Kết thúc ngày 2 với chương trình “Cưỡi ngựa xem hoa” khám phá Angkor Wat, bởi lẽ để có thể nghiên cứu & tìm hiểu các công trình của quần thể kinh đô Angkor Wat bạn có thể phải mất hàng tuần có khi hàng tháng mới đi hết được.
Trước khi cùng đoàn khởi hành ngày thứ 3 của đoàn OS Camravan đến ngọn núi Kulen nơi được xem là nơi linh thiên nhất của người Khmer, em xin tóm tắt vài thông tin sau từ Kiwi:
Núi Kulen (Phnom Kulen), đúng ra cụm đồi Kulen, thuộc địa phận các huyện Svay Leu và Varin, tỉnh Siêm Riệp, cách trung tâm thành phố Siêm Riệp 50 km.
Đường lên núi Kulen là một con đường hiểm trở nhưng khá tốt vì được nâng cấp. Ngày xưa vùng núi Kulen vẫn còn hoang sơ, rất nhiều mìn còn sót lại nơi đây. Từ trên đỉnh đồi Mahendra, du khách có thể ngắm nhìn toàn thể công viên Angkor từ trên cao.
Lịch sử
Đây là nơi đóng kinh đô đầu tiên của triều đại Angkor dưới triều vua Jayavarman II được xây dựng năm 802. Kinh đô này nằm trên đồi Mahendra trong một khu rừng nguyên sinh nay còn rộng 375 km² với nhiều loài thú hoang dã vẫn còn tồn tại. Từ đỉnh núi có dòng suối Kbal Spean trong veo được xem là nơi phát nguồn của dòng sông Siem Reap. Trên đồi Mahendra, Jayavarman II đã tuyên bố nền độc lập của vương quốc Khmer và chọn nơi đây làm kinh đô đầu tiên.
Cùng với số phận của Angkor , kinh đô này từng một thời gian bị quên lãng giữa rừng núi âm u. Năm 1968, một nhà thám hiểm người Pháp đã phát hiện ra Kulen. Chiến tranh triền miên và vào năm 1980-1990, Kulen trở thành căn cứ địa của Khmer Đỏ. Con đường dẫn lên núi Kulen đầy mìn, rừng rậm âm u và rất nguy hiểm. Mãi đến năm 2000, người ta khai phá một con đường dẫn lên núi, và con đường này trở thành con đường hành hương về nguồn của người Khmer.
Sông ngàn Linga
Năm 1050, vua Suryavarman I ngăn con suối Stung Kbal Spean trên đỉnh núi để thực hiện bức tranh điêu khắc đá dưới nước với hàng ngàn tượng về Linga, Yoni (miêu tả bộ phận sinh dục của nam và nữ) được tạc thẳng vào nền đá cùng với hàng ngàn bức phù điêu chạm trổ rất tinh vi về các tượng thần Deva, tiên nữ Apsara. Tại thượng nguồn dòng suối, có nhiều phiến đá khổng lồ chạm trổ nữ thần sắc đẹp Laksmi vô cùng sống động. Phải mất hơn 100 năm, công việc này mới được hoàn thành. Người dân Khmer gọi đây là dòng sông ngàn Linga. Đến giờ người ta vẫn chưa thể trả lời được người xưa đã làm như thế nào để có thể thực hiện công trình này và tạc tượng dưới dòng suối này được.
Người ta cho rằng , nếu cho trẻ em tắm suối này, trẻ em sẽ rất mau lớn và khỏe mạnh , thông minh. Vào mùa lễ hội, hàng ngàn trẻ em Khmer được bố mẹ cho tắm dưới dòng suối này, với cầu mong con cháu họ sẽ khỏe mạnh.
Đỉnh Mahendara
Cả khu rừng Kulen có tất cả 37 ngôi đền, chùa cổ có tuổi đời hàng ngàn năm, nhưng đặc biệt nhất vẫn là chùa Paang Thom, nơi đây ngoài bức tượng Phật được tạc thẳng vào núi đá, phần thân tượng dài 9,7m, cao 3,3m. Tương truyền để xây dựng kỳ quan Angkor, người Khmer đã được sự giúp sức của các vị thần và nơi này còn lưu giữ dấu chân phải dài 2 m, sâu 0,4 m mà theo truyền thuyết là dấu chân đầu tiên của thần và dấu chân trái nằm trên đỉnh núi Ba Kheng cách núi Kulen 50 km.
Cũng theo thông tin chia sẽ từ anh Tuấn - Camera man của đoàn OS Camravan cho biết, anh cũng là một trong những bộ đội tình nguyện Việt Nam đóng đô trên ngọn núi này cho biết vào mùa mưa thì có cá bơi lại ngược dòng nước lên suối rất nhiều, nhưng đến mùa khô thì các dòng suối khô cằn và cạn kiệt. Để có thể tiếp ứng nhu phẩm cho căn cứ trên núi, cả nhóm 10 người phải lặn lội cả ngày mới đến chân núi lấy lương thực & nước uống lên núi cho đồng đội, với địa hình hiểm trở và thường bị du kích Khmer đỏ tấn công nên sau hành trình chỉ có khoảng 7-8 người sống sót trở về. Ngoài ra 2 bên đã cài rất nhiều Mìn tại ngọn núi này ...và đến thời điểm này cũng không thể nào tìm kiếm và tháo gỡ hết (Cũng may các thành viên trong đoàn chỉ gặp Mìn Tươi
)..Chính vì thông tin trên làm em cũng "rét" đi khi bộ khám phá dòng suối ngày Lingar để chụp ảnh.
Do đường lên núi Kulen hẹp nên các xe chỉ có thể đi lên trước 11 giờ sáng, sau 11 giờ sáng trạm gác do Quân Đội quản lý sẽ không cho xe lên.
Đoàn xe OS đang tiến về phía chân núi qua đoạn đường đất đỏ và một số đoạn có rất nhiều ổ Voi...
Sau khi qua trạm kiểm soát, đoàn bắt đầu hành trình nên núi Kulen
Đường lên núi, em 1 tay lái..và 1 tay chụp hình
Nhiều đoạn băng qua các vách đá cheo leo...
Xe Captiva phía trước ..
Đến khoản 1/2 đoạn đường lên núi, cả đoàn dừng lại để xin "Cầu An " may mắn cho đoàn từ một vị sư , điều thú vị đây là vi sư người Việt Nam quê ở Bình Đình - tổng cộng có 3 vị sư từ VN sang đã lâu .. 1 người đã mất vì bệnh sốt rét, 1 người đang điều trị ở Siem Riêp còn vị còn lại sau thì không thể đi đứng ..
Vị sư chúc bình an cho đoàn OS Camravan
Chụp ảnh lưu niệm cùng bác Hùng Viking
Chia tay vị sư, cả đoàn tiếp tục hành trình lên đỉnh núi Kulen, đường đi nhỏ hẹp và xấu với nhiều ổ voi ... lúc đó mới thấy "lợi hại "của các dòng xe SUV là thế nào..
Suối ngàn Lingar
Dòng suối trên đỉnh núi ..
Trước khi đoàn chuẩn bị lên Chùa, mỗi thành viên đều đổi 1 USD ra 3,000 Ria để ủng hộ các "cái bang" nhí hoạt động trên núi...tuy nhiên các "cái bang" nhí rất trật tự, không kèo nèo khách hành hương .. và rất dễ thương..
Chỉ có "Cái Bang" VN là lộn xộn nhất, hội trưởng FFC cũng tranh thủ kiếm vài đồng làm ly bia..
Tượng Phật nằm trên đỉnh núi Kulen