne). "Đại tá" chưa già lắm nhưng đã hói đầu. Tướng mạo ông ta phong độ và gợi cảm.

Trong tàng thư của cảnh sát về những kẻ có liên quan đến OAS không hề có một nhận dạng nào tương tự được lưu trữ. Danh hiệu "Đại tá" khiến Maurice Bouvier – người chỉ huy cuộc điều tra nghĩ đến việc tìm y trong danh sách các sĩ quan của toàn quân đội. Cục An ninh quân đội trả lời: "Chỉ có Jean Marie Bastien Thiry, 35 tuổi, Trung tá phi công là có đủ những đặc điểm đã nêu". Bastien Thiry, hiện đang là cố vấn kỹ thuật cấp cao của Bộ Hàng không. Khi được thẩm vấn, ông ta đã chối phăng tất cả.

Không thể bắt giữ một nhân vật cao cấp như vậy, nếu chỉ nghi ngờ mà chưa có bằng chứng. Nhưng Mauri Bouvier cũng không chịu bó tay. Lệnh khám nhà viên Trung tá được đưa ra.

Trong góc ngăn kéo của y, cảnh sát tìm được một mảnh báo ở Paris, số ngày 21/ 8. Nguệch ngoặc trên mảnh báo là những chữ viết tay đề tên "Hubert Leroy" và một số điện thoại. Số máy nói dẫn cảnh sát đến được khách sạn Terminus Vaugerad nằm giữa tuyến đường mà De Gaulle thường hay di chuyển từ điện Elysée ra sân bay.

Căn phòng có số điện thoại có lan can trông ngay ra đường, rất tiện cho việc quan sát. Chủ khách sạn đã chỉ vào tấm ảnh Bastein Thiry và nói: "Khoảng ngày 20, 21/8, người này đã thuê chung phòng khách sạn với Hubert Leroy".

Vậy là đủ, Bastien Thiry đành cúi đầu nhận tội.

Trả giá

Chính y là người tổ chức cuộc ám sát. Sau một thời gian nghiên cứu, y đã nắm vững một số tuyến đường mà Tổng thống hay di chuyển. Vốn là một nhà tổ chức quân sự đã được huấn luyện kỹ lưỡng, Bastier liền cho lập hai chốt canh phòng đợi De Gaulle. Chốt đầu, y giao cho "Thằng què" Jean Pierre Naudin chỉ huy. Còn chốt thứ 2, y sẽ trực tiếp chỉ huy bằng hiệu lệnh.

Tối 22/8, Naudin báo động cho Bastien biết xe của De Gaulle đã chạy vào tuyến đường có lập chốt. Bastien liền lái xe tới dãy nhà số 2, đại lộ Victor Hugo gần quảng trường Meudon bố trí các ổ phục kích.

Theo kế hoạch, khi nhận được hiệu lệnh, những tên khủng bố trong chiếc xe tải màu vàng sẽ nổ súng khiến chiếc xe chở De Gaulle phải chạy chậm lại, hoặc ngừng hẳn càng tốt, bằng cách bắn thủng lốp xe. Tiếp tục, chiếc Citroen màu xanh lá cây sẽ chặn đầu, các tay súng trong xe sẽ thực hiện việc xối đạn hạ sát De Gaulle. Công việc sẽ kết thúc bằng một quả mìn định hướng, xóa sạch tất cả.

Kế hoạch được hoạch định tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Bastien Thiry cho rằng "đó là một kế hoạch cực kỳ hoàn hảo và hoàn toàn không có xác suất cho sự thất bại". Y đặt tên cho nó là "Perfect plan" (kế hoạch hoàn hảo).

Quả là quá hoàn hảo, nhưng bộ óc chiến lược của viên sĩ quan phản loạn âm mưu khủng bố đã không thể dự liệu được hai trục trặc kỹ thuật rất nhỏ. Lúc xe De Gaulle lọt vào ổ phục kích thì trời đã tối. Bastien Thiry đã trải rộng tờ báo nhiều lần để ra hiệu nổ súng, nhưng vì ở cách quá xa – khoảng 200m - nên các tay súng trong xe tải không nhìn thấy rõ. Những phát súng chặn đầu đã nổ quá trễ nên không kịp để buộc xe chở Tổng thống phải dừng lại hẳn.

Thứ hai, đó là khả năng phản ứng tuyệt vời trước nguy hiểm của người lái xe chở De Gaulle. Thay vì cho xe chạy chậm lại khi bị tấn công, anh lại cho chiếc xe đã bị bắn bể bánh phóng vọt lên trước, dũng cảm băng ngang trước tầm đạn của bọn khủng bố.

Dù chỉ chạy bằng mâm thay cho bánh, tay lái siêu việt của anh này cũng đã giúp đưa được chiếc xe thoát ra khỏi vùng nguy hiểm mà không bị lật nhào. Thời gian tấn công bị rút ngắn và khoảng cách quá xa khiến trái mìn định hướng chuẩn bị sẵn vô tác dụng. Tổng thổng Pháp thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Sáng 17/ 9/1962, Bastien đành phải ngồi viết lời thú tội trong văn phòng của thanh tra Bouvier. Ra toà, y bị tuyên án tử hình. Vốn xuất thân là một quân nhân, lại là một người đàn ông mã thượng, Tổng thống Charles de Gaulle đã giành cho kẻ cầm đầu vụ mưu sát mình một "ân huệ": một toán quân được chọn từ đơn vị không quân thuộc quyền Bastien Thiry trước đây sẽ đảm nhiệm thực hiện việc xử tử tay cựu thượng cấp của họ.

Tất cả những tên còn lại đều lĩnh các bản án đích đáng. "Kế hoạch hoàn hảo" hoàn toàn đổ sụp.

Sự nghiệp của De Gaulle đã không kết thúc bằng một cái chết bi thảm. Ngược lại, uy tín của ông lại tăng lên khi ký quyết định giảm từ tử hình xuống chung thân cho hai kẻ bị kết án vắng mặt là Murat – đã đào tẩu, và "Thằng què" Naudin – đã tự tử. Ông hành xử đúng tư thế của một người chiến thắng! Đó là điều mà những kẻ cuồng vọng tiến hành "Perfect plan" không bao giờ nghĩ ra được.
 
Hạng C
15/3/12
529
8
18
Re:Nỗi niềm Pháp: Citroen Traction Avant và DS

Một con ID 19 coupé thật Ngầu
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=mwcFITlmnbs&feature=player_detailpage[/tube]