Gần tới ngày đi rồi, nôn quá, bơm tí dopping nào:
[youtube]http://youtu.be/vOaKZb2DjtY[/youtube]
Một trong những con đèo khủng nhất của Việt Nam - con đường treo leo trên vách núi đá...những người công nhân đã phải treo mình trên lưng chừng núi để tạo lên một kiệt tác cho chúng ta thưởng ngoạn ngày hôm nay...
Kỳ tích Mã Pì Lèng và con đường mang tên Hạnh Phúc
Mã Pì Lèng là tên gọi theo ngôn ngữ vùng biên giới, là "sống mũi ngựa" theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức ngựa đi qua phải bạt vía, lạc hơi.
Trên địa hình chia cắt dữ dội, cung đường đèo Mã Pì Lèng rất hiểm trở, có độ dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, đây chính là cung trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng.
Tìm hiểu qua cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, sẽ cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của cái tên Hạnh Phúc mà các thế hệ trước đã đặt cho con đường này: Năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trung ương Đảng và Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Con đường được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mông, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… của 2 khu Cao - Bắc - Lạng (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn) và Hà - Tuyên - Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), cùng thanh niên xung phong từ Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2 triệu 946 nghìn 321 lượt ngày công đục khoét trên gần 3 triệu mét khối đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, toàn bộ con đường Hạnh Phúc được hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965. Trong tổng thể con đường nhiều cua lắm dốc, thì thử thách gian lao nhất chính là đoạn vượt đỉnh Mã Pì Lèng này. Sử sách còn ghi lại: Qua hơn 1.000 ngày con đường được thi công, hàng vạn thanh niên xung phong và đồng bào dân công vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pì Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên "đường công vụ" rộng khoảng 40cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), thì 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là Đội Cơ dũng) phải treo mình bằng dây buộc vào một cây nghiến cổ thụ trên đỉnh núi, ròng từ trên xuống, bám vào các vách đá, ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng tay và dụng cụ thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.
Đường Hạnh Phúc (Ảnh: Cục Lưu trữ Trung ương).
Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng - với 9 khoanh uốn khúc bên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút - tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở ở vùng núi biên viễn phía Bắc, ngang ngửa với đèo Hoàng Liên Sơn phía Lào Cai - Lai Châu, tuy độ cao đỉnh đèo không bằng bên dãy Hoàng Liên. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau. Cung đường Mã Pì Lèng đã trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam hay "Kim Tự Tháp" của người Mông cao nguyên Đồng Văn và các dân tộc anh em kết đoàn xuôi ngược. Trên đỉnh đèo được đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo. Đây cũng là nơi tưởng nhớ những người đã hy sinh, góp cả tính mạng mình làm nên con đường Hạnh Phúc.
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp khu vực Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
[youtube]http://youtu.be/vOaKZb2DjtY[/youtube]
Một trong những con đèo khủng nhất của Việt Nam - con đường treo leo trên vách núi đá...những người công nhân đã phải treo mình trên lưng chừng núi để tạo lên một kiệt tác cho chúng ta thưởng ngoạn ngày hôm nay...
Kỳ tích Mã Pì Lèng và con đường mang tên Hạnh Phúc
Mã Pì Lèng là tên gọi theo ngôn ngữ vùng biên giới, là "sống mũi ngựa" theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức ngựa đi qua phải bạt vía, lạc hơi.
Đỉnh Mã Pì Lèng cũng là điểm phân giới ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái trong cao nguyên đá Đồng Văn, ngày nay là Công viên địa chất toàn cầu có độ cao trung bình 2.000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 430 triệu năm, trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo sơn gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng và một bên là Săm Pun - nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một "Tượng đài Địa chất" mang tầm quốc tế. Đi trên đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ. Nhìn thế thôi, mà muốn xuống đến bờ sông, muốn vẫy vùng trong nước sông Nho Quế phải mất đến hơn một ngày đường. Trên địa hình chia cắt dữ dội, cung đường đèo Mã Pì Lèng rất hiểm trở, có độ dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, đây chính là cung trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng.
Tìm hiểu qua cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang, sẽ cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của cái tên Hạnh Phúc mà các thế hệ trước đã đặt cho con đường này: Năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc, Trung ương Đảng và Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Con đường được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mông, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… của 2 khu Cao - Bắc - Lạng (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn) và Hà - Tuyên - Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), cùng thanh niên xung phong từ Hải Hưng, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2 triệu 946 nghìn 321 lượt ngày công đục khoét trên gần 3 triệu mét khối đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, toàn bộ con đường Hạnh Phúc được hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965. Trong tổng thể con đường nhiều cua lắm dốc, thì thử thách gian lao nhất chính là đoạn vượt đỉnh Mã Pì Lèng này. Sử sách còn ghi lại: Qua hơn 1.000 ngày con đường được thi công, hàng vạn thanh niên xung phong và đồng bào dân công vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pì Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên "đường công vụ" rộng khoảng 40cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), thì 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là Đội Cơ dũng) phải treo mình bằng dây buộc vào một cây nghiến cổ thụ trên đỉnh núi, ròng từ trên xuống, bám vào các vách đá, ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng tay và dụng cụ thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.
Đường Hạnh Phúc (Ảnh: Cục Lưu trữ Trung ương).
Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng - với 9 khoanh uốn khúc bên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút - tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở ở vùng núi biên viễn phía Bắc, ngang ngửa với đèo Hoàng Liên Sơn phía Lào Cai - Lai Châu, tuy độ cao đỉnh đèo không bằng bên dãy Hoàng Liên. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau. Cung đường Mã Pì Lèng đã trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam hay "Kim Tự Tháp" của người Mông cao nguyên Đồng Văn và các dân tộc anh em kết đoàn xuôi ngược. Trên đỉnh đèo được đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo. Đây cũng là nơi tưởng nhớ những người đã hy sinh, góp cả tính mạng mình làm nên con đường Hạnh Phúc.
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp khu vực Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Dòng sông Nho Quế cũng là dãy vực sâu hút dưới đèo Mã Pì Lèng.
Những người hay đi du lịch dã ngoại, giới nhiếp ảnh hoặc "dân" mỹ thuật, "dân" báo chí thường tự hào khoe với nhau mỗi khi tới được con đường Hạnh Phúc, lên đỉnh Mã Pì Lèng "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", ngắm hình sông, thế núi vời vợi chất ngất, cảm nhận vẻ đẹp vô cùng của đất nước mình: "Trừ đèo Hoàng Liên Sơn ra, thì có lẽ tất cả các cua và đèo dốc trên khắp nẻo đường bộ trong cả nước dồn lại cũng không bằng ở cung đường Hạnh Phúc này". Lên đây, ngắm cảnh quan hùng vĩ, tìm hiểu thêm về những hy sinh, mồ hôi xương máu của thế hệ anh dũng làm nên kỳ tích Mã Pì Lèng, không ai không cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao biên giới đổi thay, con đường nâng bước cả cao nguyên xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện những người đã ngã xuống.
Last edited by a moderator:
Thông tin bên lề:
+ Em vừa kiểm tra khu vực Đông Bắc thì người VN không cần xin giấy phép khi ra vào các khu vực sát đường biên giới nhưng đề nghị tất cả thành viên đừng ai quên mang theo CMND (hoặc hộ chiếu) để tránh rắc rối.
+ Một việc nữa cũng cần mọi người lưu ý, hầu hết các dân tộc vùng cao đều kiêng kị màu trắng trong dịp Tết. Tốt nhất ta nên tránh quần áo hoặc đội nón màu này (đặc biệt chị em phụ nữ) khi vào bản hoặc vào thăm nhà nào đó, nếu có thì mặc thêm áo khoác màu bên ngoài nhé.
+ Em vừa kiểm tra khu vực Đông Bắc thì người VN không cần xin giấy phép khi ra vào các khu vực sát đường biên giới nhưng đề nghị tất cả thành viên đừng ai quên mang theo CMND (hoặc hộ chiếu) để tránh rắc rối.
+ Một việc nữa cũng cần mọi người lưu ý, hầu hết các dân tộc vùng cao đều kiêng kị màu trắng trong dịp Tết. Tốt nhất ta nên tránh quần áo hoặc đội nón màu này (đặc biệt chị em phụ nữ) khi vào bản hoặc vào thăm nhà nào đó, nếu có thì mặc thêm áo khoác màu bên ngoài nhé.
Làm quả demo trước nè
Nguyên con
Đằng trước
Cánh trái
Cánh phải
Sau mông
Gần tý
Hix ... chiều nay vừa đi đăng kiểm xe xong - Hình như có cái khẩu hiệu sau xe này nên làm cũng khá nhanh
Nguyên con
Đằng trước
Cánh trái
Cánh phải
Sau mông
Gần tý
Hix ... chiều nay vừa đi đăng kiểm xe xong - Hình như có cái khẩu hiệu sau xe này nên làm cũng khá nhanh
Ủa sao nhỏ xíu vậy? Em cứ tưởng hết 2 cánh cửa giống XV1 chứ nhể..haichien nói:Làm quả demo trước nè
Nguyên con
@Yến Vy : Năm nay kinh tế khó khăn nên eo hẹp bé lại
Cánh sau để trống để chờ coi có nhà tài trợ nào cần thuê chỗ dán logo hay quảng cáo sp bcs hay gì gì đó
Yến Vy thử kiếm đối tác đàm phán cho thuê chỗ dán decal coi sao đê
Cánh sau để trống để chờ coi có nhà tài trợ nào cần thuê chỗ dán logo hay quảng cáo sp bcs hay gì gì đó
Yến Vy thử kiếm đối tác đàm phán cho thuê chỗ dán decal coi sao đê
em vừa xem đượcv thông tin về việc xxx kiểm tra bình chữa cháy http://www.otosaigon.com/...%C3%A1y-m4269842.aspx, các bác nên suy nghĩ có cần mua trang bị cho xe mình hay không?