Hạng B2
15/5/19
100
71
31
41
Ôtô chịu xếp hàng, đường sẽ hết tắc

Phải quy định ôtô chỉ được nối đuôi đi đúng làn, nhường làn bên phải cho xe máy, nếu không đường càng mở rộng, xe càng dàn trải, lộn xộn.

Ở Việt Nam, tôi thấy đang diễn ra một nghịch lý phân làn, ưu tiên làn tại giao lộ và trên mọi con đường. Nghịch lý này trở thành điều hiển nhiên được chấp nhận trong tư duy của người dân tham gia giao thông và thậm chí của những người điều khiển giao thông. Đó là làn đi thẳng ở các ngã tư phải nhường đường cho làn rẽ trái (với lý lẽ làn rẽ trái có số lượng ít hơn nên nhường để họ qua cho nhanh). Điều này là sai lầm vì khi mật độ phương tiện giao thông tăng thì việc "ưu tiên" làn rẽ trái sẽ gây xung đột giao thông do giao cắt và ùn ứ từ các đợt đi - dừng (do tín hiệu đèn hoặc CSGT điểu khiển).

Cần quy định phân làn qua giao lộ sao cho các phương tiện ngược chiều nhau chỉ tiếp giáp theo phương tiếp tuyến (không giao cắt). Cụ thể hơn, chỉ cho phép đi thẳng và rẽ phải của hai chiều đối diện khi đèn xanh bật lên trong khoảng thời gian tương đối (đủ để thoát phần lớn lượng xe đang dừng chờ). Sau đó, làn đi thẳng và rẽ phải này phải dừng lại để cho làn rẽ trái của hai chiều ngược nhau lưu thông (hai đường cong tiếp tuyến), rồi dừng tất cả để cho làn vuông góc lưu thông theo chu trình tương tự: thẳng, phải, trái, dừng.

Việc này cần phải quán triệt từ những người điều khiển giao thông thì từ đó mới chỉ dẫn cho người dân và rồi dần hình thành thói quen giao thông không xung đột được. Còn không, để hiện trạng như bây giờ, không bao giờ giải quyết được vấn đề ách tắc, CSGT mãi khổ sở khi đứng đường giờ cao điểm, tan tầm.

Liên quan đến việc làn ưu tiên giao lộ, một điều rất quan trọng đó là phân làn trên đường thẳng. Cần phải triệt để và rõ ràng, nếu không đường mở to đến mấy cũng vẫn bị tình trạng "điền vào chỗ trống, trải đều khắp mặt đường". Những con đường rộng có nhiều làn cho ôtô, nhiều làn cho xe máy thì cần quy định rõ ôtô hoặc xe máy chỉ được đi ở làn nào (giống đường Quốc lộ 5 cũ, phạt rất tốt) và chỉ được đè làn khi rẽ, dừng. Đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) là một ví dụ điển hình, càng mở rộng, càng dàn trải, vẫn lộn xộn.

Đối với những con đường hẹp, phải quy định ôtô chỉ được nối đuôi đi một làn sát vạch chia đường bên trái (trừ khi rẽ hoặc tạt vào lề), thì tự khắc xe máy sẽ đi hết làn bên phải (sát vỉa hè) và cũng không thể lấn sang làn đối diện. Khi đó hai chiều cũng chỉ luôn tiếp xúc với nhau như hai đường thẳng tạo bởi hai dải ôtô mà không bao giờ bị giao cắt.

Ôtô chịu xếp hàng, đường sẽ hết tắc


Sẽ có người hỏi: khi xe máy muốn rẽ trái (sang đường, quay đầu...) sẽ phải làm sao? Đơn giản làn ôtô sẽ dừng lại và "mời" sang (chưa đến một giây). Tương tự khi ôtô muốn rẽ phải. Một ví dụ điển hình đó là đường Tam Trinh, con đường "huyết mạch" chỉ cho ôtô nối đuôi nhau một làn, còn nếu mỗi bên ba ôtô dàn hàng ngang thì không bao giờ hết tắc cả.

Có ba điểm mẫu chốt ở đây, nếu CSGT làm được, tôi cam đoan giao thông sẽ trở nên dễ thở hơn rất nhiều:

1. Nguyên tắc ưu tiên làn đi thẳng, một người rẽ trái cũng phải chờ (giống như văn hóa xếp hàng của người Nhật vậy);

2. Những con đường nhỏ, bắt buộc ôtô (phương tiện chiếm nhiều không gian trên mặt đường hơn so với xe máy) phải xếp hàng, đi theo quy định trên một làn.

3. CSGT không nên chỉ tập trung bắt người vi phạm mà để cả một ngã tư đan xen các dòng xe cộ, ùn ứ. Đặc biệt, phải nghiêm khắc với những hiện tượng cố tình lấn làn, chen lấn. Hãy để việc bắt lỗi, xử phạt cho camera phạt nguội.

Hy vọng, giao thông Việt Nam sẽ sớm có chuyển biến tích cực để người dân đỡ khổ sở mỗi khi đi ra đường. Hà Nội nên đi đầu, thủ đô nên làm gương, hãy để Tràng An lại văn minh, thanh lịch.

Nguồn: Vnexpress
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
25/3/19
1.037
1.853
116
45
View attachment 2386083

Phải quy định ôtô chỉ được nối đuôi đi đúng làn, nhường làn bên phải cho xe máy, nếu không đường càng mở rộng, xe càng dàn trải, lộn xộn.

Ở Việt Nam, tôi thấy đang diễn ra một nghịch lý phân làn, ưu tiên làn tại giao lộ và trên mọi con đường. Nghịch lý này trở thành điều hiển nhiên được chấp nhận trong tư duy của người dân tham gia giao thông và thậm chí của những người điều khiển giao thông. Đó là làn đi thẳng ở các ngã tư phải nhường đường cho làn rẽ trái (với lý lẽ làn rẽ trái có số lượng ít hơn nên nhường để họ qua cho nhanh). Điều này là sai lầm vì khi mật độ phương tiện giao thông tăng thì việc "ưu tiên" làn rẽ trái sẽ gây xung đột giao thông do giao cắt và ùn ứ từ các đợt đi - dừng (do tín hiệu đèn hoặc CSGT điểu khiển).

Cần quy định phân làn qua giao lộ sao cho các phương tiện ngược chiều nhau chỉ tiếp giáp theo phương tiếp tuyến (không giao cắt). Cụ thể hơn, chỉ cho phép đi thẳng và rẽ phải của hai chiều đối diện khi đèn xanh bật lên trong khoảng thời gian tương đối (đủ để thoát phần lớn lượng xe đang dừng chờ). Sau đó, làn đi thẳng và rẽ phải này phải dừng lại để cho làn rẽ trái của hai chiều ngược nhau lưu thông (hai đường cong tiếp tuyến), rồi dừng tất cả để cho làn vuông góc lưu thông theo chu trình tương tự: thẳng, phải, trái, dừng.

Việc này cần phải quán triệt từ những người điều khiển giao thông thì từ đó mới chỉ dẫn cho người dân và rồi dần hình thành thói quen giao thông không xung đột được. Còn không, để hiện trạng như bây giờ, không bao giờ giải quyết được vấn đề ách tắc, CSGT mãi khổ sở khi đứng đường giờ cao điểm, tan tầm.

Liên quan đến việc làn ưu tiên giao lộ, một điều rất quan trọng đó là phân làn trên đường thẳng. Cần phải triệt để và rõ ràng, nếu không đường mở to đến mấy cũng vẫn bị tình trạng "điền vào chỗ trống, trải đều khắp mặt đường". Những con đường rộng có nhiều làn cho ôtô, nhiều làn cho xe máy thì cần quy định rõ ôtô hoặc xe máy chỉ được đi ở làn nào (giống đường Quốc lộ 5 cũ, phạt rất tốt) và chỉ được đè làn khi rẽ, dừng. Đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) là một ví dụ điển hình, càng mở rộng, càng dàn trải, vẫn lộn xộn.

Đối với những con đường hẹp, phải quy định ôtô chỉ được nối đuôi đi một làn sát vạch chia đường bên trái (trừ khi rẽ hoặc tạt vào lề), thì tự khắc xe máy sẽ đi hết làn bên phải (sát vỉa hè) và cũng không thể lấn sang làn đối diện. Khi đó hai chiều cũng chỉ luôn tiếp xúc với nhau như hai đường thẳng tạo bởi hai dải ôtô mà không bao giờ bị giao cắt.

Sẽ có người hỏi: khi xe máy muốn rẽ trái (sang đường, quay đầu...) sẽ phải làm sao? Đơn giản làn ôtô sẽ dừng lại và "mời" sang (chưa đến một giây). Tương tự khi ôtô muốn rẽ phải. Một ví dụ điển hình đó là đường Tam Trinh, con đường "huyết mạch" chỉ cho ôtô nối đuôi nhau một làn, còn nếu mỗi bên ba ôtô dàn hàng ngang thì không bao giờ hết tắc cả.

Có ba điểm mẫu chốt ở đây, nếu CSGT làm được, tôi cam đoan giao thông sẽ trở nên dễ thở hơn rất nhiều:

1. Nguyên tắc ưu tiên làn đi thẳng, một người rẽ trái cũng phải chờ (giống như văn hóa xếp hàng của người Nhật vậy);

2. Những con đường nhỏ, bắt buộc ôtô (phương tiện chiếm nhiều không gian trên mặt đường hơn so với xe máy) phải xếp hàng, đi theo quy định trên một làn.

3. CSGT không nên chỉ tập trung bắt người vi phạm mà để cả một ngã tư đan xen các dòng xe cộ, ùn ứ. Đặc biệt, phải nghiêm khắc với những hiện tượng cố tình lấn làn, chen lấn. Hãy để việc bắt lỗi, xử phạt cho camera phạt nguội.

Hy vọng, giao thông Việt Nam sẽ sớm có chuyển biến tích cực để người dân đỡ khổ sở mỗi khi đi ra đường. Hà Nội nên đi đầu, thủ đô nên làm gương, hãy để Tràng An lại văn minh, thanh lịch.

Nguồn: Vnexpress
Xe máy và ôtô đều là "tội đồ" gây ra sự hỗn loạn của giao thông tại VN.
Em không đồng ý với bài viết phiến diện này, ai viết bài này chắc chỉ mới đi xe máy chưa nếm trải cay đắng của người đi ôtô ở VN
 
Hạng D
5/2/15
3.615
6.489
113
55
TP.Hồ Chí Minh
Có những con đường rộng, đẹp hiện nay là do ô tô đóng thuế, phí để làm. Chả hiểu sao xe gắn máy cứ suốt ngày cạnh khóe nhỉ? Trong khi xe gắn máy chả phải đóng cái gì, giá rẻ làm bùng nổ xe gắn máy nhiều năm nay.
Đi đường nội đô kẹt thì bọn xe máy cứ đổi cho ô tô, còn bọn ô tô lại dổi cho xe máy mà không hiểu đi ô tô hay xe máy mà ý thức kém thì khả năng gây kẹt là như nhau.
 
Hạng C
7/10/19
927
1.373
58
45
Cái xe không có tội, người lái nó không ý thức mới là vần đề. Và xe gì cũng là nguyên nhân không nhất thiết là xe hơi. Chỉ 1 xe máy sag đường kiểu đường nhà mình làm ra là tắt 1 đoạn xe hơi chờ. Hay 1 a xe hơi, xe buýt, xe cont cố rướn qua đèn vàng, chạy vô land xe máy là tắt ngay. Câu chuyện mua thuở mà ý thức một sớm 1 chiều ko có ngay đc.
 
Hạng D
30/9/19
1.519
5.629
113
Santa Ana
Đọc bài này xong nhớ đến mặt nồi xe máy em gặp trưa nay :rolleyes:

Tình huống này kéo dài khoảng 2 phút, ác mộng với bọn oscho này luôn :oops:
Ôtô chịu xếp hàng, đường sẽ hết tắc
 
Hạng D
9/2/15
1.530
7.671
113
41
Đọc bài này xong nhớ đến mặt nồi xe máy em gặp trưa nay :rolleyes:

Tình huống này kéo dài khoảng 2 phút, ác mộng với bọn oscho này luôn :oops:View attachment 2386726
Cái này bác mạnh dạng còi lên
Chạy xe e kg thích nhất là máy anh chạy xe máy chậm nhưng cứ ban ban ra giữa đường, gây nguy hiểm, cản trở cho xe hơi, hay mấy anh chạy xe hơi chạy chậm trong phố nhưng cứ đè lane đứt chiếm diện tích mặt đường.
Và chuyện ô tô hay xe máy thì tất cả do ý thức
Ví dụ tấm hình dưới đây, mấy bác nghĩ do ai?
Ôtô chịu xếp hàng, đường sẽ hết tắc
 
  • Like
Reactions: TenaciousOwl
Hạng C
27/4/11
508
1.125
93
Khi nào mà mấy ảnh CSGT ra đứng đường còn có "nhiệm vụ" là 1 ngày phải bắt buộc kiếm được bao nhiêu mà không chú ý tới nhiệm vụ chính là làm cho giao thông thông suốt thì tình trạng này còn mãi tái diễn.:)
 
  • Like
Reactions: hmq