Copy bài trên mạng về nè, chắc ở đây nhiều bác biết gồi
Mục đích của đơn cầu cứu, rồi Mr. Nhơn đăng ký mua vào 10 triệu cổ NVL là gì?
Trong rất nhiều lý do thì giữ giá cổ phiếu, tưởng chừng đơn giản, lại đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay của Nova.
Ngay trong đơn cầu cứu, Chủ tịch Novaland đã nhấn mạnh về khả năng mất thanh khoản của cổ phiếu, dẫn tới nhiều hệ luỵ như nợ xấu, khách hàng đòi nhà...
So với mức đỉnh đầu tháng 10 năm ngoái, thì cổ phiếu NVL đã rớt gần 20%, tương đương vốn hoá bay hơi cỡ 12k tỷ.
Tới cuối năm 2019, 4 cổ đông lớn của Nova là Chủ tịch Bùi Thành Nhơn (và vợ), con trai Bùi Cao Nhật Quân, hai pháp nhân liên quan là CTCP Diamond Properties và CTCP Novagroup nắm hơn 550 triệu cổ, tương đương 57% vốn Novaland. Tỷ lệ sở hữu về bản chất có thể cao hơn nhiều, bởi thường các đại gia phải duy trì trên 65% để đảm bảo tính chi phối.
Cổ phiếu NVL giảm mạnh không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới khối tài sản tỷ đô của nhà Mr. Nhơn, mà còn khiến loạt chủ nợ ngồi trên đống lửa.
Từ cuối tháng 8/2019-nay, các cổ đông nói trên đã thế chấp khoảng 230 triệu cổ NVL tại nhiều bank trong và ngoài nước.
Gần đây nhất, ông Nhơn và Novagroup thế chấp 49,1 triệu cổ NVL ở Credit Suisse Singapore ngày 17/12/2019. Ngày 20/1/2020, ông Nhơn và Diamond Properties thế chấp 36,3 triệu cổ NVL ở PVCombank Sài Gòn, được định giá 2.071 tỷ.
Việc thế chấp có thể nhằm bảo đảm cho một khoản vay mới, hay đảm bảo cho một bên thứ ba, không loại trừ khả năng là tài sản bảo đảm bổ sung cho các khoản vay của tập đoàn Novaland - trong bối cảnh các đối tác tín dụng dè chừng hơn đáng kể trong một năm trở lại.
Dù sao thì cổ phiếu giảm mạnh cũng đang khiến nhà Chủ tịch họ Bùi rất khó thở, với áp lực từ các chủ nợ, hoặc bổ sung thêm tài sản đảm bảo, hoặc hoãn, dừng giải ngân, hay tệ hơn, là bán giải chấp trong trường hợp đà giảm của cổ phiếu không kiểm soát được.
Đơn cầu cứu nhằm thể hiện rõ cho chủ nợ rằng "chúng tôi đã cố gắng hết sức, lỗi không phải ở chúng tôi", còn chào mua 10 triệu cổ phiếu, ngoài trấn an cổ đông, thì một thông điệp rất quan trọng với các chủ nợ là khẳng định "chúng tôi không tháo chạy, Dont be worried!".
Nên biết, trong một hợp đồng mua trái phiếu, trái chủ là một công ty tài chính trong nước yêu cầu cả điều kiện về tỷ lệ sở hữu tối thiểu và cương vị chủ chốt mà ông Nhơn và người thân cần duy trì tại Novaland.
Cơ cấu vay nợ đa dạng (25 chủ nợ trong và ngoài nước) được coi là một điểm mạnh, cho thấy uy tín của Novaland. Song cũng tạo ra áp lực không nhỏ đối với lãnh đạo tập đoàn này, bởi mỗi chủ nợ lớn lại thường có những yêu sách khác nhau, có lợi nhất cho họ.
"Ít ai biết nhà băng ngoại Credit Suisse đã tài trợ cho Novaland khá lâu trước khi tập đoàn này niêm yết chứng khoán vào cuối năm 2016. Việc niêm yết cổ phiếu trong nước hay trái phiếu trên sàn Singapore chưa hẳn đã là ý chí của nhóm chủ Novaland", trích bài báo.