Re:OTC- trang văn nghệ
<h2>Cầm vàng mà lội qua sông…</h2>PN - Một ngày nọ, trong bao nhiêu tất bật đời người, trong vùn vụt thời gian, có ai đó nhắc mình: có một giờ vàng.
Ở nơi nào đó, giữa đông đúc mặt người quen lạ, giữa nói cười hay thinh lặng thế gian, có ai đó nhắc mình: hãy biết dành thời gian vàng cho người thân yêu nhất.
Có thể nói, những bài tham gia diễn đàn Giờ vàng cho gia đình của Báo Phụ Nữ đã làm cho bao nhiêu người, bao nhiêu nhà trở nên giàu có, không phải vì trúng số độc đắc, mà vì bỗng nhiên phát hiện ra mình đang sở hữu một tài sản vô giá: những giờ vàng. Vàng ở trong tay mình mà mình không hay, vậy nên bao nhiêu tháng năm qua đã có khi hồn nhiên đánh mất nó, đã vô tình rẻ rúng nó, như người “cầm vàng” trong tay mà không biết, cứ vô tư mà “lội” qua bao nhiêu nẻo đường nhân thế, người may mà còn lại được, người rủi mất đi rồi mới biết giá của những gì mình đã có, ngày xưa...
Những hạt vàng sum họp
Nhiều bài viết của bạn đọc tham gia diễn đàn kể về những giờ quý giá trong bữa cơm gia đình: “Bữa cơm cuối ngày không phải là một quy tắc, mà là thói quen tốt” (bạn Tường Nguyên, Phụ Nữ số 80, ngày 16/7), “Các con của chúng tôi cũng công nhận rằng ba mẹ tổ chức bữa ăn sáng là hoàn toàn phù hợp về tâm sinh lý” (bạn Minh Thư). Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải là giờ cơm, chỉ cần đó là giờ sum họp của các thành viên gia đình: có thể là giờ cả nhà cùng tập thể dục buổi sáng, là giờ cả nhà cùng giải trí buổi tối, hay giờ học của cả nhà, khi mọi thành viên lớn bé đều ngồi vào bàn cùng làm việc. Tất cả những giờ khắc ấy đều có một điểm chung: sum họp không phải là đông, không phải là đủ mặt, mà là chia sẻ, là yêu thương. Vì cái gốc yêu thương ấy để mà sum họp, nên giờ khắc ấy trở thành “vàng”, được nâng niu, được tôn trọng, gìn giữ.
Vậy nên, “giờ vàng” được tạo nên từ mỗi “hạt vàng” trong mỗi cá nhân. Hạt vàng ấy chính là tình cảm, là sự gắn bó gia đình. Bạn đọc Nguyễn Văn Giàu đã dùng một hình ảnh rất dễ cảm, dễ hiểu: “Một mình chẳng đãi được vàng” (Phụ Nữ số 81, ngày 18/7). Nếu không “đãi”, nếu mỗi người không chủ động cùng tham gia, thì không thể tạo dòng chảy cho những hạt vàng tụ lại để thành “giờ vàng” được. Không cứng nhắc vào một hình thức, một khuôn khổ nào, nhưng mỗi gia đình đều cố gắng tạo cho mình một thói quen sinh hoạt. Chính thói quen đó sẽ thành nếp nhà, trở thành cái sàng đãi vàng, để những hạt vàng nhỏ bé tụ vào nhau trở thành khối vàng gia bảo. Lúc ấy, không chỉ có “giờ vàng”, mà còn có cả “không gian vàng”, có “kỷ niệm vàng”. Và lẽ tất nhiên, khi có sản nghiệp quý giá đến thế, người ta sẽ có ý thức giữ gìn, trân trọng.
“Cầm vàng mà lội qua sông…”
Có vàng, nhưng không phải dễ giữ được vàng. Thời gian là chuyện của mỗi một con người. Bao nhiêu lợi danh ở đời, bao nhiêu bận rộn công việc, bao nhiêu quan hệ, thậm chí bao nhiêu thói quen la cà phố xá… chính là dòng sông đời mà mỗi cá nhân đều phải “lội” qua. Không thể không “lội”, mà đã “lội” thì cầm chắc là có cuốn, có trôi, có mòn đi và có khi mất trắng. “Cầm vàng mà lội qua sông. Mất vàng không tiếc, tiếc công người cầm” là thế.
Nghĩ ra, có biết bao nhiêu những giờ vàng đã đến trong cuộc đời mà mình có giữ được đâu, tất cả đều trôi theo thời gian. Cái còn lại không phải là thời-gian-vật-lý, không phải là sổ sách ghi chép hôm nay gia đình ta có 65 phút “giờ vàng”, hôm qua gia đình ta có 40 phút “giờ vàng”, cộng lại là 105 phút… Không phải thế. Cái còn lại của “giờ vàng” là cái “công” của người đã “cầm vàng”, là hạnh phúc của mỗi cá nhân tạo nên hạnh phúc của cả gia đình, là sự trưởng thành của con cái, là sự ấm êm hòa hợp giữa các thế hệ, là giềng mối gia đình… Diễn đàn Giờ vàng cho gia đình hướng người ta đến điều đó, chứ không chỉ nhằm bày ra một bữa cơm thường quy trong mỗi gia đình, hay một quy tắc có thể áp dụng từ gia đình này sang gia đình khác.
Vậy nên, có bạn đọc đã kể chuyện chị mình bày bàn nhậu ở nhà nói cười hỉ hả nhưng chỉ là giờ “vàng mã”, có người đã thẳng thắn nói rằng “ngay cả khi bên cạnh nhau nhưng mỗi người một mối quan tâm riêng, đồng sàng dị mộng, thì đó chỉ là vàng giả mà thôi”. Cũng có bạn đọc so sánh vàng hôm nay chỉ là vàng 18K so với vàng ròng của cái thời mẹ cha nghèo khó… Rõ ràng, hoài niệm quá khứ hay nhìn sang hạnh phúc của người khác thường khiến người ta ít thấy giá trị của khoảnh khắc hiện tại, có xu hướng tự giảm giá “vàng” mà mình đang “cầm” trong tay.
Có lẽ, phải nhắc lại một so sánh dù không chính xác lắm nhưng dễ hình dung “thời gian là vàng” - chẳng ai có thể cầm được thời gian của người khác, cho nên cũng chẳng ai có thể kiểm chứng được “tuổi” của “vàng” người khác đang nắm trong tay. Vậy nên, hãy yên tâm với “giờ vàng” của bạn, nếu bạn nghĩ đó là vàng 18, nó sẽ là vàng 18; nếu bạn tin rằng đó là vàng 24, đó sẽ là vàng 24, thế thôi. Hãy cầm lấy hạnh phúc của mình, chỉ có mình mới biết đó là hạnh phúc. Diễn đàn Giờ vàng cho gia đình, ở góc độ này, đã chạm đến một vấn đề rất sâu: mỗi con người, mỗi gia đình có thời gian để hạnh phúc, thời gian để trưởng thành, thời gian để chia sẻ cùng nhau theo những cách rất khác nhau. Và chẳng ai có quyền phán xét rằng tôi sử dụng thời gian như thế là đúng, anh sử dụng thời gian như thế là sai, bởi nói cho cùng, ai cũng sống cuộc đời của chính mình.
Có một điều, diễn đàn Giờ vàng cho gia đình đã làm được: nhắc mình rằng đừng lãng phí cuộc đời mình, đừng lãng phí thời gian của những người thân yêu của mình bằng sự hờ hững. Hãy nhặt, hãy góp những hạt vàng cho nhau khi cùng ở bên nhau trong tình thương yêu gia đình. Nếu không, đó sẽ chỉ còn là “một nơi trú chân của những người quen sống cùng nhau chứ không còn là tổ ấm…”. Sống ở đời, thời gian là cái dù muốn ngàn lần cũng không thể đem cho nhau được. Trong hữu hạn thời gian của một kiếp người, dành những “giờ vàng” cho nhau, nghĩ cho cùng, vẫn không phải là dành thời gian, mà là dành một thứ gì đó sâu thẳm hơn, đó là dành những ân tình, san sẻ những yêu thương, chăm sóc, chìa một bàn tay qua ranh giới khắc nghiệt của thời gian để nắm lấy một bàn tay khác…
Hoàng Mai
http://phunuonline.com.vn/gia-dinh/gia-dinh-yeu-dau/cam-vang-ma-loi-qua-song-/a70423.html
<h2>Cầm vàng mà lội qua sông…</h2>PN - Một ngày nọ, trong bao nhiêu tất bật đời người, trong vùn vụt thời gian, có ai đó nhắc mình: có một giờ vàng.
Ở nơi nào đó, giữa đông đúc mặt người quen lạ, giữa nói cười hay thinh lặng thế gian, có ai đó nhắc mình: hãy biết dành thời gian vàng cho người thân yêu nhất.
Có thể nói, những bài tham gia diễn đàn Giờ vàng cho gia đình của Báo Phụ Nữ đã làm cho bao nhiêu người, bao nhiêu nhà trở nên giàu có, không phải vì trúng số độc đắc, mà vì bỗng nhiên phát hiện ra mình đang sở hữu một tài sản vô giá: những giờ vàng. Vàng ở trong tay mình mà mình không hay, vậy nên bao nhiêu tháng năm qua đã có khi hồn nhiên đánh mất nó, đã vô tình rẻ rúng nó, như người “cầm vàng” trong tay mà không biết, cứ vô tư mà “lội” qua bao nhiêu nẻo đường nhân thế, người may mà còn lại được, người rủi mất đi rồi mới biết giá của những gì mình đã có, ngày xưa...
Những hạt vàng sum họp
Nhiều bài viết của bạn đọc tham gia diễn đàn kể về những giờ quý giá trong bữa cơm gia đình: “Bữa cơm cuối ngày không phải là một quy tắc, mà là thói quen tốt” (bạn Tường Nguyên, Phụ Nữ số 80, ngày 16/7), “Các con của chúng tôi cũng công nhận rằng ba mẹ tổ chức bữa ăn sáng là hoàn toàn phù hợp về tâm sinh lý” (bạn Minh Thư). Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nhất thiết phải là giờ cơm, chỉ cần đó là giờ sum họp của các thành viên gia đình: có thể là giờ cả nhà cùng tập thể dục buổi sáng, là giờ cả nhà cùng giải trí buổi tối, hay giờ học của cả nhà, khi mọi thành viên lớn bé đều ngồi vào bàn cùng làm việc. Tất cả những giờ khắc ấy đều có một điểm chung: sum họp không phải là đông, không phải là đủ mặt, mà là chia sẻ, là yêu thương. Vì cái gốc yêu thương ấy để mà sum họp, nên giờ khắc ấy trở thành “vàng”, được nâng niu, được tôn trọng, gìn giữ.
Vậy nên, “giờ vàng” được tạo nên từ mỗi “hạt vàng” trong mỗi cá nhân. Hạt vàng ấy chính là tình cảm, là sự gắn bó gia đình. Bạn đọc Nguyễn Văn Giàu đã dùng một hình ảnh rất dễ cảm, dễ hiểu: “Một mình chẳng đãi được vàng” (Phụ Nữ số 81, ngày 18/7). Nếu không “đãi”, nếu mỗi người không chủ động cùng tham gia, thì không thể tạo dòng chảy cho những hạt vàng tụ lại để thành “giờ vàng” được. Không cứng nhắc vào một hình thức, một khuôn khổ nào, nhưng mỗi gia đình đều cố gắng tạo cho mình một thói quen sinh hoạt. Chính thói quen đó sẽ thành nếp nhà, trở thành cái sàng đãi vàng, để những hạt vàng nhỏ bé tụ vào nhau trở thành khối vàng gia bảo. Lúc ấy, không chỉ có “giờ vàng”, mà còn có cả “không gian vàng”, có “kỷ niệm vàng”. Và lẽ tất nhiên, khi có sản nghiệp quý giá đến thế, người ta sẽ có ý thức giữ gìn, trân trọng.
“Cầm vàng mà lội qua sông…”
Có vàng, nhưng không phải dễ giữ được vàng. Thời gian là chuyện của mỗi một con người. Bao nhiêu lợi danh ở đời, bao nhiêu bận rộn công việc, bao nhiêu quan hệ, thậm chí bao nhiêu thói quen la cà phố xá… chính là dòng sông đời mà mỗi cá nhân đều phải “lội” qua. Không thể không “lội”, mà đã “lội” thì cầm chắc là có cuốn, có trôi, có mòn đi và có khi mất trắng. “Cầm vàng mà lội qua sông. Mất vàng không tiếc, tiếc công người cầm” là thế.
Nghĩ ra, có biết bao nhiêu những giờ vàng đã đến trong cuộc đời mà mình có giữ được đâu, tất cả đều trôi theo thời gian. Cái còn lại không phải là thời-gian-vật-lý, không phải là sổ sách ghi chép hôm nay gia đình ta có 65 phút “giờ vàng”, hôm qua gia đình ta có 40 phút “giờ vàng”, cộng lại là 105 phút… Không phải thế. Cái còn lại của “giờ vàng” là cái “công” của người đã “cầm vàng”, là hạnh phúc của mỗi cá nhân tạo nên hạnh phúc của cả gia đình, là sự trưởng thành của con cái, là sự ấm êm hòa hợp giữa các thế hệ, là giềng mối gia đình… Diễn đàn Giờ vàng cho gia đình hướng người ta đến điều đó, chứ không chỉ nhằm bày ra một bữa cơm thường quy trong mỗi gia đình, hay một quy tắc có thể áp dụng từ gia đình này sang gia đình khác.
Vậy nên, có bạn đọc đã kể chuyện chị mình bày bàn nhậu ở nhà nói cười hỉ hả nhưng chỉ là giờ “vàng mã”, có người đã thẳng thắn nói rằng “ngay cả khi bên cạnh nhau nhưng mỗi người một mối quan tâm riêng, đồng sàng dị mộng, thì đó chỉ là vàng giả mà thôi”. Cũng có bạn đọc so sánh vàng hôm nay chỉ là vàng 18K so với vàng ròng của cái thời mẹ cha nghèo khó… Rõ ràng, hoài niệm quá khứ hay nhìn sang hạnh phúc của người khác thường khiến người ta ít thấy giá trị của khoảnh khắc hiện tại, có xu hướng tự giảm giá “vàng” mà mình đang “cầm” trong tay.
Có lẽ, phải nhắc lại một so sánh dù không chính xác lắm nhưng dễ hình dung “thời gian là vàng” - chẳng ai có thể cầm được thời gian của người khác, cho nên cũng chẳng ai có thể kiểm chứng được “tuổi” của “vàng” người khác đang nắm trong tay. Vậy nên, hãy yên tâm với “giờ vàng” của bạn, nếu bạn nghĩ đó là vàng 18, nó sẽ là vàng 18; nếu bạn tin rằng đó là vàng 24, đó sẽ là vàng 24, thế thôi. Hãy cầm lấy hạnh phúc của mình, chỉ có mình mới biết đó là hạnh phúc. Diễn đàn Giờ vàng cho gia đình, ở góc độ này, đã chạm đến một vấn đề rất sâu: mỗi con người, mỗi gia đình có thời gian để hạnh phúc, thời gian để trưởng thành, thời gian để chia sẻ cùng nhau theo những cách rất khác nhau. Và chẳng ai có quyền phán xét rằng tôi sử dụng thời gian như thế là đúng, anh sử dụng thời gian như thế là sai, bởi nói cho cùng, ai cũng sống cuộc đời của chính mình.
Có một điều, diễn đàn Giờ vàng cho gia đình đã làm được: nhắc mình rằng đừng lãng phí cuộc đời mình, đừng lãng phí thời gian của những người thân yêu của mình bằng sự hờ hững. Hãy nhặt, hãy góp những hạt vàng cho nhau khi cùng ở bên nhau trong tình thương yêu gia đình. Nếu không, đó sẽ chỉ còn là “một nơi trú chân của những người quen sống cùng nhau chứ không còn là tổ ấm…”. Sống ở đời, thời gian là cái dù muốn ngàn lần cũng không thể đem cho nhau được. Trong hữu hạn thời gian của một kiếp người, dành những “giờ vàng” cho nhau, nghĩ cho cùng, vẫn không phải là dành thời gian, mà là dành một thứ gì đó sâu thẳm hơn, đó là dành những ân tình, san sẻ những yêu thương, chăm sóc, chìa một bàn tay qua ranh giới khắc nghiệt của thời gian để nắm lấy một bàn tay khác…
Hoàng Mai
http://phunuonline.com.vn/gia-dinh/gia-dinh-yeu-dau/cam-vang-ma-loi-qua-song-/a70423.html
Re:OTC- trang văn nghệ
up tặng bà con khi trời bắt đầu lạnh...
[tube]http://youtu.be/Gvv6I-RKRVs[/tube]
Mùa đông năm ấy,ta tình cờ quen nhau
Trời đông lạnh giá nhưng sao nghe ấm lòng
vì anh bên Em, chuyện trò thâu đêm
Cho qua đi bao cô đơn giá băng
Tình Anh như gió lùa vào mái tóc Em
Tình Anh như nắng cho môi Em thắm hồng
Nồng nàn bên Anh ngọt ngào yêu thương
Mùa đông hạnh phúc Em có Anh
Đông qua xuân đến, tình mình vẫn nồng say
Hè đi thu sang rụng rơi lá tình không
Nào có biết khi chia tay sau cơn mê.. bàng hoàng Em nhận ra Anh lừa dối.
Làn gió rét run đôi môi.. mà nào em đâu hay Em đâu cần biết
vì chính trái tim Em đây mang đau thương lạnh lùng hơn đêm đông ngòai kia
Gió đông đang về, vắng anh đêm dài...
tình mình chỉ còn lại trong giấc mơ...
up tặng bà con khi trời bắt đầu lạnh...
[tube]http://youtu.be/Gvv6I-RKRVs[/tube]
Mùa đông năm ấy,ta tình cờ quen nhau
Trời đông lạnh giá nhưng sao nghe ấm lòng
vì anh bên Em, chuyện trò thâu đêm
Cho qua đi bao cô đơn giá băng
Tình Anh như gió lùa vào mái tóc Em
Tình Anh như nắng cho môi Em thắm hồng
Nồng nàn bên Anh ngọt ngào yêu thương
Mùa đông hạnh phúc Em có Anh
Đông qua xuân đến, tình mình vẫn nồng say
Hè đi thu sang rụng rơi lá tình không
Nào có biết khi chia tay sau cơn mê.. bàng hoàng Em nhận ra Anh lừa dối.
Làn gió rét run đôi môi.. mà nào em đâu hay Em đâu cần biết
vì chính trái tim Em đây mang đau thương lạnh lùng hơn đêm đông ngòai kia
Gió đông đang về, vắng anh đêm dài...
tình mình chỉ còn lại trong giấc mơ...