Cám ơn Bác, cho hỏi là 1 ngày rửa mấy lần à, em đi làm nên chắc chỉ rửa được 2 lần vào buổi sáng và buổi tối thôivovinam nói:4/ Đối với người bị viêm xoang nặng hay mãn tính thì em khuyên phải kết hợp thở yoga, vì sao? Vì rõ ràng những người này hệ thống phòng thủ của mũi đã yếu lắm rồi, nếu dùng nước muối rửa thì tuy có sạch mủ nhưng cơ thể do yếu quá nên không thể tái tạo lại được nên lại tiếp tục viêm nhiễm, vì vậy phải kết hợp thở yoga để tăng cường sức đề kháng. Chứ đang bị viêm xoang nhức đầu bỏ bu mà bảo tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng em e hơi khó, phải vượt qua được giai đoạn đầu gian khổ đã rồi hẵng tính đến chuyện tập TDTT.
Trước hết chia phổi ra làm 3 phần, khi ta thở, chủ yếu chỉ dùng một phần rất nhỏ phía trên của phổi, bây giờ sẽ chia ra 3 động tác để tập tận dụng hết từng phần, sau khi thuần thục sẽ kết hợp 3 động tác để tận dụng hết khả năng của phổi.
a/ Tập thở phần trên phổi:
- Đứng thả lỏng, hai chân bằng vai, hai tay buông xuôi dọc thân người.
- Từ từ đưa hai tay ra sau nắm hờ lấy nhau và đưa hai bàn tay lên trên lưng (bằng cách gập khủy tay lại), kết hợp với hít vào (ngay từ lúc đưa tay ra sau là đã hít vào rồi). Mục đích khi nâng 2 tay lên như vậy là kéo phần trên của phổi giãn rộng ra.
- Sau đó từ từ hạ tay xuống kết hợp với thở ra nhẹ nhàng.
b/ Tập thở phần hai bên phổi:
- Đứng thả lỏng, hai chân bằng vai, hai tay buông xuôi dọc thân người.
- Từ từ đưa hai tay ra sau, tay hơi khuỳnh kiểu như đang kên sì bo đó và kết hợp hít vào. Mục đích là kéo căng lồng ngực ra hai bên.
- Sau đó từ từ khép tay lại và kết hợp thở ra nhẹ nhàng.
c/ Tập thở phần cuối phổi ( thở bụng).
- Đứng thả lỏng, hai chân bằng vai, hai tay buông xuôi dọc thân người.
- Hít vào và dùng cơ hoành đè xuống dưới, bụng phình ra để phổi ép xuống dưới.
- Sau đó từ từ hóp bụng lại và kết hợp thở ra.
Sau khi đã tập thành thạo 3 động tác rồi thì sẽ đến động tác kết hợp cả 3.
Thở bụng trước để đưa không khí xuống đáy phổi, sau đó vẫn hít vào và ép không khí đi qua hai bên bằng động tác thở hai bên và cuối cùng là vẫn hít vào và đưa không khí đi lên phần trên bằng cách thở lên trên như đã chỉ dẫn và cuối cùng là kết thúc theo kiểu động tác thở phần trên (a)
Như vậy đối với các bác bị viêm xoang, thì trước khi thở nên dùng NMSL rửa mũi rồi hẵng thở, mỗi động tác tập 10-15 lần. Động tác thở tổng hợp không nên tập ngay từ đầu, chỉ khi nào 3 động tác kia đã nhuần nhuyễn thì hãy thử động tác kết hợp.
Chú ý khi tập không được gắng sức, cứ từ từ, ban đầu chưa hít thở được sâu thì đứng có lo, không được nóng vội, ép thở quá sâu sẽ có nguy cơ tẩu hỏa nhập ma, hậu quả khó lường. Trong quá trình tập nếu người nóng, toát mồ hôi là OK, nhưng nếu đang tập mà thấy chóng mặt, vã mồ hôi lạnh là coi chừng đã hít thở quá sức rồi đó.
Chú ý khi tập thở không được suy nghĩ lung tung, chỉ tập trung nghĩ đến vùng bị bệnh mà thôi.
Bác cứ làm một chai để trong nhà tắm, rửa ngày 2 lần là OK, thời gian đầu nếu bịnh đang nặng thì bác cố gắng làm một chai để ở Cty, rửa lúc trưa cho nó thông mũi.
Hiện nay em và cả nhà đang đều đặn rửa ngày 2 lần, rất tốt ạ.
Hiện nay em và cả nhà đang đều đặn rửa ngày 2 lần, rất tốt ạ.
lưu ý với các bác là bé hoặc người lớn đang bị viêm tai giữa thì không nên sử dụng cách rửa mũi như trong này nhé, nước muối dễ đọng lên trên vung tai làm nặng thêm.
Em đang xài loại nầy nè các Bác . 1 Hộp có 100 gói muối nhỏ , 1 gói pha cho 1 bình 240ml/ng lớn (có sẵn bình luôn). Có địa chỉ ,mail , clip hướng dẫn xử dụng đầy đủ các Bác vào xem đc thì liên hệ mua về dùng, tiện & lợi . Cả nhà em đều xài thấy thoải mái, nhẹ đầu lắm