http://news.zing.vn/bat-dong-san-dau-khi-tu-bieu-tuong-toi-noi-dau-cua-thi-truong-post729008.html
Các doanh nghiệp “họ” dầu khí từng được đánh giá giàu tiềm lực khi bước chân vào thị trường BĐS, nhưng đến nay những dự án liên quan đến tập đoàn này đều là nỗi đau của thị trường.
Thông tin về Công ty CP BĐS Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVCLand) mở thủ tục phá sản khi không đủ năng lực tài chính triển khai dự án đang làm nóng dư luận.
10 năm chờ nhà vô vọng
Dù chủ đầu tư là PVCLand đã được dỡ lệnh phong tỏa tài sản do có động thái triển khai dự án, khách hàng mua căn hộ PetroVietnam Landmark (quận 2, TP. HCM) vẫn đứng ngồi không yên. Trước đó, PVCLand bị tòa án xác định mất khả năng thanh toán khi trì hoãn tất toán khoản nợ 2,62 tỷ đồng cho bà Trần Thị Châu Giang, dẫn đến doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, ảnh hưởng việc bàn giao nhà dự án PetroVietnam Landmark.
Hành trình đòi nhà của khách hàng đang quá nhiều khó khăn. Hơn 400 khách mua nhà tại dự án này đã đóng khoảng 90% giá trị căn hộ, số tiền đủ lớn để họ cảm thấy hụt hẫng sau gần 10 năm hy vọng.
Từ kêu cứu cơ quan chức năng, căng băng rôn phản đối chủ dự án, thậm chí họ còn lặn lội từ TP.HCM ra trụ sở chủ đầu tư là PVC Land tại Hà Nội để đòi nhà cho mình, nhưng tất cả đều vô vọng.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Dự án PetroVietnam Landmark là cái kết buồn cho lĩnh vực đầu tư sang BĐS của các doanh nghiệp dầu khí. Ảnh:
Hải An.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Liên quan đến dự án này, tháng 3/2014, Cơ quan an ninh điều tra đã bắt giam Hà Văn Sơn (30 tuổi), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Việt Nam.
Trước đó, ông Hoàng Ngọc Sáu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Địa ốc dầu khí (PVL) cũng bị bắt giam, để điều tra về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cũng có thể sự việc này là hồi kết không có hậu cho hành trình tham gia thị trường bất động sản (BĐS) của các doanh nghiệp dầu khí. Trên hành trình đầu tư ngoài ngành của các công ty dầu khí, tàn dư họ để lại cho thị trường này là những dự án dở dang cùng tương lai bất định của khách hàng.
PetroVienam Landmark không phải là dự án duy nhất làm khổ người mua nhà, mà việc chậm tiến độ luôn là “đặc sản” của BĐS họ dầu khí. Tại Hà Nội, dự án Hanoi Time Tower của Công ty CP Dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR) cũng làm hàng trăm khách hàng điêu đứng.
Khởi công xây dựng từ quý IV/2010 và dự kiến bàn giao vào năm 2013, nhưng cho tới nay dự án vẫn còn dang dở.
Thực tế dự án này đã được “bơm vốn” thêm một lần từ đối tác vào năm 2012 nhưng số phận vẫn không có gì thay đổi, và việc nhận nhà của khách hàng vẫn chưa chốt thời điểm.
Cụ thể, cuối năm 2012, khi Tập đoàn Đại Dương (OGC) mua 10 triệu cổ phiếu của PVR, tương đương 19,27% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn, dự án này được tái khởi động ngay. Nhưng chỉ thi công thêm được 5 tầng thì dự án tiếp tục bị bất động, các cổ đông lớn lần lượt tháo chạy.
Những dự án mãi còn trên giấy
Không chỉ đầu tư vào dự án căn hộ, những công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bày tỏ tham vọng với những công trình mang tính biểu tượng ở lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng.
Một trong những công trình từng được hy vọng là biểu tượng của dầu khí là dự án “Tổ hợp khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại, Công viên giải trí và Tháp dầu khí (PVN Tower)” đã phá sản hoàn toàn sau thời kỳ đình đám với tham vọng tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Dự án đình đám một thời này được PVC, công ty thành viên PVN và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương, công bố thoả thuận hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà PVN Tower 102 tầng cao 528 m (cao nhất Việt Nam và thứ 2 châu Á ở thời điểm đó) trên mảnh đất rộng 25 ha, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.
Tháng 3/2011, PVN Tower đã được điều chỉnh từ 102 tầng xuống còn 79 tầng, đồng thời giảm số tiền đầu tư từ 1 tỷ USD xuống còn 600 triệu USD. Theo kế hoạch, dự án sẽ động thổ năm 2011 và hoàn thiện năm 2014.
Nhưng sau nhiều năm, tòa tháp cao nhất Việt Nam vẫn nằm trên giấy. Mới đây, dự án này lại gây xôn xao trong giới địa ốc, khi được khởi động lại bằng việc thay đổi chủ đầu tư.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tham vọng xây dựng tòa tháp PVN Tower cao nhất Việt Nam đã thất bại. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một biểu tượng khác của họ dầu khí trong phân khúc BĐS nghỉ dưỡng là tổ hợp khách sạn dầu khí cũng không xác định được thời điểm hoàn thành.
Cụ thể, năm 2010, liên doanh doanh Công ty CP BĐS Dầu khí Việt Nam - SSG (PV-SSG) được thành lập bởi 5 cổ đông sáng lập, là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (6%), Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (25%), Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (10%), Ngân hàng TMCP Đại Dương (10%) và Công ty CP Tập đoàn SSG (49%).
Tổ hợp này có quy mô 2 tòa căn hộ chung cư với tên gọi Mỹ Đình Pearl, bao gồm 666 căn hộ thuộc phân khúc cao cấp; một tòa nhà khách sạn có trên 500 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao và một khối văn phòng hạng A.
Nhưng áp lực từ chủ trương thoái vốn ngoài ngành, cả 5 cổ đông này cũng rút lui, gác lại sứ mệnh xây dựng biểu tượng nghỉ dưỡng của ngành dầu khí. Đến năm 2015, các cổ đông sáng lập thuộc ngành dầu khí tại PV - SSG lần lượt công bố bán cổ phần và thoái vốn.
Dự kiến trong tháng 3 này, PVN sẽ bán đấu giá 2,4 triệu cổ phần trong liên doanh PV-SSG tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), với giá khởi điểm 10.080 đồng/cổ phần.
Việc chuyển hướng sang BĐS của các doanh nghiệp dầu khí không đúng thời điểm đã đẩy họ vào khủng hoảng. Những tưởng ăn nên làm ra trong cơn sốt địa ốc thì hầu hết công ty họ dầu khí lại lỗ nặng với lĩnh vực tay ngang. Nhưng nỗi đau lớn nhất là khách hàng đã gom góp tiền đóng cho chủ đầu tư và mòn mỏi chờ đợi.
LẦN NAY CHẮC LÀ CHẾT THẬT, KHÔNG HẤP HỐI NỮA.