Trong những năm gần đây, phanh tay điện tử dần trở nên phổ biến hơn trên các xe phổ thông nhằm thay thế phanh tay cơ. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau đã tạo ra những ưu nhược điểm khác nhau cho phanh tay điện tử và phanh tay cơ. Liệu phanh tay điện tử có thực sự tốt hơn phanh tay cơ?
Phanh tay dùng để làm gì?
Nhiệm vụ của phanh tay là giúp xe đứng yên, dừng hẳn sau khi người lái đạp phanh, giúp xe không bị trôi khi xe đỗ trên những đường dốc.
Trong một số trường hợp khẩn cấp, khi phanh chân bị hỏng, phanh tay có thể dùng để hãm xe lại nên còn được gọi là phanh khẩn cấp.
Phanh tay và phanh chân đều có tác dụng hãm tốc độ hay giúp xe đứng yên. Trong đó, phanh chân sử dụng chủ yếu khi lái xe còn phanh tay sử dụng khi dừng đỗ xe.
Đỗ xe trên vỉa hè dốc mà không kéo phanh tay
Phanh tay cơ hoạt động như thế nào?
Phanh tay cơ hoạt động bằng cách kéo sợi dây cáp kết nối với 2 bánh sau, một đòn quay biến lực kéo cáp thành lực ép guốc phanh vào tang trống. Nếu bánh sau dùng phanh đĩa, phanh tay thường lợi dụng luôn cơ cấu này để hoạt động.
Khi nhả phanh, người lái bấm nút ở đầu phanh tay và đẩy cần phanh trở về vị trí cũ.
Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ
Ngành công nghiệp ô tô từng chứng kiến rất nhiều kiểu phanh tay cơ khí độc đáo và sáng tạo của các nhà sản xuất: kiểu thanh kéo, kiểu đòn bẩy, kiểu máy bay,...Dù đa dạng nhưng về cơ bản, những dạng phanh tay cơ này đều có chung một nguyên lý hoạt động.
Phanh tay dạng cần trên VinFast Fadil - dạng phanh cơ phổ biến nhất
Phanh tay điện tử tích hợp vào cần số trên Tesla. Ảnh: Motor1
Phanh tay gần cửa trên chiếc Jaguar XJS. Ảnh: Motor1
Thiết kế phanh tay dạng xoay và kéo từng xuất hiện trên Toyota Hilux
Xe đang chạy kéo phanh tay thì chuyện gì xảy ra?
Như đã đề cập ở phía trên, việc kéo phanh tay khi xe đang chạy chỉ xảy ra trong trường hợp cấp bách khi phanh chân hỏng. Lúc này kéo phanh tay là phương án cuối cùng. Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ nên sử dụng trong khi bất khả kháng.
Vì nếu bất ngờ kéo phanh tay khi xe đang chạy, diễn biến xảy ra tiếp theo rất khó kiểm soát. Ở vận tốc khoảng dưới 30km/h, xe sẽ bị giảm tốc và sẽ dừng lại. Tuy nhiên ở vận tốc cao hơn 50km/h, lực phanh chỉ có ở 2 bánh sau sẽ gây hiện tượng trượt bánh, khiến xe xoay vòng thậm chí lật xe.
Tuy nhiên, xe thời nay đã hiện đại, phanh chân thường có 2 mạch thủy lực nên hiếm khi gặp tình trạng hư hỏng. Mọi nhà sản xuất đều biết rõ phanh quan trọng thế nào đối với sự an toàn của người sử dụng.
Kéo phanh tay khi đang chạy (xem từ 1:00)
Phanh tay điện tử hoạt động như thế nào?
Phanh tay điện tử là loại phanh tay được điều khiển hoàn toàn tự động bằng ECU, hãm và nhả phanh nhờ mô-tơ điện thông qua nút có ký hiệu chữ P.
Nếu người lái có quên kéo phanh tay, ngay khi chuyển cần số về P, phanh tay đã ngay lập tức chuyển sang chế độ Lock khi tắt máy. Qua đó, đảm bảo an toàn hơn khi dừng/đỗ xe so với phanh tay cơ thường bị quên kéo/nhả bới người lái.
Phanh tay điện tử dạng nút lẫy trên Toyota Camry 2.5Q
Theo Wikipedia, phanh tay điện tử lần đầu tiên được trang bị trên chiếc BMW 7 Series (E65) 2001. Kể từ đó, phanh tay điện tử bắt đầu xuất hiện phổ biến hơn trên các dòng xe cao cấp.
Khi chuẩn bị dừng/đỗ xe, người điều khiển chỉ cần chuyển số về vị trí P, lúc này hệ thống sẽ tự động hãm phanh tay (chuyển về chế độ Lock) thay vì phải kéo phanh tay như thông thường.
Trong trường hợp, người điều khiển bất cẩn quên kéo thắng tay lúc đỗ, dừng xe ở chỗ dốc thì đây được xem là giải pháp hỗ trợ vô cùng hữu dụng.
Khi muốn nhả phanh, chủ phương tiện cần đồng thời thực hiện thao tác đạp phanh chân cùng bấm nút cần gạt điều khiển phanh tay điện tử. Lập tức, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả.
Còn nếu cần số đang ở vị trí khác, nếu muốn sử dụng phanh tay thì người điều khiển cần cùng lúc đạp phanh chân và kéo lẫy điều khiển phanh tay thì hệ thống sẽ tự động giúp hãm phanh lại.
Trong trường hợp lái xe quên nhả phanh tay mà vẫn đạp ga thì hệ thống này sẽ tự động Unlock để tránh tình trạng bó phanh, cháy phanh giúp bảo vệ hệ thống truyền động của xe không bị hư hỏng.
So sánh ưu điểm và nhược điểm giữa phanh tay điện tử và phanh tay cơ
Hầu hết các hệ thống phanh tay điện tử đều đi kèm với chức năng
Auto Hold - chức năng tự động phanh khi xe dừng. Chức năng này đặc biệt hữu ích khi di chuyển ở trong đô thị đông đúc, kẹt xe hoặc nhiều đèn giao thông.
Phanh tay điện tử cũng cho phép các nhà sản xuất ô tô biến nó thành một phần của mạng lưới hệ thống điện rộng lớn hơn của xe được kết nối với phanh ABS, Hỗ trợ phanh BA và phân phối lực phanh điện tử ESC.
Phanh tay điện tử - Xu hướng ngành công nghiệp ô tô trong tương lai
Thực tế cho thấy, phanh tay điện tử tốt hơn rất nhiều so với phanh cơ truyền thống. Chỉ với một thao tác nhấn nút, tài xế đã có thể kích hoạt hai mô tơ nhỏ giữ phanh sau.
Nhiều năm trước, phanh tay điện tử vốn chỉ được trang bị trên các xe cao cấp của Mercedes-Benz, Audi, Volvo,… hay các mẫu xe tiền tỷ trở lên. Cho đến năm 2017 khi
Honda Civic là một trong những mẫu xe dưới 1 tỷ được trang bị hệ thống phanh tay điện tử đi kèm
Auto Hold, option này bắt đầu phổ biến và dần trở thành thước đo để so sánh giữa những mẫu xe với nhau.
Các mẫu xe hạng C như Mazda 3 trở lên, Subaru, Toyota Camry, Kia Sorento, được trang bị hệ thống phanh điện tử. Kia Cerato phiên bản facelift 2022 đang gây nhiều tranh cãi liệu có được trang bị hệ thống này hay không bởi tùy theo thị trường sẽ dùng phanh cơ truyền thống.
Phanh tay điện tử còn được ưa chuộng tại Việt Nam đến nỗi những người dùng dòng xe Mitsubishi Xpander kéo nhau độ thêm phanh tay điện tử trên xe với chi phí từ 7-10 triệu đồng. Thời gian lắp khoảng 3 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên chưa rõ chất lượng của hệ thống phanh tay điện tử độ thêm này có tốt hay không, cũng như các khó khăn về việc đăng kiểm xe.
Tuy nhiên, một số lái xe thích cảm giác truyền thống của cần phanh tay khi vận hành phanh đỗ xe, trong khi những người khác đánh giá cao sự tiện lợi và dễ sử dụng của phanh tay điện tử điện tử - tương tự như một số người thích hộp số sàn hơn hộp số tự động.
Còn các bác thì sao? Các bác thích ùng phanh tay cơ hay phanh tay diện tử hơn?
>> Xem thêm