Mình cũng bị rối loạn sắc giác xanh lá cây và đỏ, nếu đi khám bác sĩ sẽ kết luận như vậy, mình ko pass được các bài test đọc số ở các mẫu test. Nhưng nếu ai đưa cho mình đồ vật gì màu xanh lá 1 cái màu đỏ, đảm bảo 100% mình ko bao giờ nhầm, do mình bị ở mức độ nhẹ nhưng cũng rất khó khăn với các bài test.
Nói chung là cách khám sức khỏe hiện nay rất máy móc phần này.
Nói chung là cách khám sức khỏe hiện nay rất máy móc phần này.
Hiện khi đi đổi bằng vẫn có mục test mù màu !! Do vậy tôi tin ở VN mù màu không được lái xe !!
https://www.matsaigon.com/mu-mau/#:~:text=Rối loạn sắc giác có,biệt được giữa các màu)
Có đứa em hôm nay đi khám sức khỏe thi bằng lái B2 bị 2 chỗ bv trả tiền lại do mù màu, các bác có biết cách nào chỉ giùm
Mù Màu sợ gì ! Sợ Mù Co thôi !Bệnh mù màu có thể gây tai họa
Ở Thụy Điển từng xảy ra một tai nạn xe lửa làm chết nhiều người. Nguyên nhân là người lái tàu bị tật mù màu đỏ, không phân biệt rõ đèn tín hiệu cấm tàu (màu đỏ) với đèn thông xe (màu xanh) nên vẫn phóng nhanh đâm vào một tàu khác.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bleft]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
(night-ray){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một người vẫn nhìn rõ mọi vật với đường nét kích cỡ bình thường, nhưng không phân biệt được màu sắc được coi là bị rối loạn sắc giác, nói nôm na bệnh mù màu. Chứng này không ảnh hưởng đến khả năng sống của bệnh nhân; nhưng gene bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư. Trong một số trường hợp, việc mất khả năng phân biệt màu sắc có thể gây tai họa.
Vào năm 1875, ở Thụy Điển đã xảy ra tai nạn xe lửa đầu tiên làm chết nhiều người, gây chấn động châu Âu. Hai tàu tốc hành, một tàu hàng và một tàu khách, đâm thẳng vào nhau trong lúc đang chạy với tốc độ cao. Rất lâu sau, các chuyên gia không rõ nguyên nhân. Về sau, tình cờ một nhà tâm lý đưa cho người công nhân lái tàu còn sống sót chọn mấy cuộn len có màu khác nhau thì phát hiện ra anh ta bị tật mù màu đỏ. Do không phân biệt rõ đèn tín hiệu cấm tàu với đèn thông xe nên anh vẫn thản nhiên cho tàu phóng nhanh, đâm vào xe lửa đang chạy đúng tuyến đường, gây ra tai nạn khủng khiếp.
Ở Việt Nam, một công nhân đường sắt từng được đề nghị bố trí công việc khác do bệnh rối loạn sắc giác. Tháng 4/1995, ông Huỳnh Văn Đức, công nhân trực ban chạy tàu ở ga Thanh Khê (thuộc Hạt vận chuyển Quảng Nam - Đà Nẵng) đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ kết luận bị rối loạn sắc giác, đề nghị không bố trí công việc liên quan đến tín hiệu chạy tàu. Phát hiện này đã ngăn ngừa kịp thời tai nạn đường sắt có thể xảy ra.BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống