Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Oil cooler | Heat exchanger

Hạng D
12/5/12
1.339
964
113
google.com
-Lời khuyên cho các bimmer E46 nếu chưa thay bình phụ thì chỉ châm nước vừa đủ (đỉnh cây đo nước chỉ bằng hoặc thấp hơn miệng bình), đừng tham mà nạp full là rất rủi ro.
@tinnt: chắc anh em giờ phải gọi chú là Tin coolant quá vì 2 năm nó hành cho 3 lần, lần nào cũng trên dưới 20 củ, tội nghiệp :-(

Cũng vì thiếu kiến thức thôi anh ơi, bài học nào cũng đáng đồng tiền! Lần sau thì cứ 4 5 tháng cứ chạy vào EA cho hãng check, phải bắt chước lão Mèo mới được. Hãng nó bắt thay đồ, còn gara thì chả thấy khuyên mình thay...
 
Hạng D
15/2/14
3.450
6.445
113
-Bác moon nói chuẩn, điểm yếu nhất ở E46 là hệ thống coolant. Hồi chiều em mới gửi ra Tuy Hoà cho 1 bimmer 318i bình nước phụ vì mới bị nứt.
-Bình phụ bằng nhựa đúng ra chỉ để chứa nước (như các hãng xe khác) thì k sao, xài cả đời xe, đằng này lại chịu áp lực nên sớm muộn gì cũng bục. Mất sạch nước làm mát, nhẹ thì gọi cứu hộ về thay bình, nặng thì thổi ron quy lát bung nắp máy.
-Lời khuyên cho các bimmer E46 nếu chưa thay bình phụ thì chỉ châm nước vừa đủ (đỉnh cây đo nước chỉ bằng hoặc thấp hơn miệng bình), đừng tham mà nạp full là rất rủi ro.
@tinnt: chắc anh em giờ phải gọi chú là Tin coolant quá vì 2 năm nó hành cho 3 lần, lần nào cũng trên dưới 20 củ, tội nghiệp :-(

Bình nước mới mà châm đầy không có chổ để nén nước thì cũng bục.
 
Hạng D
5/6/13
2.751
3.680
113
www.vinhphutung.com
Em thì k nghĩ vậy vì nhà sx vẫn cho phép nạp full (phao nổi lên đến vạch full).
Qua 1 thời gian dài sử dụng (5 năm hoặc 100k km), nhựa bị yếu dần dưới tác động của nhiệt độ trong khoang máy và bắt đầu xuất hiện các vết rạn rất nhỏ có thể mắt thường k thấy đc), lúc này mà nạp full không có chỗ cho nước giãn nở thì đến 1 lúc nào đó bục bình là tất yếu.
 
Hạng B2
22/5/13
124
177
43
Đúng rồi cái này cũng nên chú ý, em thì có thói quen cứ trước khi khởi động máy (máy nguội) thì mở nắp nước, nhớt máy, nhớt trợ lực... kiểm tra 1 vòng. Ghi nhớ lại trạng thái, khi kiểm tra nước dùng đèn pin rọi vào nước xem trạng thái. Nếu đổi màu thì kiểm tra ngay. Bộ cooler/heat exchanger này không hỏng liền đâu, hiện tượng xảy ra từ từ. Nếu mực nước có màu cafe sữa thì nhớt lọt qua nước. Nếu mực nhớt dâng lên nước qua nhớt. Phát hiện sớm sẽ có phương án tốt. Còn về nguyên lý giản nở nhiệt thì bắt kỳ tanker nào cũng không nên châm đầy mực (over level) sẽ bị phá vỡ cơ học. Thân
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: 325iE46
Hạng B2
22/5/13
124
177
43
Còn nữa lúc đầu đọc bộ "sinh hàn giải nhiêt" em thật sự bối rối vì không biết nó là gì, may nhờ xem phim kiếm hiệp của Kim Dung có "hàn lâm thập bát chưởng" nên nhớ hàn là lạnh. Suy ra bộ này là sinh ra lạnh để giải nhiệt, thật là khó hiểu. Trong kỹ thuật và trong nhiệt học thì bộ này gọi là bộ trao đổi nhiệt-heat exchanger. Tuỳ theo môi chất nó trao đổi mà có các đặc tính và cấu tạo khác nhau như: tuần hoàn tự nhiên, đối lưu, đối lưu có cưởng bức-dùng bơm... Do vậy chúng ta nên gọi là bộ trao đổi nhiệt cho nó dể hiểu và thuần Việt. Thân
 
Hạng B2
22/5/13
124
177
43
Thế nhớt trợ lực có màu cafe sữa thì sao vậy các bác
Gọi là quy trình để phát hiện sự thâm nhập của các chất khác nhau áp dụng trong kỹ thuật, như trong hộp số chẳng hạn.
  1. Nhớt sẽ tràn ra các o-ring, ở đây là cốt đuôi máy, giai đoạn này khó phát hiện màu cafe sữa vì chưa nhiều. Nhưng khi thay phốt rồi vẫn còn rò rỉ.
  2. Nếu có điểm xem (thường gọi là oil glass) sẽ thấy mực nhớt cao hơn mức max.
  3. Trong hộp số không có chổ này nhưng có ốc xả đấy, dùng ốc này để kiểm tra.
  4. Nhưng các kỹ sư thiết kế có tính đến chuyện thâm nhập này rồi, cho nên nước thông thường khó thâm nhập vào nhớt, mà ngược lại. Nhớt thâm nhập vào nước nhiều hơn (áp lực nhớt trong bộ trao đổi nhiệt cao hơn áp lực nước). Nếu nhớt có lẫn là lúc chúng ta ngừng máy, bơm ngưng hoạt động.
  5. Như vậy kiểm tra lúc máy nguội là dể phát hiện hiện tượng này nhất.