Em mới tha về tổ được bài này , post lên các bác cùng xem nhá, em không biết cách làm đường link và copy hình đính kèm, nên gởi thô như vầy thui.
CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI[/b]
Từ trước đến nay, khi nói đến vấn đề chọn hướng nhà, người ta đều dựa vào phương pháp phân chia nhà và tuổi thành 2 nhóm ĐÔNG - TÂY như sau:
- Những người có năm sinh thuộc các quẻ CHẤN, TỐN, KHẢM, LY là thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH, và chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng ĐÔNG, ĐÔNG NAM, BẮC và NAM, tức những nhà thuộc ĐÔNG TỨ TRẠCH thì mọi sự mới được tốt đẹp.
- Những người có năm sinh thuộc các quẻ CÀN, KHÔN, CẤN, ĐOÀI là thuộc TÂY TỨ MỆNH, nên chỉ có thể chọn những nhà có tọa thuộc các hướng TÂY BẮC, TÂY NAM, ĐÔNG BẮC và TÂY, tức những nhà thuộc TÂY TỨ TRẠCH.
Nếu người mệnh ĐÔNG mà ở TÂY trạch, hay người mệnh TÂY ở ĐÔNG trạch thì thường là làm ăn thất bại, dễ mắc đủ mọi tai họa, bệnh tật, chết chóc.
- Thí dụ: chủ nhà là nam, sinh năm 1960 (CANH TÝ) mệnh TỐN, tức thuộc Đông tứ mệnh, nên chỉ có thể chọn những nhà có phương tọa thuộc các hướng BẮC, NAM, ĐÔNG và ĐÔNG NAM.
Tuy nhiên, có nhiều người dù đã được “đúng hướng hợp với bản mệnh”, nhưng sau khi vào ở vẫn bị nhiều tai nạn, khốn khó, yểu tử như những trường hợp dưới đây:
- Trường hợp 1: Một gia đình nọ, cả 2 vợ, chồng đều sinh năm 1926 (BÍNH DẦN), nên chồng mệnh KHÔN, vợ mệnh TỐN. Vào năm 1965, họ dọn vào 1 căn nhà hướng TÂY NAM (210 độ), tọa ĐÔNG BẮC, nên tọa - hướng đều hợp với tuổi của chồng, nhưng khắc tuổi người vợ. Không những thế, bếp còn nằm ở khu vực TÂY BẮC, miệng bếp nhìn về hướng TÂY NAM. Nhưng sau khi vào ở thì gia đình càng ngày càng lụn bại, lại hay bị bệnh tật, tai họa liên miên. Sau khi ở đó được hơn 8 năm, người chồng bị đứt mạch máu và bại liệt nửa người, rồi chỉ hơn 1 năm sau thì ông qua đời.
- Trường hợp 2: Một người nữ, sinh năm 1950 (vì sinh trong tháng 1 nên vẫn thuộc năm KỶ SỬU), mệnh LY. Vào năm 1995, người này dọn vào ở trong căn nhà tọa BẮC hướng NAM (hay tọa TÝ hướng NGỌ). Bếp nằm tại khu vực phía TÂY BẮC, hướng bếp (tức hướng lưng người đứng nấu) nhìn về phía NAM. Khi mới vào ở mọi sự bình thường, nhưng đến năm 2003 thì bị thất nghiệp, rồi sang năm 2004 lại phát hiện bị bệnh ung thư. Sau mấy năm trời đau đớn chịu đựng thì qua đời vào đầu năm 2008.
- Trường hợp 3: Một gia đình nọ, chồng sinh năm 1958 (MẬU TUẤT), mệnh CÀN, vợ sinh năm 1961 (TÂN SỬU), mệnh CHẤN, mua nhà tọa BẮC hướng NAM từ cuối năm 2003. Bếp nằm trong khu vực phía BẮC và nhìn về hướng NAM. Tuy nhà này “hợp” với tuổi của người vợ, còn “khắc hại” tuổi của người chồng, nhưng sau khi vào ở chưa vừa 3 năm thì người vợ bị đủ thứ tai họa, mất việc, kiện tụng, bệnh hoạn, thần kinh suy nhược trong khi người chồng thì tương đối ổn định, tuy có nóng nảy hơn lúc trước.
Qua những trường hợp trên, cũng như rất nhiều trường hợp thực tế khác, có thể thấy phương pháp dùng tuổi để chọn hướng nhà là hoàn toàn sai lầm, và đôi khi còn mang tới nhiều kết quả tai hại.
Nhưng nếu nói như thế thì sẽ không có phương pháp nào để chọn hướng nhà? Và những người muốn mua nhà, xây nhà đều chỉ có thể chọn đại rồi phó mặc cho số phận? Thật ra, Phong thủy cũng có 2 phương pháp chọn hướng nhà: thứ nhất là tìm vận khí của căn nhà theo Phi tinh; thứ 2 là dựa vào sự cân bằng ngũ hành của tất cả năm, tháng, ngày, giờ sinh, tức lựa chọn hướng nhà theo phương vị của dụng thần trong Tứ trụ (hoặc Bát tự), chứ không thể chỉ theo mệnh quái của năm sinh được. Dưới đây xin được trình bày sơ qua 2 vấn đề đó để bạn đọc có thể nắm được như sau:
1/ Dựa theo vận khí của căn nhà: tức là phải dùng phương pháp lập trạch vận theo Huyền Không Phi Tinh, để xem nhà có nhận được vượng khí hay không trước khi tuyển chọn. Vấn đề này rất dài dòng, vì đòi hỏi phải học và nắm vững những lý thuyết về Huyền không mới có thể làm được.
- Thí dụ: trong trường hợp 1 ở trên, nhà hướng 210 độ (tức tọa SỬU hướng MÙI), vào ở năm 1965 là trong vận 6. Nếu lập trạch vận căn nhà theo Huyền không phi tinh sẽ được như hình dưới.
Vì lúc đó đang trong vận 6 (1964 - 1984), mà phía trước nhà có Sơn tinh số 6, còn phía sau có Hướng tinh 6, nên nhà này bị “
Thượng Sơn Hạ Thủy ” (xin đọc bài
Thượng Sơn Hạ Thủy trong mục “Lý thuyết Phong thủy - Huyền không” để biết thêm về vấn đề này). Đã thế, phía sau nhà không có cửa để đón vượng khí của Hướng tinh 6, còn phía trước gặp phải Tử khí (Hướng tinh 9). Chưa kể khu vực phía TÂY nhà còn có cửa hông, gặp phải sát khí Ngũ Hoàng (số 5) nên mới bị lắm tai họa, bệnh tật và mất người như thế, cho dù hướng nhà có hoàn toàn “hợp” với tuổi của gia chủ đi nữa.
Một điều cần chú ý là nếu phía sau nhà này (tức khu vực phía ĐÔNG BẮC) có cửa hoặc ao, hồ thì vận khí của căn nhà sẽ thay đổi và tốt đẹp hơn. Vì vậy, ngoài việc lập Phi tinh của trạch vận, còn phải biết kết hợp nó với thiết kế và địa hình trong, ngoài mới có thể luận đoán chính xác vận khí của từng căn nhà.
2/ Dựa vào sự cân bằng của Ngũ hành trong Tứ trụ: tức là phải xét hết mọi yếu tố của năm, tháng, ngày, giờ sinh để tìm ra dụng thần và kỵ thần, rồi từ đó mới có thể chọn được hướng nhà thích hợp cho từng người hoặc gia chủ.
- Thí dụ: trong trường hợp 2 ở trên, người đàn bà đó sinh ngày 25/1/1950, lúc 9g tối. Nếu đổi ra Can - Chi theo âm lịch thì năm, tháng, ngày, giờ sinh sẽ là 8g tối:
Ngày sinh CANH (Kim) là mệnh, tuy được THÂN (cũng thuộc hành Kim) trợ giúp, nhưng sinh vào tháng SỬU là mệnh CANH gặp Mộ địa, lại còn bị BÍNH - ĐINH ở 2 bên đều là Hỏa khắc mệnh, cho nên mệnh này nhược (yếu) mà còn bị khắc. Vì vậy, cần lấy KỶ (Thổ) để điều tiết Hỏa mà sinh cho mệnh làm dụng thần, QÚY (Thủy) tàng ẩn trong SỬU để khắc chế bớt Hỏa làm hỷ thần, còn BÍNH - ĐINH Hỏa đều là kỵ thần. Vào thời gian từ 53 đến 62 tuổi, người này nhập đại vận QUÝ MÙI, Thiên khắc - Địa xung với cả năm và tháng sinh, khiến cho dụng thần và hỷ thần KỶ - QUÝ đều bị xung mất, chỉ còn có BÍNH Hỏa khắc mệnh. Vì Kim bị Hỏa khắc là có bệnh ở ngực hoặc phổi, cho nên mới bị ung thư vú. Đã vậy lại còn ở nhà hướng NAM (thuộc cung LY - Hỏa), hàng ngày ra, vào là đều đi về phía của kỵ thần và hung thần Hỏa nên mệnh càng bị khắc nặng. Khi vừa qua năm MẬU TÝ là năm Hỏa vượng, tháng 1 âm lịch là tháng GIÁP DẦN, tức Mộc vượng sinh Hỏa, mệnh bị khắc không còn đường cứu chữa nên phải lìa đời.
Cho nên, nếu dựa theo Tứ trụ thì người này không thể ở nhà hướng NAM hoặc ĐÔNG, mà nên chọn những nhà thuộc các hướng ĐÔNG BẮC, TÂY NAM (thuộc Thổ), hoặc BẮC (Thủy), hay TÂY và TÂY BẮC (Kim). Vì vậy nếu dọn đi nơi khác thì đã có thể thoát hiểm, nhưng rất tiếc là đã không chịu làm gì cả.
Do đó, có thể thấy ngay cả những người sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ với người này, nhưng nếu phương hướng nhà ở khác biệt thì vận số của mỗi người cũng sẽ khác biệt, chứ không phải ai sinh cùng năm, tháng, ngày, giờ đó đều sẽ bị ung thư và qua đời vào đầu năm 2008. Đó chính là những trường hợp “đức năng thắng số” mà cổ nhân thường nhắc tới.
Trường hợp này cũng cho thấy là không phải tất cả mọi người cùng 1 tuổi đều có thể (hay không thể) ở cùng 1 hướng nhà, mà còn tùy theo phương hướng của dụng, hỷ thần hay kỵ thần. Vì vậy, có những người cùng tuổi KỶ SỬU, mệnh LY mà ở nhà hướng NAM thì lại tốt, nhưng có người ở lại bình thường hoặc rất xấu.
Ngoài ra, dưới đây là trường hợp tòa Bạch Ốc, chỗ ở và làm việc của các TT Hoa Kỳ, cùng với tuổi và mệnh quái của các TT từ Abraham Lincoln cho tới George W. Bush hiện giờ.
Tòa nhà này tọa chính BẮC (0 độ), hướng chính NAM (180 độ), nên thuộc ĐÔNG trạch, nên đúng ra phải tốt và phù hợp với những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH. Nhưng nhìn vào bảng trên, ta thấy chẳng những tòa Bạch Ốc lại “thu hút” nhiều TT thuộc TÂY TỨ MỆNH, mà hầu hết những TT nổi tiếng tài ba và đi vào lịch sử như Lincoln, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt, Truman, Eisenhower, Kennedy, Reagan cũng đều thuộc TÂY TỨ MỆNH. Còn hầu hết những TT thuộc ĐÔNG TỨ MỆNH lại thất bại và bị lịch sử chê trách, ngoại trừ W. Wilson là được ca ngợi mà thôi. Riêng W. (Bill) Clinton tuy cai trị thành công, nhưng lại bị qúa nhiều tai tiếng, nên chỉ được đánh giá bình thường hay tương đối khá mà thôi. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là 1 người có mệnh quái “phù hợp” với hướng nhà cũng chưa chắc đã được thuận lợi và mọi sự tốt đẹp, trong khi 1 người có mệnh quái khác biệt với hướng nhà cũng chưa chắc đã hoàn toàn thất bại và bị “vùi xuống đất đen” như người ta thường nghĩ.
Cách Tìm Và Đo Hướng Nhà
Nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu hay muốn áp dụng Phong thủy đã gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xác định và đo hướng nhà. Nhất là trong những khu đô thị mà đường phố không được thiết kế theo các trục Đông - Tây, Nam - Bắc, thì vấn đề tìm và đo hướng nhà lại càng rắc rối hơn. Gần đây, đã có rất nhiều sách Phong thủy nói tới vấn đề này, cũng như đưa ra nhiều phương pháp hầu giúp cho người đọc có thể dựa vào đó mà tìm hướng nhà, tâm nhà. Nhưng càng nói thì càng làm cho người mới học thêm hoang mang, khó hiểu, không biết phải dùng “phương pháp” nào cho đúng? Thật ra, nguyên nhân chính chỉ là do người mới học Phong thủy do chưa có kinh nghiệm, nên mới lung túng khi bắt tay vào vấn đề này mà thôi. Nhưng nếu cứ chịu khó thực tập, quan sát nhiều thì sau 1 thời gian sẽ tự động nắm được vấn đề này và không còn thấy khó khăn gì nữa. Dưới đây là 1 vài phương pháp đơn giản, hy vọng giúp được phần nào cho những người mới học Phong thủy.
1) Tìm hướng nhà:
a) Lấy đường phố để định hướng: cách đơn giản nhất là để ý coi chung quanh nhà có đường phố nào không? Nếu có thì mặt nào của căn nhà hướng về nơi đó chính là hướng nhà, cho dù là có cửa ra, vào hay không! Lúc đó mặt có cửa chỉ được coi là “hông nhà” mà thôi. Nhưng cách lấy đường phố để định hướng nhà cũng còn có nhiều trường hợp phức tạp như sau:
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, và mặt đó có sân, hay có lối đi để ra, vào nhà thì mặt đó được xem là hướng nhà, cho dù là có cửa hay không.
• Nếu nhà chỉ gần 1 con đường, nhưng mặt đó lại được rào kín, không có lối ra, trong khi mặt khác lại có cửa, sân, và lối ra 1 hẻm nhỏ khác thì lại phải tính mặt có sân, cửa là hướng của căn nhà.
• Nếu nhà gần 2 con đường thì thông thường mặt nào gần con đường lớn hơn sẽ là hướng của căn nhà, cho dù là mặt đó có cửa hay không.
• Nếu nhà gần 2 con đường lớn như nhau, thì mặt nào có sân hay có lối đi cho mọi người trong nhà, hoặc khách bộ hành có thể qua lại thì được xem là hướng. Nếu trong trường hợp cả 2 mặt đều có thì lúc đó mới chọn mặt có cửa ra vào làm hướng.
• Nếu nhà gần 3 con đường... thì phương pháp chọn hướng cũng tương tự, tức là trước nhất xem coi mặt nào gần con đường lớn nhất, sau đó mới tính tới sân, lối đi cho mọi người ra, vào hay khách bộ hành đi ngang qua, rồi mới tính đến cửa ra vào nhà. Cho nên phương pháp chung thật ra chỉ là lấy dương (động) làm hướng, lấy âm (tĩnh) làm tọa mà thôi.
b) Lấy lối đi để định hướng: đối với những nhà trong 1 chung cư lớn hoặc cao tầng thì hướng nhà thường là mặt tiếp giáp với lối đi của tầng (hay của chung cư) đó. Nhất là trong những chung cư khi mỗi tầng có nhiều căn hộ khác nhau. Tuy nhiên, với những chung cư mà mỗi tầng chỉ có 1 căn hộ thì hướng của căn hộ cũng là hướng của chung cư, chứ không có sự khác biệt. Một chung cư mà mỗi tầng có 2 căn hộ thì còn tùy thuộc vào mỗi tầng có lối đi xuyên suốt hay không mà quyết định hướng của mỗi căn hộ là theo lối đi hay theo hướng chung cư.
2) Đo hướng nhà:
Nếu muốn đo hướng nhà thì trước hết phải kiếm một la bàn tương đối lớn, có thể đọc được từng độ một. Đưa la bàn ra phía trước nhà, đứng nhìn thẳng về phía trước . Muốn cho THẬT CHÍNH XÁC thì cần vẽ một đường thẳng song song với bức tường phía trước nhà, cách tường khoảng 2m. Rồi đứng sao cho 2 gót chân chạm lêm đường thẳng đó . Có như vậy hướng nhìn thẳng về phía trước mới chính xác là hướng nhà . Sau đó cầm ngửa mặt la bàn lên trời, và phải cầm cho bằng phẳng, để kim la bàn có thể tự động xoay chuyển cho đến khi nó ngừng hẳn. Lúc đó mũi kim la bàn sẽ nằm ở chính BẮC (tức 0 độ). Rồi giữ nguyên như thế, nhưng đưa la bàn lên gần mắt, mắt nhìn thẳng về phía trước (nhưng xuyên qua mặt la bàn) thì sẽ biết hướng nhà là bao nhiêu độ. Nhớ là khi coi vẫn phải để ý 2 vấn đề là:
1/ Giữ cho la bàn bằng phẳng, để kim vẫn có thể di chuyển linh hoạt. Nếu để nghiêng la bàn thì kim sẽ bị "kẹt" và do đó sẽ chỉ sai hướng.
2/ Mũi kim của la bàn vẫn phải chỉ về chính BẮC (tức 0 độ), chứ không được xê dịch đi đâu cả . Thường thì trên mặt la bàn sẽ có 1 mặt kiếng có thể xoay được, trên đó cũng thường có 1 đường kẻ . Cho nên chỉ việc đưa la bàn lên gần mắt, giữ cho kim không còn xoay chuyển nữa, rồi xoay mặt kiếng cho đường thẳng vẽ trên đó thẳng với phía trước thì tuyến độ ngay chỗ đường thẳng đó chính là hướng nhà.
Cách Tìm Tâm Nhà Và Vẽ Sơ Đồ Nhà
Ngày nay, trong lối kiến trúc thật đa dạng và phức tạp để đáp ứng với những nhu cầu và thị hiếu của con người trong đời sống đô thị hiện đại, vấn đề tìm tâm nhà lại càng rắc rối hơn. Tuy có nhiều sách Phong thủy hướng dẫn các phương pháp tìm tâm nhà, nhưng do người mới học Phong thủy chưa có kinh nghiệm, nên dễ bị sai lầm khi muốn xác định tâm nhà. Sau đây là phương pháp đơn giản có thể giúp tìm tâm nhà và vẽ sơ đồ nhà.
1) Tìm tâm nhà:
Hình dạng nhà cửa ngày nay cũng rất phức tạp và đa dạng, khiến cho việc tìm tâm nhà đang từ là 1 vấn đề dễ dàng đôi lúc cũng trở nên khó khăn. Đối với những nhà được xây theo hình vuông hay hình chữ nhật thì tâm nhà là giao điểm của 2 đường chéo.
Đối với những nhà có hình tam giác, lục giác, hình thang... thì cách tính tâm nhà cũng là cách tính tâm những hình này trong các lớp toán tiểu học. Còn đối với những nhà có nhiều góc cạnh không đồng đều thì việc định tâm nhà tương đối khó khăn hơn. Phương pháp đơn giản nhất để tìm tâm của những căn nhà này (và ngay cả những nhà hình tam giác, lục giác...) là vẽ sơ đồ nhà lên giấy kẻ ô vuông theo đúng tỉ lệ kích thước của căn nhà, rồi in hình đó sang 1 tấm bìa cứng. Sau đó cắt hết những phần thừa của tấm bìa cứng đi, chỉ để lại phần sơ đồ căn nhà mà thôi. Rồi lấy 1 vật nhọn (như đầu viết chì, viết big...) để nâng tấm bìa cứng có hình sơ đồ căn nhà lên. Tới lúc nó có thể nằm thăng bằng trên đầu cây viết thì điểm đó chính là tâm của căn nhà. Dùng bút chì để đánh dấu điểm đó, xong bạn vẽ 2 đường thẳng đi ngang qua điểm đó: 1 đường thẳng góc với 2 bên hông nhà; 1 đường thẳng góc với 2 mặt trước, sau của căn nhà. Đường thẳng thứ 2 này sẽ là tọa và hướng của căn nhà. Từ đường thẳng này bạn có thể phân ra 8 hướng và 24 sơn chung quanh nhà để xác định chính xác vị trí của mọi thứ trong nhà trước khi luận đoán cát, hung, hay tìm cách sửa đổi Phong thủy cho căn nhà đó.
2) Vẽ sơ đồ nhà
Trước hết ta cần có giấy trắng kẻ ô vuông và một cây thước đo. Ta đo chiều dài, chiều rộng của căn nhà là bao nhiêu mét (hay feet), rồi tùy theo nhà lớn hay nhỏ mà tính theo tỷ lệ cứ 1mét hay 1 feet = 1 ô hay 2 ô trên giấy. Kế đến, ta vẽ cách bố trí cuả căn nhà, như cửa chính, cửa sau, cửa sổ, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, v.v., theo từng khu vực trong khuôn viên của 4 bức tường. Dĩ nhiên là phải đo kích thước và tính tỷ lệ trước khi vẽ, ví dụ nếu ta muốn vẽ vị trí bếp thì phải đo xem nó cách bức tường phía trước (hay phía sau) khoảng bao nhiêu. Và cách bức tường bên phải (hoặc bên trái) khoảng bao nhiêu. Rồi nó lớn khoảng bao nhiêu. Và nhìn về bức tường nào?...
Sau đó, ta áp dụng cách tìm tâm nhà như đã nói ở trên để xác định tâm nhà trên sơ đồ vừa vẽ xong. Kết hợp với cách tìm và đo hướng nhà (đã nói ở bài trước) ta sẻ xác định được 8 hướng trên sơ đồ nhà. Như vậy là ta có được một sơ đồ nhà hoàn chỉnh.