Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa
thanhtrieu_447 nói:
giao diện này bất tiện wa.mún viết bài,up bài phải vào tùm lum khâu mới xong.chán.
mún kiếm os tv phải vào trang TV rùi vào trang cuối.lu bu wa

Em thay binh thuong ma , co tun lum khâu gi đâu
 
Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa
em xin spam

Miền biển Trà Vinh rất phong phú thủy hải sản như tôm, cua, còng, ba khía... Một đặc sản rất đặc trưng của vùng Trường Long Hòa- Ba Động có cái tên rất ấn tượng là con “chù ụ”. Chù ụ thuộc họ nhà cua... thân hình vuông thường bằng cỡ chiếc nem. Chù ụ có hai càng khá to. Nhìn tổng thể, chù ụ có hình dáng cục mịch, lưng ghồ ghề, chậm chạp.</h2>
chu-u-1412.jpg
Chù ụ nướng than hồng.
Chù ụ có thể chế biến thành nhiều món ăn. Đơn giản và nhanh nhất là nướng than hồng. Những con chù ụ sống được bỏ trên vỉ nướng chín đều hai bề. Sau khi chín tới, chù ụ sẽ có màu đỏ bầm trông rất hấp dẫn. Ta có thể trộn chù ụ với ít rau răm cho thơm. Sau đó chấm muối ớt, hoặc muối tiêu chanh. Chù ụ cũng có thể luộc như cua, ghẹ, hay hấp bia chấm muối ớt, hoặc nước mắm chua hoặc rang me, kho nghệ, xào hành...

Biển Duyên Hải còn là nơi có nhiều cá kèo. Ngày xưa, cách đây vài mươi năm, ở những ruộng nước mặn cá kèo nổi như mù u, ít người bắt, vì lúc ấy giá trị thương phẩm không cao. Ngày nay, cá kèo, ba khía đã “lên ngôi” như: cua , ghẹ, ốc giác, hàu, nghêu...

Cá kèo kho gợt là món ngon đặc sắc và dễ làm. Người ta bắc nồi nước lên nêm nếm các gia vị: ớt đâm nhuyễn, nước mắm ngon, ít đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn. Khi nước sôi lên, thả cá kèo còn sống vào nồi, bớt lửa liu riu và hớt bọt đến khi nào hết bọt trong nồi mới thôi. Cá kèo đem kho gợt tuyệt đối không được rửa, chà phèn hay xử lý mổ xẻ. Khi cá chín, múc cá ra tộ, bỏ ít hành cho thơm, có thể vắt thêm chanh tùy thích. Bạn đã có một món ăn cơm thậm chí có thể lai rai rất ngon. Dưa leo, rau sống, cà chua ăn kèm với cá kèo kho gợt thật “hết ý”.

Biển Ba Động còn có dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuông Chà là, cá kèo kho gợt - chù ụ rang me, nước mắm rươi... cùng rượu nếp Xuân Thạnh thơm ngon, hấp dẫn.
 
Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa
CÁC ĐẶC SẢN TRÀ VINH [font="arial; font-size: 10pt"] - Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến Bạ (xã Hàm Giang, Trà Cú) với hơn 300 hộ dân Khmer tham gia. Hàng năm sản xuất hơn 50 ngàn đôi chiếu các loại. Sản phẩm chiếu Hàm Giang được ưa chuộng khắp thị trường Đồng bằng Sông Cửu long, trong đó chiếu cao cấp như những tác phẩm nghệ thuật.
- Cơ sở điêu khắc gỗ thủ công mỹ nghệ của các sư sãi và bà con Khmer chùa Hang (thị trấn Châu Thành) nổi tiếng nhiều năm nay. Sản phẩm của cơ sở này là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang phong cách văn hóa truyền thống Khmer phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Làng cốm dẹp Ba So (Xã Nhị Trường, Cầu Ngang) gồm 60 hộ dân Khmer làm nghề. Cốm dẹp Ba So làm từ nếp mùa, thơm ngon, sản xuất quanh năm với sản lượng lớn và ổn định, trở thành món ăn đặc sản cung cấp cho các thị trường khắp Nam bộ.
- Bánh tráng Trà Vi (xã Nguyệt Hóa, Châu Thành) làm bằng gạo lúa mùa truyền thống theo phương pháp thủ công nên có màu hơi ngà, mỏng, ngon và dẻo. Bánh tráng Trà Vi có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn cũng như bữa ăn hàng ngày của người dân Trà Vinh.
- Nghề làm Muối ( Ấp Cồn Cù- xã Dân Thành, Duyên Hải ) gần khu du lịch Ba Động có nghề làm muối truyền thống từ nước biển. Muối Cồn Cù trắng hồng, sắc cạnh, có độ mặn cao.
- Rượu Xuân Thạnh do một số gia đình trong cùng một dòng tộc tại ấp Xuân Thạnh (Hòa Thuận, Châu Thành) nắm giữ bí quyết và sản xuất bằng gạo nếp mùa truyền thống cùng bài men gia truyền. Rượu Xuân Thạnh cao độ, sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén.
- Tôm khô Vinh Kim (xã Vinh Kim, Cầu Ngang) được chế biến từ con Tép bạc đất đặc hữu vùng nước lợ (nhất Vinh Kim, nhì Hậu Bối ) trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng nhưng ngon nhất, uy tín nhất vẫn là “Tôm khô bà Hai Khâm”. Tôm khô bà Hai Khâm đều, thân đỏ au, khô chắc có chất lượng vượt trội so với sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác.
- Dừa sáp là loại đặc sản chỉ duy nhất có tại Cầu Kè. Trái dừa sáp trông bình thường như bao trái dừa bình thường khác nhưng khi bổ ra bên trong cơm dừa đặc quánh như sáp. Cơm dừa sáp có tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao, chế biến các thức uống giải khát như sinh tố rất ngon.
- Quán ăn bánh canh Bến Có (cách thị xã Trà Vinh 4 cây số) là một địa chỉ ẩm thực rất nổi tiếng không chỉ ở Trà Vinh mà thực khách các tỉnh lân cận cũng ưa thích tìm về.
- Bún nước lèo là món ăn đặc sản nổi tiếng và phổ biến số một ở Trà Vinh, đến nỗi giới “sành điệu” thường bảo nhau: “Chưa ăn bún nước lèo xem như chưa đến Trà Vinh!”. Bún nước lèo còn thể hiện sự giao lưu văn hóa, tình đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc Trà Vinh. Nó được người Việt chế biến từ mắm Pròhốc của người Khmer, có thêm món thịt heo quay của người Hoa.
- Bánh Tét Trà Cuôn (xã Kim Hòa, Cầu Ngang), cách thị xã Trà Vinh 10 cây số(ngay cầu Trà Cuôn) nổi tiếng với thương hiệu bánh Tét Hai Lý. Bánh tét Trà Cuôn được gói khéo léo, hương vị thơm ngon, có thể bảo quản dài ngày thường được du khách chọn làm quà tặng người thân sau mỗi chuyến đến Trà Vinh.
- Nước Mắm Rươi vùng ven biển Trà Vinh, đặc biệt là vùng Cồn Cù (Dân Thành, Duyên Hải ) cứ mùa gió bấc cũng là mùa vớt Rươi làm nước mắm. Nước mắm Rươi có màu vàng sậm, hàm lượng đạm cao, hương vị ngai ngái nồng nàn. Tương truyền, trong thời gian bôn tẩu tới đây, chúa Nguyễn Ánh được người dân địa phương “tiến” món nước mắm đặc sản này được chúa tấm tắc khen ngon. Từ đó, nước mắm Rươi còn có mỹ danh là “nước mắm ngự”.[/font]
 
Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa
em xin spam tiep
Cháo Ám

Nghề ăn của Việt Nam ta cũng lắm công phu và đa dạng. Mỗi miền, mỗi vùng, mỗi địa phương của đất nước đều cho ta những món ăn độc đáo của mình. Trước hết mời bạn thưởng thức món cháo ám Trà Vinh nổi tiếng một thời.

Ở chợ Châu Thành, Trà Vinh vào những năm cuối thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước, trong các thức ăn sáng, nổi tiếng nhứt có gánh cháo ám của bà Năm Biết, ngồi trước một tiệm cà phê. Khách ăn mỗi ngày phần đông là công chức và thầy giáo ở trường tỉnh. Chỉ bán buổi sáng từ 7 giờ đến 8-9 giờ là hết sạch. Giá từ hai đến ba xu một tô. Bấy giờ giá hơi mắc nên chọn lựa người ăn chỉ vừa túi tiền những người có đồng lương ổn định. Tuy nhiên, nồi cháo ám bà Năm Biết rất đặc biệt, được chế biến công phu, đầy đủ gia vị cần thiết. Người khó tánh có kén ăn lắm nhưng đã thưởng thức một lần cũng phải khen ngon.

Ðúng ra là cháo cá lóc. Lựa con cá lớn, mập, cắt ra từng khứa, đem luộc. Thịt được rỉa từng miếng bằng ngón tay. Rồi đem xào với mỡ hành. Lấy nước luộc cá nấu cháo thiệt nhừ trong nồi đất lớn. Bỏ vào nồi cháo củ hành nướng, tôm khô, khô mực nướng. Nước cháo rất ngọt và thơm, cháo chín trút cá vô. Trứng cá để riêng, được chấy nhuyễn rồi mới đổ vô nồi. Trứng cá nổi từng về vàng óng, bập bềnh trên mặt nồi. Mới nhìn đã thấy hấp dẫn rồi.

Ăn vào, thấy cháo ngon lạ, đượm hương vị đặc biệt. Ăn không thấy chán, nhiều khi còn muốn ăn thêm nhưng một tô kiểu lớn đã đầy bụng rồi. Còn phải kèm theo nhiều thứ gia vị nữa mới tạo thành món cháo ám chính cống. Một ve keo đựng mắm nêm ngon đã được pha dịu. Tương hột đâm nhỏ. ớt lấy hột bằm nhuyễn, xào sền sệt với tỏi làm tương ớt. Một lọ tiêu. Ðậu phụng rang giã nhỏ. Phải đúng quy cách.

Khi ăn, nêm vào tô cháo mỗi thứ một ít. Rồi còn giá trụng, hành, ngò xắt nhỏ rí cọng với rau sống xắt nhuyễn làm ghém... sau cùng, bóp bánh tráng mè nướng giòn bỏ vô thêm. Tùy ý thích, có thể kèm với dầu chấu quẩy. Ðủ bài bản như vậy, thử hỏi không ngon sao được?.

Cháo được múc ra trong tô kiểu lớn, bốc hơi thơm lạ lùng, cuốn hút. Cháo ám thì miệt nào không có. Các tỉnh miền Trung và miệt Biên Hòa, Tây Ninh đều có nấu. Theo tập quán đầu năm thường nấu nồi cháo ám cúng vườn tược, giếng ao, các chuồng trải... Nhưng, cháo ám Trà Vinh của bà Năm Biếtt thì kỹ thuật nấu nêm đã được nâng cao lên hàng nghệ thuật rồi. Những năm đầu thập niên 1930, gánh cháo rất đông khách. Ðến trễ là không mua được. Bà Năm không chồng con: Trong nhiều năm, nồi cháo bán sáng của bà phụ với gia đình trong thời buổi khó khăn, nuôi được mẹ già và cả người cháu lên Sài Gòn đi học, tốn kém lắm.
Vọp nướng chông - Món ăn dân dã


Đây là một món ăn dân dã nhưng thuộc loại đặc sản của miệt biển. Ở những cánh rừng sác, rừng chồi ven biển, đất luôn cao ráo, hầu như đi không dính chân hoặc ít dính chân. Chính những nơi này đã sản sinh ra rất nhiều vọp, mà dân Duyên Hải (Trà Vinh) gọi là “vọp mánh”.

Vọp mánh có hai loại: “vọp mánh lộ” và “vọp mánh chỉ”. Người ta gọi vọp mánh lộ vì tuy nằm dưới đất nhưng chúng vẫn để lộ một phần năm đến một phần ba một mặt bề vỏ, phần vỏ lộ này rất tiệp với màu đất phèn. Vọp mánh chỉ thì sống dưới mặt đất. Chính vì những yếu tố này mà vọp mánh lộ và vọp mánh chỉ rất khó tìm, phải là dân đi làm rừng có nhiều kinh nghiệm mới phát hiện được chúng. Khi đó, họ dùng móc sắt móc vọp lên. Một khi móc được một con thì sẽ móc được hàng trăm con, thậm chí hàng ngàn con, vì vọp sống từng bầy đàn.

Ở Trà Vinh, vài ba người bạn khi đi rừng thường “thủ sẵn” muối, ớt, chanh cùng một vài chai rượu đế. Sau khi khượi được vọp nhiều rồi, người ta dọn một khoảnh đất nhỏ, cắm chặt miệng chúng xuống đất. Sau đó, rải một lớp nhánh củi đước hoặc củi già khô lên cho thật đều, rồi mồi lửa. Nhánh củi khô bén lửa cháy nổ lách tách, bùng lên rừng rực rồi tàn lụi ngay. Chỉ cần bấy nhiêu sức nóng đã đủ để vọp chín, nhưng không thể hả miệng ra được vì bị đất “đóng băng”. Bấy giờ, người ta gạt lớp tro than bên trên vọp, bắt từng con, cẩn thận tách miệng vọp, cho nước ngọt chảy vào cổ họng hân thưởng vị ngọt độc đáo của nó trước khi thưởng thức phần thịt. Thịt vọp ngọt cùng với mùi vị chua mặn cay của muối tiêu chanh thật ngon. Chiêu thêm ly rượu gốc nóng “cháy lưỡi” là điều ai cũng thích. Thưởng thức vọp kiểu “khẩn hoang” này, người dân Trà Vinh gọi là “vọp nướng chông”, bởi người ta cắm vọp xuống đất như gài chông.

Không chỉ đơn giản có vậy, người ta còn chế biến vọp thành nhiều món: vọp nấu chua cơm mẻ, vọp luộc gừng, vọp kho sả, gỏi vọp bắp chuối rau thơm, nhưng đứng đầu vẫn là vọp nướng mỡ hành. Với một bếp than hồng, một vỉ nướng, một ít rau răm, húng cây, húng lủi, một ít đậu phộng rang, đặc biệt là một chén hành lá đã được phi mỡ thơm lừng. Vọp nướng đến lúc há miệng nhanh tay gắp, trút phần nước từ thân vọp vào chén. Đây là thứ nước “chữa lửa” đại tài, ngọt hơn súp xương heo. Để vọp lên vỉ, phết 1/3 muỗng mỡ hành vào thịt, khi mỡ sôi, gắp thịt vọp chấm muối tiêu chanh là đã sẵn sàng “tác chiến”.
Dừa Sáp

Dừa sáp, còn gọi là dừa đặc ruột, có mặt tại giồng Cây Xanh khoảng năm 1960, cách thị trấn Cầu Kè chừng 4km. Về hình thức, dừa sáp giống dừa thường nhưng đặc biệt cơm dừa rất dày, có khi choán gần hết phần ruột, phần còn lại nước dừa sệt lại như keo.Cơm dừa sáp mềm và dẻo như bột quánh lại. Để phân biệt dừa sáp và dừa thường, dừa thường lột vỏ gõ nghe tưng tưng, còn dừa sáp lột vỏ dùng sống dao gõ nghe cọc cọc.

Dừa sáp đang bán tại chợ Cầu Kè (Trà Vinh) 75.000 đồng/trái. Giá mắc do hút hàng, bình thường giá chỉ 50.000 đồng/trái. Dịp Vu lan thắng hội (cuối tháng 7 âm lịch), trong số hơn chục nghìn khách từ thập phương về đã đẩy giá tăng "đột biến", có khi lên tới 90.000 đồng/trái. Tuy nhiên, so với Philippines thì vẫn còn rẻ vì ở xứ quốc dừa này giá tới 10 USD/trái.

Thông thường một buồng dừa 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái dừa sáp, thậm chí có khi không có trái nào. Hiện nay, tại nhà ông Thạch Chịa (khoảng 80 tuổi), khóm 2, thị trấn Cầu Kè, có 18 cây dừa sáp. Để có giống dừa này, ông Chịa đã xin giống từ ông cả chùa Chợ (chùa Bô-tum Sa-cao). Nhân chuyến đi Bat-tam-bang (Campuchia), vị sãi cả này được thưởng thức thứ nước giải khát ngon lạ lùng nên thích thú mua 1 cặp giống về trồng.

Từ đó được nhân ra quanh khu vực thị trấn Cầu Kè, như: Tam Ngãi, An Phú Tân, Phong Phú, Phong Thạnh… Thị trấn Cầu Kè có 2 sạp bán dừa sáp quanh năm. Một trên đường 30/4, gần Trung tâm Văn hoá thể thao huyện. Một ở đường Trần Phú, gần UBND huyện, do cô Châu Thị Mai làm chủ.

Trái Quách
Quách là loại cây cao khoảng 7- 10m, lá nhỏ, thuộc họ bằng thăng, dễ trồng trên vùng không ngập nước, trồng khoảng 4 năm thì cho trái. Trái quách hình tròn, da cám, khi chín ruột có màu đen và rất nhiều hột nhỏ bằng đầu đũa ăn.

Trồng quách sướng cái là trái chín không cần phải trèo lên cây hái. Quách bắt đầu chín thì tự rụng. Dù rơi từ trên cao xuống nhưng quách không dập vỡ vì vừa chớm chín, trái còn rắn.Vào tháng Giêng, tháng Chạp ta là mùa quách chín. Khi vừa chín tới, quách tỏa hương thơm quyến rũ khứu giác nhiều người. Trái quách thoạt trông như một quả bưởi chai, da mốc không có dáng hấp dẫn nhưng lại có hương vị đặc trưng: vị ngọt ghé chua thanh, hương thơm ngào ngạt. Để thêm chừng vài ba ngày hoặc tuần lễ thì quách chín rục. Vỏ trái chuyển sang màu bạc trắng, mềm, cầm dao xẻ nhẹ đã thấy những hột nhỏ li ti sậm một màu tím. Dùng muỗng múc ruột quách cho vào ly, thêm đường, sữa cùng nước đá bào, ta sẽ có một thứ nước giải khát lạ miệng. Múc một muỗng quách cho vào miệng, mùi thơm phảng phất lên cánh mũi, vị chua thanh làm mặt lưỡi tê mê. Rồi vị ngọt của đường, vị béo của sữa thật là dễ chịu. Sảng khoái nhất là khi thưởng thức trái quách vào những trưa hè oi bức. Quách cũng có thể ăn non bằng cách đập, cạy lấy cơm chấm muối ớt. Quách non có vị chát chát, chua chua giống như ổi.

Hiện nay, cây quách chỉ còn trồng rải rác trong các phum sóc trên giồng đất của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng nhiều nhất là ở Trà Vinh. Mỗi nhà chỉ trồng vài cây quanh hè. Có lẽ quách là thứ cây không có hiệu quả kinh tế cao, không thể phát triển đại trà nên hiếm hoi.
Bún Nước Lèo
Chỉ gói gọn một tô vậy mà thực khách sẽ được thưởng thức từ vị ngọt mặn thấm trong từng sợi bún trắng tinh, mềm mại cùng với những miếng thịt cá lóc, lại còn nhẩn nha nhai từng miếng bánh giá (bánh cống) giòn rụm nữa chứ.

Là một món ăn dân dã được dùng lót lòng trong những buổi sáng của những người lam lũ với ruộng đồng, nên bản thân bún nước lèo là thứ quà giản dị, chân phương. Nó được bày bán bên vệ đường với đôi gánh, một đầu để cái trã (nồi đất) lớn chứa nước lèo ủ nóng bằng trấu; đầu gióng còn lại đựng xề bún, tô, đũa, giấm, muối ớt, rổ rau ghém... Khách đến, người bán xé rời từng cọng bún cho vào tô, rải rau ghém lên trên, chan mấy vá nước lèo nóng hổi, rồi gài đôi đũa gọn gàng vào mép tô, nặn chanh (hoặc chan giấm), gắp miếng muối ớt (không dùng nước mắm vì sẽ khiến tô bún bị "chua") cho vào tô, trộn đều trước khi ăn. Dù chỉ có thịt cá lóc rỉa, thịt heo quay vàng ruộm, bánh giá nóng giòn, vài miếng huyết heo nhưng món ăn đơn giản ấy mới thiệt là ngon khiến khách ăn xong một tô còn thòm thèm muốn ăn thêm tô nữa, vì bao nhiêu tinh túy của cá lóc đã thấm vào từng sợi bún, hòa tan trong nước lèo.

Nhưng tô bún dân dã lại có nguyên tắc của nó khi bún phải được làm từ loại gạo lúa mùa dai và ngọt; rau ghém phải đủ giá sống, bắp chuối và hẹ. Hẹ là những cọng ốm nhỏ nhưng giòn và ngọt nồng, gọi là hẹ hương. Giá sống dù không to cọng nhưng có vị lạt hậu ngọt. Bắp chuối sử dụng cả lớp vỏ đỏ bên ngoài chung với lõi, không ngâm trong phèn hoặc hàn the. Tất cả đều được trồng theo phương pháp truyền thống, không bón phân hóa học, nghĩa là phục vụ khách ăn những loại rau sạch. Nhưng trên hết, để tô bún đạt yêu cầu cần phải có nước lèo và cá lóc. Nước lèo được nấu bằng mắm prò-hốc, cho vị mặn nồng nàn, thơm lựng mũi. Khi mắm đã rã hết trong nồi nước sôi được hớt bọt nhiều lần, người ta mới cho thịt cá lóc nghiền nhỏ, ướp với sả ớt cùng các loại gia vị khác vào nồi. Đơn giản nhưng nếu đã ăn nhiều lần, đã là người sành ăn rồi, bạn mới thấy bún nước lèo Trà Vinh quả là "danh bất hư truyền". Để có những tô bún ấy, ngoài những phum, sóc xa xôi, bạn cũng có thể tìm thấy trong một "sạp" bên trái chợ Trà Vinh cũng được bán với giá rẻ bất ngờ.
Bánh Tét Trà Cuôn
Bánh tét Trà Cuôn từ lâu được biết đến như một đặc sản của tỉnh Trà Vinh. Nhờ được khách du lịch chọn làm một trong những món quà tặng, hương vị bánh tét Trà Cuôn ngày càng bay xa, được nhiều người biết đến. Khoảng 3 năm trở lại đây, bánh tét Trà Cuôn tiêu thụ rất mạnh. Từ 3 tháng nay, ở khu vực chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang đã hình thành một khu vực với nhiều sạp bán bánh tét mang thương hiệu Trà Cuôn.

Khu chợ bán bánh tét Trà Cuôn nằm trên quốc lộ 53, cách thị xã Trà Vinh khoảng 10 cây số. Đây là tuyến đường về huyện Cầu Ngang thẳng đến huyện Duyên Hải và đến khu du lịch biển Ba Động nổi tiếng ở ĐBSCL. Bánh tét Trà Cuôn được làm từ nếp đặc sản của địa phương pha lẫn với nước lá bù ngót say nhuyễn đem nấu. Nhưn bánh gồm: đậu, thịt, mỡ, lòng đỏ trứng vịt muối hoặc có thêm nhưn chuối để đáp ứng nhu cầu của khách. Nhờ có hương vị ngon đặc biệt mà bánh tét Trà Cuôn ngày càng được nhiều người biết đến và giới thiệu với người thân quen để khi đi ngang qua Trà Cuôn dừng chân ghé lại mua bánh.

Chị Mai Hoàng Lý, chủ cơ sở bán bánh tét Trà Cuôn Hai Lý, được xem là người đầu tiên đem bánh tét Trà Cuôn giới thiệu với khách ẩm thực gần xa với 20 năm trong nghề. Chị Lý cho biết: “Mấy năm đầu, ngoài bán bánh ở sạp trước nhà, mỗi lần có xe đò lên xuống khách ở chợ Trà Cuôn là chị em chúng tôi phóng lên xe bán bánh. Nhờ vậy mà dần dần sau này bánh tét của tôi được nhiều người biết đến. Người dân trong tỉnh, khách du lịch ngang qua thường ghé vào cơ sở của tôi mua bánh. Lượng bánh bán ra ngày một tăng”.

Bánh tét Trà Cuôn của cơ sở Hai Lý còn được các cơ quan tỉnh Trà Vinh đặt hàng làm quà tặng khách ngoại tỉnh. Bạn hàng các nơi cũng đặt hàng để bán lại tại các hội chợ tổ chức ở Trà Vinh và TP Cần Thơ. Vào các dịp lễ, Tết, bánh tét Trà Cuôn còn ra nước ngoài thông qua những người con quê hương Trà Vinh định cư ở nước ngoài. Từ số lượng bán vài chục đòn bánh/ ngày lúc ban đầu, mấy năm gần đây, cơ sở bán bánh tét Trà Cuôn Hai Lý tiêu thụ 200-300 đòn/ngày; dịp lễ, Tết mức tiêu thụ lên đến cả ngàn đòn bánh.

Trước nhu cầu thị trường tăng, trong 3 tháng gần đây đã có thêm 7 cơ sở khác bán bánh tét Trà Cuôn ra đời ở khu vực ấp chợ Trà Cuôn, xã Kim Hòa. Tuy mới ra đời nhưng số lượng tiêu thụ của các cơ sở này cũng đạt khoảng 30-40 đòn bánh/ngày thường và từ 100-200 đòn bánh vào dịp lễ, tết. Bánh tét Trà Cuôn có nhiều mức giá: 10.000 đồng/đòn, 15.000 đồng/đòn, 18.000 đồng/đòn tùy theo trọng lượng bánh. Người bán thu lời từ 2.000-3.000 đồng/đòn bánh.

Theo nhiều cơ sở bán bánh tét Trà Cuôn, người đầu tiên làm ra đòn bánh tét Trà Cuôn là bà Thạch Thị Lý, người dân tộc Khmer năm nay đã 68 tuổi, sống ở xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang. Bà Lý sống bằng nghề làm bún bán, năm 1970, bà chuyển sang nghề gói bánh tét bán vì bánh tét có thể để vài ngày không hư như bún. Hồi đó, bánh tét bà Lý gói bán ở chợ Hiệp Hòa, các con của bà cũng bán bánh tét ở các chợ thị xã Trà Vinh, Trà Cuôn, Bàu Cát (huyện Cầu Ngang)... Nhờ bán bánh tét mà bà nuôi được 12 đứa con đến khôn lớn rồi dựng vợ gả chồng cho chúng. Dù đã tuổi khá cao, nhưng hiện nay, bà Lý vẫn còn gắn bó với nghề.

Bà Lý cho biết: “Hồi trước, ở Trà Vinh này chưa ai gói bánh bán dạo như tôi. Mỗi ngày, cả nhà tôi gói bánh và nấu 3-4 nồi, số lượng trên dưới một trăm đòn bánh. Bánh tét ngày xưa chủ yếu làm bằng nếp thường có nhưn thịt, mỡ chứ không phải như bây giờ tụi nhỏ làm có nhiều thứ ngon hơn nhiều”. Trong số con của bà có đến 9 người (8 người con gái, một con trai) đến bây giờ còn theo nghề của mẹ. Trong đó, có 3 người con gái là Thạch Thị Vui, Thạch Thị Di, Thạch Thị Trơn làm bánh bán cho các cơ sở bán bánh ở Trà Cuôn hiện nay. Chị Vui ngoài bán cho các cơ sở bán bánh ở Trà Cuôn còn nhận nhiệm vụ cung cấp trên 100 đòn bánh mỗi ngày cho tiệm bánh canh Bến Có nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh.

Còn chị Thạch Thị Di từ năm 1987 đến nay gắn nghề làm bánh tét của mình với cơ sở bánh tét Trà Cuôn Hai Lý. Nhờ phối hợp sản xuất và kinh doanh hợp lý mà gia đình chị Di ngày một khấm khá. Chị Di đã cất được căn nhà tường trị giá trên 200 triệu đồng. Nếu như các chị em khác trong gia đình của chị Di làm bánh để bán cho các cơ sở, bán ở các chợ thì chị Di gói bánh gia công cho cơ sở bánh tét Trà Cuôn Hai Lý. Hầu hết nguyên liệu làm bánh đều do chị Lý mua về giao chị Di làm bánh. Đây là cách chị Lý chủ động trong khâu tổ chức sản xuất để đảm bảo sẵn sàng cung cấp bánh cho khách đặt hàng với số lượng nhiều, bánh mới sản xuất và chất lượng ổn định. Hiện tại, chị Lý cũng đang thực hiện đăng ký thương hiệu cho bánh tét Trà Cuôn Hai Lý.

Sức mua bánh tét Trà Cuôn ngày một tăng là một tín hiệu vui của người làm bánh, chứng tỏ con đường hình thành thương hiệu cho một đặc sản đang có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn có mối lo ngại rằng người bán vì chạy theo lợi nhuận và số lượng sẽ không giữ vững chất lượng bánh, thậm chí có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm mai một hương vị bánh tét Trà Cuôn. Về mối lo ngại này, ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hòa, nói: “Chúng tôi rất mừng khi thấy bánh tét Trà Cuôn ngày càng được nhiều người biết đến. Chúng tôi sẽ thường xuyên kiểm tra, động viên các chủ cơ sở làm bánh giữ vững chất lượng, đảm bảo vệ sinh và vận động các cơ sở bán bánh đoàn kết để cùng phát triển thương hiệu đặc sản bánh tét Trà Cuôn”.
 
Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa

<h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; color: #008000; font-size: 12pt"]Dừa sáp Cầu Kè[/font]</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Đường Trần Phú, khóm 4, TT Cầu Kè, huyện Cầu Kè[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 0743 814652[/font]
<h1>Rượu Xuân Thạnh - Công ty TNHH 1TV SXTM Vĩnh Trường</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Đường Lò Hột, Ấp Vĩnh Trường, Xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 074 3765456 - Fax: 074 3765456[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Website: www.ruouxuanthanh.com[/font]
<h1>Nước mắm Rươi - Doanh nghiệp tư nhân Phong Vinh</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Khóm 3, TT Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 0742 217180 - 0974 288 781[/font]
<h1>Chả lụa, Chả hoa - Cơ sở chế biến thực phẩm Năm Thụy</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: 126 Bạch Đằng, phường 4, TP. Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 0743 853938 - 0918 758 358[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Chi nhánh: 108 Lý Thường Kiệt, P.3, TP. Trà Vinh[/font]
<h1>Bánh tét Trà Cuôn - Cơ sở Bánh Tét Hai Lý</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 074 3826002 – 0988 154 603[/font]
<h1>Bột – mứt Bần - Cơ sở Thủy Tiên</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Ấp Long Trị, xã Long Đức, TP. Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 0121 427 0399[/font]
<h1>Tôm, cá khô - Cơ sở sản xuất tôm khô Tiến Hải</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 074 3737120 – 0919 583 838[/font]
<h1>Củ cải muối - Cơ sở sản xuất Củ cải muối Chịt Sa </h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: Ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 0126 935 1494[/font]
<h1>Lạp xưởng - Cơ sở Lạp xưởng Vạn Thành</h1>[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Địa chỉ: 388 Điện Biên Phủ, P.6, TP. Trà Vinh[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: 10pt"]Điện thoại: 074 3863254 – 0913 790 742[/font]

 
Hạng B1
9/9/12
60
0
6
44
Vùng Sâu Vùng Xa
Kiếm mua xe lẹ lẹ đi bác triều .

[blockquote]Sau quá trình tìm hiểu và tham khảo phương pháp sơn cacbon cho oto ,xe máy e đã vận dụng phương pháp đó để sơn vào blackberry hay bất kỳ đt,oto,xe máy ,thậm chí máy bay,tàu hoả đều được ... Ưu điểm lớn nhất là về độ bền cực tốt sơn hoàn thiện mình dùng chìa khoá cạo cũng không hề xước tẹo nào .về cách làm thì tham khảo bên diễn đàn bikervietnam
bikervietnam.com/bfrm//archive/index.php/t-83776.html
B1: quan trọng nhất là mua 1 màng sơn cacbon mình đã đi mua và đúng là có rất nhiều hoa văn để lựa chọn giá là 55k/m,mình mua nửa M là thừa .chẩn bị bình xịt ATM(hoặc dùng keo trong 2K tỷ lệ 4:1 4keo và 1 đóng rắn),1 chai nước nhỏ
B2:dùng bình xịt ATM (hay keo trong 2k) phủ lên bề mặt (ở đây là nắp lưng 87c) 1 lớp mỏng để tạo dính

IMG0427A.jpg


B3:cắt 1 miếng màng sơn vừa đủ và dán lên lưu ý phải dán đúng mặt(màng sơn có mặt trái phải) nếu không đúng mặt sẽ hỏng

IMG0428A.jpg



B4:lấy chai nước đưa lên miệng và ngậm 1 ngụm trong miệng rồi phun nước vào và bắt đầu vuốt đều cho thật phẳng phải làm sao cho thật căng thì mới đẹp

IMG0429A.jpg

IMG0430A.jpg


B5: đem rửa sạch chất nhờn rồi để khô
B6
clear.png
hủ 1 lớp ATM bóng lên (hoặc phủ 1 lớp keo trong 2k lên dùng ATM đẹp hơn)

IMG0432A.jpg



B7: xong rồi
IMG0431A.jpg

Sở dĩ mới chỉ thử trên nắp lưng vì khi sơn phải phun nước mà 87 lại không tháo được loa,mic nên không dám thử hehe,bác nào thích thì làm thử xem chúc thành công
Lưu ý cách sơn này khá giống dán decan nhưng lại không phải dán nhé ,giống cách săm hình nhưng lại không phải săm mà là sơn cacbon[/blockquote][blockquote] [/blockquote][blockquote]Trà vinh tiệm nào bác vải carbon với keo dụng cụ phủ carbon vậy các bác ?[/blockquote]