Theo ngu ý của em, bác Alan noi không sai đâu. Để hiểu tại sao bác Alan nói như vậy thì có 2 vấn đề cần làm rõ:
1. chính phủ nước ta muốn đưa tiền ra lưu thông (phát hành tiền) thì bảo chứng bằng gì có giống như chính phủ mỹ bảo chứng bằng trái phiều chính phủ hay không?
2. Cơ cấu vốn của ngân hàng trung ương tại Việt Nam có giống như của Mỹ trong đó tư nhân chiếm 80% và nhà nước chỉ có 20% không?
Cái thứ nhất thì Việt Nam khá giống Mỹ và cũng là chuẩn hệ thống các ngân hàng trung ương trên thế giới có như vậy chúng ta mới vay được tiền từ nước ngoài. Nhưng cái thứ 2 thì không giống lắm do câu trúc pháp quyền của chúng ta chưa thể làm được điều này, nên việc lưu thông tiền tệ ở nước mình vẫn do chính phủ điều tiết. Đối với Mỹ, cục dự trữ liên bang (Federal Reserve) thực chất là ngân hàng trung ương tư nhân trá hình, được quyền phát hành và kiểm sáot lưu thông tiền tệ, nhưng lại không thuộc sự điều tiết của chính phủ mỹ.
- Hiện tại nước ta, việc các doanh nghiệp được vay gần như rất khó khăn vì chính sách giảm nợ xấu, không cho vay ở một số ngành nghề có nhu cầu tiền cao như xây dựng, bất động sản, chứng khoán. Như vậy room cho vạy của các ngân hàng sẽ thừa, vậy phải cho ai vay vừa an toàn thu hồi vốn vừa có tiếng là giúp nước nhà, ngoài việc cho chính phủ vay?
- Hoạt đồng kinh tế đình trệ, nguồn thu từ thuế giảm mạnh, chưa kể các doanh nghiệp lại có khả năng tối ưu hóa giảm đóng thuế. Chính phủ phát hành trái phiếu thực chất là ghi sổ nợ và dùng thuế thu được của dân để trả cho lãi xuất trái phiếu này. Như vậy trái phiếu phát hành càng nhiều nợ chính phủ càng cao. Mà trong bối cảnh lượng thuế thu vào ít thì lấy đâu mà trả.
- Kỳ hạn trả nợ cho các tổ chức tài chính thế giới năm nào cũng ngốn hết 30% GDP, thuế không nhiều thì lấy đâu tiền mà trả.
Với ít nhất 3 lý do đó mà Chính phủ phải vay nợ ngân hàng để trả nợ và ngân hàng giải quyết bài toàn lợi nhuận kinh doanh tiền của mình thông qua cho chính phủ vay, đó chính là hoạt động sinh lãi chính của ngân hàng. tiền ra lưu thông thì ngân hàng nhà nước chuyển xuống cho ngân hàng nhỏ mới nức lãi xuất cấp vốn là 3%, trong lúc cho chính phủ vay được 11%. trừ các chi phí liên quan đến sử dụng vốn, chi phí điều hành ... lãi ròng khoảng 5% các bác cứ tính sẽ thấy lượng tiền lời như thế nào.
Còn vấn đề lãi xuất liên ngân hàng hay lãi xuất qua đêm ở việt nam chỉ là 1 công cụ để tạo sự thân quen lẫn nhau và đảm bảo lượng dự trữ bắt bộc tránh bị phạt thôi, chứ không ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều lắm. Mỗi lần mức lãi xuất qua đêm tăng cao là do có sự kiểm tra kiểm soát được tiến hành vậy mà.
Xin chia sẻ một vài ngu ý, mong các bác trảm phong để em được mở tầm mắt.