Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
do obama ko hiếu chiến thôi
Thằng lù đù nó ... vác lu nó chạy, anh ui ! :p :D
Nhìn kỹ nhiều chuyện đối ngoại như vụ sát tử Bin Laden, vụ kên sìpo với Tèo, mình thấy ảnh hổng hiền chút nàu đâu anh, hay nói đúng hơn là O3ma hiền như ... ma cô í !
:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: gakho and Gs Tèo
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
Thằng lù đù nó ... vác lu nó chạy, anh ui ! :p :D
Nhìn kỹ nhiều chuyện đối ngoại như vụ sát tử Bin Laden, vụ kên sìpo với Tèo, mình thấy ảnh hổng hiền chút nàu đâu anh, hay nói đúng hơn là O3ma hiền như ... ma cô í !
:3dcuoi:
So với Obama thì Bush con như 1 tên võ biền :D
 
  • Like
Reactions: conon
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...hu-nghiem-vu-khi-khong-chien-nga-3321047.html

Syria thành đấu trường thử nghiệm vũ khí không chiến Nga

Su-30SM và dòng Su-27SM của Nga lần đầu tiên sẽ được triển khai trong môi trường thực chiến ở Syria sau nhiều lần nâng cấp.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
1-4069-1448962722.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tiêm kích Su-30SM của Nga. Ảnh: Aviationist{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga đang cân nhắc triển khai hơn 12 chiếc tiêm kích Su-30SM và biến thể nâng cấp Su-27SM3 Flanker tới căn cứ không quân của họ ở Latakia, Syria để hộ tống các máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sau vụ Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, theo Kommersant.
Đây là động thái mới nhằm tăng cường khả năng tự vệ của Nga, sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tối tân S-400 và tuần dương hạm tên lửa Moskva tới khu vực này cuối tuần trước.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar của National Interest, đây là động thái được dự đoán trước bởi Nga đã tuyên bố máy bay tiêm kích của họ sẽ hộ tống tất cả các cường kích thực hiện nhiệm vụ trong tương lai ở Syria.
"Tất cả các hoạt động tấn công đường không sẽ được tiến hành chỉ khi nào có sự bảo vệ của chiến đấu cơ", trung tướng Seigei Rudskoy, một chỉ huy cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu của Nga cho biết hôm 25/11.
Tuy nhiên Nga hiện không có đủ tiêm kích ở Syria để đảm bảo hộ tống máy bay ném bom, bởi vậy việc triển khai thêm các máy bay chuyên về không chiến là điều dễ hiểu.
Nga cũng vừa tuyên bố trang bị tên lửa không đối không dẫn đường chính xác cho các máy bay tiêm kích Su-34 của mình hoạt động ở Syria, theoSputnik. Đại tá Igor Klimov, phát ngôn viên không quân Nga cho hay các tên lửa này "có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 60 km".
Thử thách thực chiến
Việc Nga triển khai các tiêm kích tiên tiến và các hệ thống phòng không không chỉ giúp bảo vệ máy bay ném bom của họ trước bất cứ mối đe dọa nào, mà còn là cơ hội để quân đội Nga thử nghiệm các vũ khí mới trong môi trường tác chiến thực tế, theo giới phân tích.
Căn cứ vào tuyên bố của đại tá Klimov, ông Majumdar cho rằng tiêm kích bom Su-34 Nga nhiều khả năng mang theo tên lửa không đối không mới Vympel R-73 và các tên lửa sử dụng radar dẫn đường bán chủ động Vympel R-27R1 hoặc R-27ER1.
Chuyên gia này cho biết vì những lý do chưa rõ ràng, các máy bay chiến đấu của Nga, kể cả tiêm kích tối tân Su-30SM, đều đang sử dụng tên lửa tương đối lạc hậu R-27 thay vì R-73 hoặc R-77, phiên bản tên lửa dẫn đường radar chủ động hiệu quả hơn rất nhiều.
Ông Majumdar giải thích rằng có lẽ không quân Nga chỉ tập trung vào mua máy bay tiên tiến mà không để ý tới việc sắm các loại vũ khí phù hợp để trang bị cho các chúng, một hiện tượng khá phổ biến trong các lực lượng không quân trên thế giới. Cuộc chiến ở Syria chính là cơ hội quý báu để Nga thử nghiệm trong môi trường thực tế các loại vũ khí không chiến mới của họ.
Theo nguồn tin tờ Kommersant có được từ Bộ Tổng tham mưu Nga, Moscow ban đầu đã dự kiến triển khai các hệ thống phòng không cũ hơn như S-300PS tới Syria, tuy nhiên sự cố Su-24 bị bắn rơi hôm 24/11 đã mở ra cơ hội triển khai S-400 để "thử nghiệm trong các điều kiện thực tế".
Tương tự, đây là lần đầu tiên tiêm kích Su-27SM3 được triển khai tác chiến sau nhiều lần nâng cấp. Không như các biến thể tối tân Su-27 Flanker khác, phiên bản Su-27SM3 này là bản nâng cấp từ nguyên mẫu ban đầu vốn đã từng phục vụ trong các lực lượng không quân Xô Viết và Nga nhằm đạt các tiêu chuẩn hiện nay.
Dòng Su-27SM được tích hợp bộ khung máy bay chắc chắn, buồng lái bằng kính được nâng cấp, các hệ thống tác chiến điện tử mới và mang theo nhiều loại vũ khí mới. Su-27SM3 cũng được nâng cấp các hệ thống kết nối dữ liệu và một loại radar mới, có thể là phiên bản quét điện tử của radar N001VEP.
Với các nâng cấp này, Su-27SM3 được đánh giá là loại tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4+ có khả năng không chiến hiệu quả gấp đôi phiên bản trước đó là Su-27S, trong khi hiệu quả tấn công các mục tiêu mặt đất cao hơn gấp ba lần.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
2-6316-1448962723.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Su-27SM đang đứng trước cơ hội được tham gia thực chiến đầu tiên sau nhiều lần nâng cấp. Ảnh: EnglishRussia{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Có bắn lộn với phi cơ nào đâu mà test không chiến? Xét ra Su30SM và Su27SM vẫn thua F16 block50+ của Thổ về mọi mặt.
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Lại nói chuyện người Kurd, lụm bài này về mời các bác đọc qua ! :p :D

Nếu có một dân tộc nào ở Trung Đông từng chịu cảnh mất tổ quốc, mất lãnh thổ như ... dân Do Thái (chỗ khác hổng nói gì nhoen ! :p) thì đó là dân tộc Kurd, khát vọng của dân tộc này về một QG cho riêng mình cũng mãnh liệt như dân ... Do Thái; và tất nhiên, chính vì vậy họ chịu nhiều sự ngược đãi, chèn ép và thậm chí có ý muốn đồng hóa, tiêu diệt đến tận cùng của các QG hùng mạnh lân bang !

Kurd dân tộc bất hạnh

sktt26-817x350.jpg


LTS: Trước sự lớn mạnh của IS tại Trung Đông và sự bất lực của các chính quyền liên hệ trong vùng, thế giới ngạc nhiên và cảm phục sự chiến đấu kiên cường và hiệu quả của một sắc dân thiểu số trong vùng: Dân Quân người Kurd. Nhưng người Kurd, họ là ai?

Dân tộc Kurd vốn có văn hóa và ngôn ngữ riêng. Do thiển cận và quyền lợi ích kỷ, các cường quốc thắng trận trong quá khứ đã xé nát dân tộc nầy, đẩy hàng chục triệu người Kurd phải làm công dân của 4 quốc gia trong vùng Iraq, Turkey, Syria và cả Iran.

Khao khát được có một Tổ quốc là nguyện vọng chính đáng của họ đã có cả thế kỷ, vì thế, từ lâu họ luôn bị hoài nghi, thậm chí bị đàn áp từ các quốc gia nói trên.
Biết như thế, chúng ta sẽ không ngạc nhiên, tại sao chẳng một quốc gia nào trong vùng tích cực hỗ trợ họ.


Theo dõi chiến sự Trung Đông, chúng ta bàng hoàng với sự tàn độc của “Nhà Nước Hồi Giáo IS” và cảm thương hoàn cảnh oái ăm của dân tộc Kurd. Hình ảnh các nữ chiến binh người Kurd trên chiến trường, quyết tâm bảo vệ cộng đồng đã cho thấy – Họ xứng đáng được đối xử công bằng hơn trong thế giới nầy.

Họ quả là một dân tộc bất hạnh – Sự Kiện Trong Tuần số báo nầy xin nói về dân tộc Kurd.


Người Kurd: Một dân tộc, 4 quốc gia
THUỘC
sắc dân Ấn Âu, người Kurd còn lưu dấu tích tại vùng Medes của Ba Tư cổ. Mặc cho ước muốn lâu đời có được một lãnh thổ riêng, gọi là Kurdistan, ước khoảng từ 25 triệu – 35 triệu người Kurd hiện vẫn còn sống phân tán tại các vùng núi ở 4 quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ (13 triệu –19 triệu người), Iran (6 triệu – 8 triệu người), Iraq (4 triệu – 5 triệu người) và (Syria 1 triệu – 1,5 triệu người).

Ngoài ra, một số cộng đồng người Kurd sống tại Azerbaijan, Armenia, Lebanon và các quốc gia châu Âu. Do vậy, dân Kurd ở Bắc Iraq thường xuyên muốn liên minh với đồng bào ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi chung với tất cả những nguy cơ còn đeo đẳng.

Tổ chức xã hội của người Kurd lúc đầu theo hình thức bộ lạc còn ngày nay đa dạng hơn. Gần một nửa cư dân Kurd sống ở thành thị, trong đó nhiều thành phố có quy mô hơn nửa triệu dân. Vì thuộc nhóm dân cư đông, khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa với người Ả Rập cũng như người Thổ Nhĩ Kỳ và người Iran nên họ trở thành mối lo ở cả 4 quốc gia mà họ cư ngụ.
Đa số người Kurd theo đạo Hồi phái Sunni mặc dù một số người còn giữ tôn giáo gốc của người Kurd. Ngôn ngữ Kurd không giống với ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Ả Rập nhưng lại giống với ngôn ngữ Ba Tư và Armenia.

Nhiều thế kỷ trước người Kurd đã có một chính quyền tự trị qua nhiều triều đại, trước khi bị đế quốc Ottoman và Ba Tư lật đổ.
Yêu cầu có một lãnh thổ riêng của người Kurd, đã có từ năm 1695, là đầu mối của nhiều cuộc xung đột.

Cho đến sau khi Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong thế chiến thứ nhất và đế quốc Ottoman sụp đổ, yêu cầu nói trên được thừa nhận trong Hiệp ước Sèvres tại Pháp (1920).
Nhưng hiệp ước này không được thực hiện và cuộc thương lượng lại tại Lausanne (Thụy Sĩ) vào năm 1923 làm tiêu tan hy vọng của người Kurd.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự hậu thuẫn của Liên Xô, người Kurd ở Iran tuyên bố độc lập nhưng nhanh chóng bị quân đội Iran dập tắt.

Cho tới năm 2002, Thổ Nhĩ kỳ vẫn còn cấm người Kurd sử dụng ngôn ngữ của họ, không đề cập đến tên gọi của ngôn ngữ này trên văn bản chính thức và ghi “tiếng miền núi” thay vì “tiếng Kurd”.

Khi chiến tranh Iran- Iraq gần chấm dứt, vào năm 1988, máy bay Iraq đã tấn công vào làng Halabja của người Kurd bằng hơi độc và giết toàn bộ cư dân trong làng.

Từ khoảng năm 1978 – 1984, Abdulah Ocalan đã thành lập Đảng Công nhân Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ, đấu tranh cho một quốc gia độc lập gây nên cuộc nội chiến tại miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ làm khoảng 31.000 người chết, trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1999.

Tại Iraq, cuộc nội chiến giữa hai phái Liên minh Kurdistan yêu nước và Đảng Dân chủ Kurdistan đã nổ ra với sự hậu thuẫn quân đội Iraq và Iran.
Nhưng cảnh nồi da xáo thịt này đã được hòa giải hồi năm 2002 dẫn tới việc một Nghị viện Thống nhất của người Kurd lại tiếp tục hiện diện ở thành phố Mosul.

Cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq và sự sụp đổ của chính quyền Iraq cho người Kurd ở nước này thêm hy vọng mới về hòa bình và thịnh vượng nhưng họ vẫn còn đương đầu với sự chia rẽ, bất ổn và nhiều thế lực thù địch.

Trung Đông: Dân Kurds ở giữa 2 kẻ thù và 3 đối thủ
Dân Kurds đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến đấu của quốc tế chống tổ chức quá khích tự xưng là Nhà Nước Hồi Giáo (IS) ở Trung Đông. Họ cũng còn đứng về phía chống chính quyền Syria và tuy hiện nay không có xung đột nhưng Kurds vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran hoài nghi dè chừng về chiều hướng tranh đấu muốn ly khai và phân chia lãnh thổ.

KURDS là một dân tộc không tổ quốc đông nhất thế giới với khoảng 35 triệu người, hầu hết sinh sống tại Trung Đông, số còn lại rải rác lưu vong ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Dân Kurds tập trung trong một vùng diện tích khoảng gần 400,000 km2, được gọi là Kurdistan, với 65,000 km2 trên lãnh thổ Iraq, 190,000 km2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, 125,000 km2 ở Iran, 12,000 km2 ở Syria, còn lại ở các nước miền Nam Nga như Armenia, Azerbaijan,… Kurdistan có quy chế bán tự trị trong Iraq nhưng chưa phải ở các quốc gia khác, và từ lâu người Kurds đã tranh đấu võ trang kháng chiến cho điều này và mục tiêu tối hậu của họ là hình thành một quốc gia độc lập.

Năm 2011 dân chúng Syria nổi dậy theo kiểu phong trào cách mạng Mùa Xuân Á Rập chống chế độ độc tài của Tổng Thống Bashar al-Assad. Nhưng cuộc nội chiến Syria tiếp theo đó đi tới những diễn biến hết sức phức tạp, không nên hiểu chỉ đơn giản là một cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ, mà bao gồm nhiều yếu tố tôn giáo, chủng tộc, phe phái chính tri đặc thù của khu vực Trung Đông.

Dân Kurds sống ở miền Bắc Syria đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nội chiến, họ đứng về
phía các phe phái võ trang nổi dậy, đánh chiếm các thị xã và làng mạc và dựng cờ của đảng PYD (Liên Hiệp Dân Chủ), một đảng chính trị của dân Kurds.

Một số phân tích gia cho rằng Bashar al-Assad có ý chấp nhận tình trạng ấy như một biện pháp trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ vì vùng này nằm sát biên giới và dân Kurds nổi dậy trong nước Thổ từ trước vẫn bị đàn áp quyết liệt.
Thủ Tướng Thổ Recep Tayyip Erdogan tán thành việc lật đổ al- Assad và hỗ trợ lực lượng nổi dậy FSA (Quân Đội Syria Tự Do) là một nhóm ôn hoà được Tây Phương ủng hộ. Lúc đó FSA đang nắm thế chủ động trong cuộc nội chiến và giữa FSA với PYD vẫn thường xảy ra xung đột.

Nhưng rồi qua ba năm nội chiến, lực lượng FSA suy yếu dần trước sức tấn công của quân đội chính quyền al-Assad, trong khi những nhóm Hồi Giáo quá khích Mặt Trận Al Nusra, phân bộ của al-Qaeda và Nhà Nước Hồi Giáo ISIL lại nổi lên lớn mạnh. Từ tháng 6 vừa qua ISIL mở cuộc tổng tấn công quy mô đánh chiếm được nhiều vùng ở Syria và Iraq, đồng thời gây nên sự đe dọa sống còn cho dân Kurds vì sự kỳ thị đối với những chủng tộc bị coi là đi ngược lập trường tôn giáo cực đoan của họ.

Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Syria và dân Kurds có ảnh hưởng lớn trong tình hình tranh chấp quyết liệt ở Trung Đông. Thủ Tướng Erdogan, bây giờ là Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ, muốn al-Assad phải ra đi nhưng sự kiện ông này vẫn còn tồn tại đã làm lệch lạc những tính toán của Thổ. Các nước NATO, trong đó Hoa Kỳ nắm vai trò quyết định chính, phần nào đồng ý với Nga rằng một nước Syria không có chính quyền sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của những tổ chức Hồi Giáo quá khích và khủng bố. Vì vậy, năm ngoái Hoa Kỳ đã hủy bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria khi chính quyền nước này dùng đến vũ khí hóa học, thay vào đó chấp thuận để Syria trao nạp phá hủy hết vũ khí hóa học và giải quyết vấn đề chính trị bằng đường lối ngoại giao với áp lực quân sự.

Khi Tổng Thống Obama cho lệnh mở chiến dịch không quân đánh ISIL, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lưỡng lự trong sự tham gia. Là thành viên Hồi Giáo duy nhất trong NATO, Thổ có những điều kiện tế nhị nhất định trong sự đối đầu với ISIL. Giống như nhiều nước Trung Đông khác, Thổ Nhĩ Kỳ do dự khi phải chống lại một phe phái cùng là Hồi Giáo Sunni dù rằng các hoạt động khủng bố cũng là nguy cơ cho chính mình. Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo ngại rằng chống ISIL là giúp cho al-Assad tồn tại và “chiến lược chống ISIL sẽ không thể thành công nếu không tập trung vào mục tiêu thay đổi chế độ Syria.”

Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn chấp nhận sự hiện diện của một khu vực dân Kurds tự trị ở Syria ngay cạnh biên giới, sẽ có tác động xấu đối với dân Kurds ở Thổ mà phong trào kháng chiến PKK đã 30 năm chiến đấu đòi tự trị trong lãnh thổ của mình. Điều ấy thể hiện trong cuộc chiến tại Kobani, thành phố do các lực lượng dân Kurds kiểm soát ở Syria từ 2012, đang bị ISIL tấn công vây hãm từ tuần trước và chắc chắn đã thất thủ nếu không có sự can thiệp oanh kích của máy bay Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội và chiến xa đến biên giới nhưng chỉ đứng quan sát mà không trợ giúp can thiệp vào cuộc chiến.

Mùa hè vừa qua, Tổng Thống Massoud Barzani của lãnh thổ tự trị Kurdistan ở Iraq, công khai tuyên bố sẽ vận động tiến tới thành lập một quốc gia độc lập cho dân Kurds. Tiếp đó chiến binh Hồi Giáo ISIL tấn công đánh chiếm nhiều vùng ở Iraq. Lực lượng dân quân Pershmerga của dân Kurds đã kháng cự quyết liệt đẩy lui được ISIL tại nhiều nơi và còn chiếm lại được thành phố Kirkut và vùng phụ cận mà quân đội Iraq đã tháo lui. Kurdistan và Iraq từ năm 2003 đã tranh chấp gay gắt về sự phân chia quyền lợi ở khu vực mỏ dầu lửa Kirkut, đồng thời về quy chế của Kurdistan trong liên bang Iraq.

Tuy vẫn không đồng ý cho dân Kurds tự trị ở Syria hay trong nước mình, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ gần đây lại tỏ ra ủng hộ Kurdistan tự trị ở Iraq. Do đó, mặc dầu bị đe dọa nguy hiểm vì ISIL, cuộc chiến tranh ở Iraq hiện nay lại chính là cơ hội bằng vàng cho dân Kurds gia tăng quyền hạn và tiến tới thành một quốc gia độc lập.

NARIN Afrin, lãnh đạo Các đơn bị Bảo vệ nhân dân YPG ở Kobani, Syria, mong thế giới gửi cho họ vũ khí chống tăng để chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.

Cầm chặt khẩu Kalashnikov, đôi mắt tập trung nhìn về phía xa, mái tóc nằm gọn gàng trong chiếc khăn quấn quanh đầu, nữ thủ lĩnh đội quân du kích người Kurd, cô Mayssa Abdo, đưa ra lời cầu khẩn.
Mayssa Abdo, còn được biết tới với biệt danh Narin Afrin, đang chỉ huy YPG ở Kobani cùng với Mahmud Barkhodan.

Narin Afrin là thủ lĩnh của đội quân du kích Peshmerga của người Kurd bảo vệ thị trấn chiến lược vùng biên của Syria đang bị IS bao vây. Như một phong tục của các chiến binh người Kurd, người phụ nữ 40 tuổi này dùng bí danh có từ Afrin, tên quê hương của cô ở tỉnh Aleppo.

Hôm 13/10, Afrin phát đi lời khẩn cầu tuyệt vọng với thế giới mong được hỗ trợ vũ khí. Đội quân của cô đang trong cuộc chiến một mất một còn vì Kobani, kéo dài một tháng qua.

Afrin viết:
“Chúng tôi sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng để bảo vệ người dân. Đây là một trận chiến cho tất cả chúng tôi, một trận chiến vì tự do. Nếu các bạn không giúp chúng tôi thì một ngày nào đó chúng sẽ tìm đến các bạn”.

Afrin cầu xin thế giới gửi những vũ khí chống tăng và cho biết các chiến binh của mình bị những chiếc xe tăng, do Mỹ sản xuất mà IS cướp từ quân đội Iraq, vô hiệu hóa.

“IS đang sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng, đặc biệt là xe tăng. Thật không may, chúng tôi chẳng có vũ khí chống tăng nào. Chúng tôi vẫn sẽ bảo vệ thị trấn, nhưng vũ khí của chúng tôi rất thô sơ và đạn cũng hạn chế”, Afrin cho hay.

Theo Afrin, hàng nghìn dân thường vẫn đang ở trong thành phố. Họ không thể đi bất cứ đâu bởi tứ phía đã bị phong tỏa. Nữ thủ lĩnh cũng buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, chỉ “ngồi, xem và chờ đợi để chứng kiến tất cả dân thường bị chặt đầu”.

Lực lượng dân quân người Kurd Peshmerga do Afrin lãnh đạo có nhiều chiến binh là phụ nữ, gồm thiếu nữ, thanh niên, đàn ông, thậm chí cả người lớn tuổi. Tất cả họ đều đang cố gắng ngăn chặn thị trấn rơi vào tay IS. Các chiến binh Peshmerga đều là tình nguyện viên. Nhiều người tham gia huấn luyện hai lần một tuần, số khác thì đều đặn hàng ngày.

Ca ngợi Afrin như một anh hùng, Maajid Nawaz, chủ tịch Quỹ Quilliam chống cực đoan ở London, viết trên Twitter: “Hãy nhớ tên cô ấy: Afrin. Tổng chỉ huy lực lượng người Kurd bảo vệ thành phố Kobani chống lại IS”.
Theo Mustefa Ebdi, nhà hoạt động người Kurd ở Kobani, những ai biết Afrin đều nói rằng nữ thủ lĩnh đó “thông minh, có học và lạnh lùng”.

Liên Hợp Quốc từng cảnh báo về “một cuộc thảm sát Srebenica khác” nếu thị trấn Kobani thất thủ. Hôm 5/10, nữ chiến binh người Kurd, Dilar Gencxemis, đánh bom tự sát ở ngoại ô Kobani trong một cuộc tấn công khiến hàng chục lính IS thiệt mạng. Cô trở thành phụ nữ Kurd đầu tiên đánh bom tự sát kể từ khi cuộc nội chiến Syria nổ ra năm 2011.

:3dcuoi:
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Nghe giọng phân tích của bọn Tàu là không lọt lỗ tai, rất phiến diện, bọn Mẽo thực ra ngay từ đầu đã không muốn dính quá sâu vào chiến trường Syria, ngay cả khi có cái cớ tuyệt cú mèo là Assad sử dụng vũ khí hóa học, Mẽo vẫn lơ, nếu cảm thấy quyền lợi bị đụng chạm và quyết định tham gia thì Mẽo cũng chẳng cần Thổ phải giúp đỡ để trở thành lãnh đạo.
Có 1 điều cần biết là sau vụ SU24, hiện eo biển Bosphorus bị blocked, hải quân Biển Đen của Nga coi như vô hiệu hóa.
Cái nầy mới thật sự nghiêm trọng vì có thể dẫn tới xung đột lớn : Nga - Turkey
http://www.infowars.com/turkey-blockades-russian-shipping-black-sea-fleet-completely-cut-off/
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
Có 1 điều cần biết là sau vụ SU24, hiện eo biển Bosphorus bị blocked, hải quân Biển Đen của Nga coi như vô hiệu hóa.
Cái nầy mới thật sự nghiêm trọng vì có thể dẫn tới xung đột lớn : Nga - Turkey
http://www.infowars.com/turkey-blockades-russian-shipping-black-sea-fleet-completely-cut-off/
Chắc tin đồn lá cải thôi. Thổ không dại gì làm quá đâu. Nếu bị thì anh Teen la làng lên rồi.
 
Hạng D
12/10/10
1.610
20.015
133
Có 1 điều cần biết là sau vụ SU24, hiện eo biển Bosphorus bị blocked, hải quân Biển Đen của Nga coi như vô hiệu hóa.
Cái nầy mới thật sự nghiêm trọng vì có thể dẫn tới xung đột lớn : Nga - Turkey
http://www.infowars.com/turkey-blockades-russian-shipping-black-sea-fleet-completely-cut-off/
Tin này đã có mấy ngày hôm nay nhưng chưa có hãng tin lớn nào xác nhận, cả BBC, CNN, FOX, NYTIMES.... đều im hơi lặng tiếng, nếu có chuyện đó thật thì đó chính là Breaking News của tháng này, trên nguyên tắc Thổ chỉ được quyền close the straits khi đang ở trong tình trạng chiến tranh với Nga, bây giờ thì chưa, 2 a đó chỉ đang vờn nhau thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Russia and conon