Thảo Luận PHONG CÁCH LÁI XE

Hạng D
16/12/07
1.719
1.130
113
H.C.M.C
PHONG CÁCH LÁI XE
Phong cách lái xe thể hiện tính cách của người lái.

Tám tính xấu của tài xế ôtô Việt Ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển, chúng thường không có lỗi. Xuất phát từ bài báo “Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam” của tác giả Andy Nguyễn, tôi tự nghĩ liệu tài xế ôtô Việt có bao nhiêu thói xấu? Kể ra thì chắc cũng nhiều lắm song tôi tạm đưa ra tám tính xấu nhất như sau:
1. Tính bon chen
Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống. Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.
2. Chụp giật
Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.
3. Sĩ diện
Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…
4. Coi thường người đi xe máy
Đương nhiên ôtô nhiều tiền hơn xe máy và người lái ôtô đa phần làm việc có thu nhập cao hơn người đi xe máy nên sinh ra tư tưởng sĩ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” đồng thời kèm theo vài câu lẩm bẩm chửi rủa...
5. Thù vặt
Khi bị xe khác cố tình hoặc vô tình cắt mặt suýt gây ra va chạm thì nhiều tài xế ôtô bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để trả thù bằng cách tạt đầu, chèn ép lại khiến xe sau phanh không kịp gây ra tai nạn thật cho nhau hoặc cho bên thứ ba mà nạn nhân của họ thường là xe máy.
6. Ích kỷ
Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở. Vậy là cả ôtô và xe máy phải chịu cảnh chết chung một chỗ.
7. Thiếu hiểu biết
Nhiều lái xe do mở cửa không chú ý nên đã gây ra đại họa cho người khác. Nhiều trường hợp khác là do người nhà hoặc khách đi xe mở cửa gây tai nạn song chung quy lại vẫn do lỗi của tài xế vì đã không cặn dặn, nhắc nhở người trên xe.
8. Vô kỷ luật
Vô kỷ luật ở đây hiểu là vi phạm luật giao thông. Cái này thì khỏi phải bàn vì hàng ngày không biết có bao nhiêu tài xế ôtô bị xử phạt. Nào là lỗi vượt đèn đỏ, lấn làn, vi phạm tốc độ, vượt phải… và cả lỗi hối lộ cảnh sát giao thông hoặc gián tiếp bắt người khác phải phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giải quyết... Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít. Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn. Còn tắc đường thì là một phần tất yếu của các đô thị nhất là đô thị lớn. Có tháo gỡ được chỗ này, vấn đề này thì lại sẽ nảy sinh ở chỗ khác, vấn đề khác. Giao thông thuận lợi là điều ai cũng mong muốn, song văn hóa giao thông sẽ thể hiện rõ nét nhất mỗi khi tắc đường. Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông! Trung Hiếu
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
17/12/14
433
710
93
Em đề nghị anh em SOG làm gương đi, em dị ứng với vụ bấm còi xe hơi mặc dù đôi khi phải sử dụng để thể hiện sự tức giận khi bị xe máy cúp đầu, nhiều lúc kiềm chế được không bấm còi thì trong xe lại phát ra tiếng "á đù" bị bà xã véo tai hoài. Nói nghiêm túc, em cũng dặn lòng là phải thay đổi dần, thiết nghĩ mỗi cá nhân có tinh thần tự giác thì xã hội mình nói chung và văn hoá giao thông nói riêng sẽ ngày càng tốt lên. Báo cáo anh em là em chỉ còn mỗi tật bấm còi thôi, các điểm khác mà bác HT nêu không có ở em, vì vậy em bị bạn bè gán cho tội là lái xe hiền quá, phần lớn nếu đi chung là em không đc cầm lái. À mà quên, em còn một tật nữa là trên cao tốc em không thể tuân thủ 120 đc ạ (nói chung là máu tốc độ trên cao tốc vì thích và cảm thấy tự tin an toàn) 3 tuần trước chạy test con Mec C250 Exclusive của thằng em mới lấy, em lên đc 200 ở LT-DG, nói chung là tạm đc nhưng cảm giác không bằng em Legacy bản cũ, bản mới không biết thế nào, ý em là bản 3.6, còn bản 2.5 em nghĩ chắc không bằng đâu!
 
  • Like
Reactions: KHOAVAN
Hạng C
27/7/14
533
983
93
Mình mới lái , đường cho 60 chỉ chạy 50 , cho 80 chạy 60 - 70 ... Luôn chừa lane trái cho các bác khác vượt - Chạy nhanh quá nguy hiểm thêm ! Vậy mà có vài bác cũng kì , lane trái trống huơ mà nháy đèn vài lần xin vượt mới ác ... :3ddaomat:
 
  • Like
Reactions: .HE and KHOAVAN
Hạng C
23/3/05
500
4.480
93
53
Ui cái hình minh hoạ có "bản quyền" không bác chủ thớt? :)

Tội nghiệp thằng đệ được làm minh hoạ cho mấy cái tính nêu ở trên :)
 
Hạng D
9/5/09
3.410
16.433
113
Anh Khoa viết bài đó thiệt hả? Làm bản quyền ngày, không mai lại có trên Tàu nhanh
 
Hạng C
31/7/06
582
460
63
Quận 2
www.balloningmedia.com.vn
em không thấy kèn cần thiết nên gần như không xài, nếu vướng quá nhường xe trước đi cũng bình thường.

HT lấy xe fxt minh hoạ hình đẹp mà có vẻ chưa liên quan đến nội dung bài keke, N nhìn xe thế có thể tưởng tượng keke.

vấn đề giao thông người lái giờ ngại xx nhiều hơn vì làm chưa đúng luật, chứ cứ áp dụng chuẩn luật quốc tế thì ý thức và văn hoá giao thông sẽ tăng cao.
 
  • Like
Reactions: ReventonV12
Hạng D
16/12/07
1.719
1.130
113
H.C.M.C
'Tài xế Việt Nam hầu hết là ích kỷ'

Ngoài những trường hợp đánh đố, "bẫy" do biển báo hay vạch kẻ đường chưa hợp lý thì ý thức của người lái cũng là vấn đề.
Khi cho rằng người lái xe tham gia giao thông không rành luật là không đúng. Nếu vậy thì tại sao họ lại được cấp giấy phép lái xe? Do họ học đối phó? Do quy trình đào tạo và sát hạch lái xe có vấn đề? Hay là lý do khác (không học mà cũng có bằng)? Cùng một cung đường, dễ dàng nhận thấy khi có cảnh sát giao thông (CSGT) túc trực, mọi người điều khiển phương tiện di chuyển trông đến là ngoan. Nhưng khi vắng bóng CSGT thì ...xin thưa là đủ kiểu! Nhỡ chẳng may bị tuýt lại thì nào là: "Tôi lỡ...", "Em quên..." hay "Chị nhầm..." và nhiều lý do khác nữa.
Đến lúc này, họ sẽ bị gán cho cái mác: Ý thức kém hoặc là vô ý thức.
Thật vậy không khi họ biết rõ hậu quả hành vi phạm luật của họ gây ra khi lấn làn, phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá khổ, quá tải, đi ngược chiều...
Ở đây, ý thức của họ được nâng lên một hay nhiều tầng cao hơn ý thức chung của cộng đồng.
Nó - cái ý thức đó sẵn sàng chà đạp lên lợi ích chung của nhiều người chỉ để mang lại lợi ích riêng cho một người hay một số người.
Đồ ích kỷ! Cần lắm một đơn thuốc "đủ mạnh, đủ đắng" cho nền giao thông nước nhà.