Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Nhà đối diện trường bắn, trại giam, đồn công an...

Như đã chia sẻ ở chủ đề Nhà đối diện nghĩa trang, thì dễ bị người âm quấy phá do vong linh quan niệm “Sống cái nhà, thác cái mồ” nên nghĩa trang thường tập trung nhiều vong linh nương náu. Nhà đối diện tòa án, trường bắn, trại giam, đồn công an thậm chí còn bị người âm quấy phá nhiều hơn nhà đối diện nghĩa trang vì đa phần có vong linh ở đây khi còn sống là tội phạm hơn họ thường dữ dằn hơn người thường. Nhất là ở trường bắn thì vong linh đa phần khi còn sống phạm tội hình sự (giết người, đâm chem.), phải xử tử hình nên khi họ chết đi thường thành ma dữ, không dễ dàng chịu đi tu tập, hối cải mà thậm chí họ còn nhiều mang nhiều mối hận trong lòng, không cam tâm hay dễ dàng buông xả. Vì thế khu vực trường bắn, tòa án, trại giam hay đồn công an thường có nhiều vong linh tội phạm ở chung quanh.

Do đó nhà đối diện công sở thường bị ma dữ quấy phá, dẫn đến dễ bị đổ máu do tính chất sát khí quá mạnh. Có khi chủ nhà đi trong nhà chỉ vấp phải chân bàn, hay đụng đầu trúng cột nhà cũng bị chảy máu, tai nạn.

Muốn đối phó với tội phạm vong linh kiểu này, chỉ có cách dùng những vật mà khi còn sống tội phạm thường sợ. Đó là những binh khí giả bằng kim loại như súng, giáo, mác, gươm, dao…Phải dùng binh khí vì chính đây là những thứ mà khi còn sống bọn tội phạm bị xử tử nên ký ức khó phai vẫn in đậm trong những vong linh này. Khi nhìn thấy những binh khí này thì tội phạm nhớ đến kinh nghiệm cận tử mà không dám phá phách. Theo đạo Phật thì kinh nghiệm cận tử là hành trang gắn bó sâu sắc nhất với linh hồn khi cơ thể chết đi.

Trở lại với vấn đề binh khí kim loại, tại sao phải dùng kim loại? Thực ra các binh khí giả bằng chất liệu khác cũng có tác dụng nhưng mà không mạnh bằng kim loại vì như ta đã biết, kim loại tượng trưng cho dương khí mạnh mẽ giúp trấn áp âm khí (giống như việc đặt con dao, vật kim loại dưới gối nằm để tránh gặp ác mộng ban đêm). Nếu nhà nào đối diện công sở kiểu này, thì trên vách phòng khách nên treo binh khí giả bằng kim loại như trên sẽ có tác dụng tốt.

Ngoài ra, các cách như treo bát quái có thần mộc, lau nhà bằng nước quế hầu như không có tác dụng nhiều vì các loại ma này đa phần dữ dằn chứ không hiền như ma ở nghĩa trang.

 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Nhà đối diện chùa chiền, nhà thờ...

Tiếp tục loạt bài về nhà xung khắc Âm – Dương, xin viết tiếp về nhà đối diện chùa chiền, nhà thờ, các cơ sở tôn giáo…Thường thì người ta nghĩ khi xây nhà mà ở gần chùa chiền, nhà thờ,…thì tốt chứ sao! Chẳng những được ở gần Phật, Thánh, Chúa…để các vị phù hộ, giúp đỡ cho; vả lại cũng không sợ ma quỷ đến phá phách vì oai lực của Thần Thánh trấn giữ thì có gì mà không tốt.

Thực ra thì từ ngày xưa, ông bà ta có câu “Góc ao đao đình” hay “Góc ao dao đình” để chỉ một trong những cấm kỵ về phong thủy nhà cửa là không nên ở gần chùa chiền, miếu mạo, đình miễu…Lý do là vì ở chùa thường có Phật tử đến gửi bài vị hay tro cốt ở nhà linh.Sau khi chôn thì người thân thường có gửi thêm hình ở chùa; thế nên người đã mất ngoài một “biệt thự” ổn định, lâu dài ở khu đô thị “thành phố buồn nghĩa trang” thì cũng có một căn hộ chung cư cao cấp ở chùa (lý do mình gọi là căn hộ là vì mỗi người có 1 ô vuông để hình trong 1 cái kệ cao cao giống như ở tầng cao) Lúc nào buồn buồn họ cũng có thể khóa cửa nhà biệt thự để qua ở căn hộ cao cấp này. Mà dĩ nhiên là phải có hình ở đó thì các ông thần hộ pháp giữ chùa - tượng hai ông mặt dữ dằn đằng đằng sát khí dựng ở hai bên hông trước cửa chính của chùa (gọi nôm na là security hay bảo vệ) mới cho vào vì là chủ sở hữu chứ không họ cũng không cho vào đâu vì lý do sợ quấy rối trật tự trị an “chung cư chùa” chứ không phải là chùa thì muốn ra vô lúc nào cũng được đâu.

Tôi lúc nào cũng khuyến khích mọi người đầu tư cho ông bà quá cố của mình thêm một căn hộ cao cấp ở chung cư chùa. Vì lý do là ở đây một ngày được phục vụ 2 bữa ăn trưa-chiều, được nghe kinh, nghe nhạc Phật Om Mani Pade Hum; tối còn được xem TV; cải lương; nghe đọc kinh trước khi đi ngủ. Vậy quả xứng đáng gọi là “cao cấp” phải không? Còn nếu chỉ cấp cho ông bà một căn biệt thự ở khu đô thị “thành phố buồn” thì thường một năm 1 lần mình mới làm đám giỗ mời ông bà về ăn hay tiết Thanh Minh mới ra nhổ cỏ, tảo mộ, dọn vệ sinh cho căn biệt thự của ông bà thì ông bà quanh năm bị nhịn đói hay nhà ở bị dơ bẩn…

Do đó ở chùa cũng thường xuyên tập trung mật độ dân cư hồn ma đông. Dù nơi đây tập trung nhiều ma hiền do tối ngày được nghe kinh, tu tập nên thuần tính nhưng mà tính tình con người thì “nhàn cư vi bất thiện” nên cơm no ấm cật, dễ rậm rựt đi chơi. Thường thì các chùa chỉ cúng ăn 2 bữa trưa, chiều; nhất là các chùa theo phái Nam Tông Phật Giáo Nguyên Thủy thì thường chỉ cúng bữa trưa nên lúc nào không ăn các vong đói bụng, hay đi dạo chơi vòng quanh các nhà xung quanh chùa để quậy phá.

Thường thì các vong thích quấy phá nhà đối diện cửa chùa vì dễ đi lại nên các nhà đối diện dễ bị phá phách nhất. Còn các nhà bên hông hay sau lưng chùa thường ít bị hơn vì ma cũng làm biếng nhảy qua tường hay đi đường vòng xa nên ma thường dễ đến “thăm” nhà đối diện nhất.

Vì thế nếu chúng ta để ý nhà đối diện cửa chùa thường không buôn bán được gì vì mấy con ma hay quấy rối, khách muốn ghé vào mua hàng mà tự nhiên thấy khó chịu, không thoải mái trong người nên chạy xe đi luôn nên cửa hàng thường ế khách. Chỉ trừ các nhà nào bán nhang đèn,…thì còn sống được vì ma luôn khuyến khích ai bán gì có lợi cho họ thôi.

Cách hóa giải:
Bên cạnh cách dùng bát quái có thần mộc trấn ngay cửa, lau nhà bằng nước quế pha loãng, đun bếp than làm không khí trong nhà ấm áp hay trồng xương rồng như ở bài nhà đối diện nghĩa trang có trình bày thì còn 2 cách sau.

Thứ nhất, có thể dùng gương tráng thủy đặt ở phòng khách, xoay cho mặt soi nhìn hướng ra đường. Theo lời lý giải thì người chết đi vẫn có thể nhìn thấy được cái bóng lờ mờ của mình ở trong gương khi soi. Do đó khi nhà nào có người xấu số qua đời tại nhà thì người nhà lập tức dùng vôi, phấn vẽ hay trét lên gương để cho gương dơ. Là vì người chết rồi nhưng thần thức có khi vẫn níu kéo cuộc sống dương gian, chưa biết hay chưa tin là mình đã mất đi nên khi thấy vợ con khóc lóc thương tiếc mình thì họ chỉ muốn gào thét lên là tôi vẫn còn ở đây và chạy đến gương để nhìn hình của mình trong gương xem có hình bóng hay không. Khi thấy gương dơ bẩn, họ khó chịu muốn lấy tay bôi đi phấn, vôi trên bề mặt gương thì phát hiện là mình không thể bôi xóa như khi còn sống nữa, đến lúc đó mới hiểu là mình đã chết, nên buông xả mà ra đi chứ không nên nuối tiếc nữa. Hiện nay nhiều nhà khi có tang lại không hiểu nguồn gốc sâu xa của việc ông bà ta dạy dùng phấn, vôi bôi lên các tấm gương, cửa kính trong nhà nên cũng bắt chước nhưng sợ là dơ kính nên dùng giấy báo dán che lại; kỳ thực là hiểu sai ý ông bà dạy dẫn đến việc làm không có ý nghĩa gì hay cho là đó là mê tín dị đoan.

Vì người chết vẫn thấy bóng lờ mờ ở trong gương nên khi ma đi vào nhà đối diện chùa để “thăm” thì thấy trong phòng khách có sẵn con ma khác đang có sẵn trong nhà (tức là cái bóng của mình) nên bỏ sang nhà khác để chơi; chứ không phải thấy liền nhảy vô làm quen chơi cho có thêm bạn đâu.

Thứ 2, có thể dùng đèn pha cực mạnh chiếu rọi vào nhà, chiếu thẳng vào mặt tiền nhà vào ban đêm để tạo một lớp ngăn cách không cho người âm vào nhà. Thỉnh thoảng đi ở ngoài đường, nếu để ý các bạn có thể thấy có nhiều nhà không bật đèn ở trong nhà rọi ra vườn hay cổng mà lại bố trí đèn ở ngoài vườn hay ngay cổng mà chiếu ngược ánh sáng vào cửa nhà thì đừng ngạc nhiên. Mấy căn đó thường là đã có “khách không mời mà tới” viếng thăm mấy lần nên chủ nhà mới bố trí như vậy..


Nói thêm về miếu, miễu thì miếu là nơi thờ thành hoàng trong làng, xã; nói chung là những người có công với đất nước, nhiều người, ví dụ như Miếu Bà Chúa Xứ,…còn miễu là những cái am nhỏ dựng gần mép đường thường là để nhân dân địa phương cúng những người chết trẻ, chết oan mà người ta tin là chết linh hay hiện hồn về; miễu thì ta hay thấy hai bên đường nhất là những đoạn đường oan nghiệt hay xảy ra tai nạn giao thông, ví dụ như Miễu Ba Cô ở đường đèo đi lên Đà Lạt. Nói chung thì đình, miếu là nơi thờ cúng thần nên bình thường thì cũng ít cô hồn, ma quỷ nào xuất hiện ở gần; trừ những ngày rằm, lễ lớn thờ cúng thì ngoài cúng thần linh thường có thêm cúng bố thí cho cô hồn, ngạ quỷ,..nên người âm tụ tập về xung quanh và phía ngoài đình miếu cũng không ít. Miễu thì dĩ nhiên là nơi thường xuyên người âm xuất hiện rồi. Riêng về nhà thờ thì tùy, tôi không theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành nên không rành lắm. Hình như ở một số nhà thờ thì có cho gửi cốt, hình vào – nếu như vậy thì cũng giống như ví dụ chùa chiền đã nói ở trên; còn nhiều nhà thờ thì hình như không. Nếu như nhà đối diện nhà thờ nào chỉ chuyên tổ chức đám cưới thì đó là cát địa rồi; mấy ông chồng thường xuyên thấy đám cưới thì được nhắc nhớ “ngày đó chúng mình…”, làm sao dễ tơ tưởng hình bóng khác..

Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ mới xét theo Loan Đầu Hình Thể, nếu muốn biết tốt hay xấu còn phải xem thêm về Lý Khí, tức xét theo Tam Nguyên mới thật sự tỏ tường.
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Trước nhà có nắp cống hố ga

Lại bàn về chủ đề các điểm xấu thường gặp trong kiến trúc tòa nhà, xin đề cập đến nhà có hố ga, nắp cống phía trước cổng.

Nhà mà có hố ga phía trước cổng trước tiên về mặt thẩm mỹ là thấy không đẹp rồi, mùi hôi do rác bốc từ dưới cống lên khiến cho người nhà đi ra đi vào lúc nào cũng ám mùi hương ngào ngạt mà “không cần dùng nước hoa mỗi ngày”. Chưa kể rác, chuột bọ dưới cống mang đầy mầm bệnh, vi trùng, virut, vi khuẩn…thôi thì “kính thưa các loại vi” lúc nào cũng chực chờ theo những cơn gió thổi vào nhà và phát tán bệnh cho người trong nhà, nhất là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa…

Khi đã biết được nguyên nhân vì sao nhà có nắp cống, hố ga trước cửa là xấu rồi thì ta dễ dàng tìm ra giải pháp hóa giải. Đó là trồng trước nhà các loài hoa có mùi thơm như hoa lài, hoa ngâu, nguyệt quế…để quyến rũ các loại vi trùng, bụi bậm. Vi trùng cũng như con người thích các loại mùi thơm, không tin thì các bạn thử về quê hỏi nông dân xem: nếu trồng các giống lúa thơm như Nàng Hương, ST thì phải lo xịt rầy nâu, thuốc trừ sâu chống bệnh hại rất nhiều hơn hẳn các loại giống lúa thường vì côn trùng, vi sinh vật cũng rất mê mùi thơm. Do đó khi trồng các hoa có mùi thơm trước nhà thì nên thường xuyên rửa sạch lá, tưới tắm cho hoa để hoa sạch và tiếp tục đóng vai trò là “lá phổi xanh” cho chúng ta.

Ngoài ra, nhà có nắp cống, hố ga phía trước thường có nguy cơ dễ bị nước cống tràn vào nhà do người đi đường vô ý thức vứt rác xuống hố ga làm nghẹt hố ga. Cũng như chúng ta khó dắt xe gắn máy chạy ra vào nhà. Để góp phần vừa giúp người vừa giúp ta, ta chỉ cần đặt một miếng song sắt có nhiều khe hở nhỏ để nước mưa chảy xuống cống dễ dàng mà cũng ngăn rác và chúng ta cũng dễ dắt xe máy lên xuống. Vì sao tôi lại khuyến khích các bạn dùng miếng song sắt mà không dùng loại bằng gỗ? Chính là vì gỗ tiếp xúc với nước thường xuyên dễ bị mục, còn xây bệ xi măng để lên xuống ngay hố ga dĩ nhiên là không được rồi. Ngoài ra sắt – kim loại tượng trưng cho dương khí để hạn chế một phần các mùi hôi, virut bệnh tượng trưng cho âm khí.

Chỉ cần 1 việc làm nhỏ mà chúng ta vừa làm lợi cho chính mình vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch cho xã hội. Đáng làm quá phải không các bạn.
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Trước nhà có cột điện

Việc sống gần nguồn điện cao thế thì ai cũng biết là có hại đối với sức khỏe con người.


Chỉ xin nói một cách vắn tắt góc nhìn của phong thủy đối với vấn đề này. Theo phong thủy, khi có cột điện trước cổng nhà, dòng khí và gió lưu chuyển vào trong nhà sẽ mang theo điện tích ion dương vào nhà (dĩ nhiên, chỉ là gọi nôm na ion + cho dễ hình dung. Cái này sẽ không đúng về mặt định nghĩa khoa học.) Điện tích ion dương theo khí đi vào nhà sẽ làm cho căn nhà có không khí khô cứng, nóng bức, người sống trong nhà lúc nào cũng cảm thấy “bừng bừng dương khí”, bức rức khó chịu. Có bạn sẽ nói gió vào nhà thì làm sao mà nóng cho được, đã có gió thì phải mát chứ. Bạn hãy tưởng tượng cơn gió mang theo không khí đi vào nhà, không khí bình thường thì có độ ẩm, có ion âm, bây giờ không khí tràn ngập ion dương, cơn gió đi qua chẳng khác gì “Gió Lào” mang đầy không khí nóng bức thổi qua; lúc đó gió càng thổi thì chúng ta càng cảm thấy khó chịu, bức rức chứ chẳng thấy sảng khoái chút nào.

Dĩ nhiên, theo quan điểm Á Đông thì cái gì cân bằng cũng là số 1. Dương thịnh thì âm suy, âm thịnh thì dương suy, âm dương hài hòa thì mới hay.

Cách hóa giải:
Vậy là ta cần phải bổ sung ion âm để làm mềm khí, làm mát mẻ căn nhà.
Hệt như trong quảng cáo máy lạnh các bạn xem khoảng năm 2010 – 2011, các máy lạnh cao cấp nhất đều quảng bá tính năng cung cấp ion âm làm mát mẻ không khí trong nhà.

Về cách thức hóa giải thì theo phong thủy có hai cách sau:
- Trồng những cây mang nặng tính âm như trầu bà, chuối. Tuy nhiên hay nhất vẫn là chuối. Về cây chuối thì có rất nhiều chuyện lý thú, mình xin kể ở phần sau. Cây chuối sẽ giúp trung hòa không khí, che chắn bớt tác hại của dòng điện đối với cơ thể sinh học con người. Đặc biệt là phải trồng cây chuối ngoài nắng, nếu trồng trong bóng râm mát mẻ thì nhà dễ bị “chuối” luôn đó. Hihi. Nếu bạn nào thấy cây chuối trồng trước nhà xấu quá, thì trồng chuối quạt, chuối kiểng cũng được.

- Xây hồ nước, hồ cá trước nhà. Vì nước mang tính âm, khi bốc hơi sẽ bổ sung độ ẩm, ion âm cho luồng khí xơ cứng đi vào nhà làm cho không khí trong nhà được tản nhiệt, mát mẻ.

Ngoài ra, cột điện ở trước nhà còn phạm phải một lỗi: cản trở lưu thông minh đường (ví dụ người, xe ra vào nhà gặp bất tiện). Cái này thì không thể hóa giải được. Dĩ nhiên cách trấn yểm hay nhất vẫn là trấn vài tờ bùa polymer cho các bác thợ điện khi chôn trụ để các bác né nhà mình ra.

Tuy nhiên, trường phái Tam Nguyên Địa Lý có 1 quan điểm hoàn toàn khác biệt, đó là nếu biết cách sử dụng thì trụ điện trước cửa nhà lại có thể mang lại vượng khí tài lộc cho bạn.
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Cây cau trước ngõ, bụi chuối sau nhà


[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Ông bà ta có câu “Cây cau trước ngõ, bụi chuối sau nhà”. Những bài học kinh nghiệm sống ông bà đúc rút từ hàng ngàn năm, để lại cho con cháu chắc chắn phải có nhiều ý nghĩa. Tôi xin chia sẻ những điều học hỏi được về lời khuyên của ông bà ta trong việc bố trí cây cối trong phong thủy nhà cửa như dưới đây.[/font]

1. Vì sao trồng cây cau trước ngõ?

trong-cau-lun-truoc-nha-hop-phong-thuy-1355756273-250x195.jpg


[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Cây cau, dừa cao lớn, vươn lên trời, có khả năng bắt ion dương, điện tích vũ trụ (tức là thiên khí) rất tốt. Khi trồng cây cau, dừa trước ngõ, do tác dụng bắt ion dương tốt, không khi lưu chuyển qua ngõ vào nhà sẽ mang theo luồng dương khí, tiếp sinh khí mạnh mẽ cho ngôi nhà. Dĩ nhiên không nên so sánh ion dương trong trường hợp này với ion dương của điện thế cao do cột điện trước cổng nhà mang lại. Cái gì thiên nhiên cũng nhẹ nhàng, tốt đẹp hơn mà. [/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Hồi những năm 90, khi truyền hình cáp còn chưa thông dụng, người ta dù ở đô thị hay nông thôn cũng muốn cây ăn ten nhà mình là cao nhất, để không bị nhiễu sóng TV do các tòa nhà che chắn. Người ta thi nhau gắn anten lên các cây tre, tầm vông, cột đưa lên rất cao. Tuy nhiên, nếu ai về một số vùng ở Bến Tre sẽ thấy nhiều hộ nông dân không cần đưa anten lên cao, họ chỉ cần cột sợi dây kim loại vào thân cây dừa rồi nối đến anten râu TV là có thể bắt sóng ngon lành. Nói như vậy đủ thấy khả năng dẫn ion dương của cây cau, dừa tốt đến cỡ nào; hệt như kim loại dẫn điện vậy.[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Nếu làm ngược lại, đi trồng cây cau, dừa sau nhà thì luồng sinh khí đi vào cửa chính nhà sẽ không còn được bổ trợ khí tốt nữa. Do đó nên ông bà ta dạy rằng “Cây cau phải trồng trước ngõ”.[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Rút kinh nghiệm, trong không gian đô thị hiện đại, nếu trước nhà có trồng vài chậu cau kiểng, dừa kiểng thì cũng rất tốt tuy không tốt bằng cây cau, dừa cao lớn ở thôn quê. Như vậy chúng ta cũng có thể có được 1 phần thiên khí tiếp dẫn từ đại trường khí vũ trụ.[/font]

2. Vì sao trồng bụi chuối sau nhà?



[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Có phải ông bà ta sợ trồng cây chuối trước nhà thì làm ăn bị “chúi nhủi” không? Không đơn giản như vậy. [/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Ngược lại với cây cau, cây dừa dễ bắt ion dương, điện tích vũ trụ thì cây chuối rất dễ bắt ion âm. [/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Ion âm như chúng ta đã biết ở bài trước là mang tính âm hàn, mát mẻ nên trồng phía sau để chắn gió từ Bắc hay Đông Bắc; vì theo phong thủy ngày xưa xây nhà tọa Bắc hướng Nam.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Bạn nào có biết sơ sơ về huyền môn đều biết điều này. Cây chuối dễ là nơi tập trung nhiều hồn ma lưu lạc trú ẩn. Trong huyền môn có việc trồng cây chuối trồng ở mộ người phụ nữ chết khi đang mang thai để khi cây chuối ra trái đầu tiên thì hái xuống đem thả sông để mong đó là kết tinh của đứa bé và thai phụ đã "sinh nở" vui vẻ, không còn ấm ức mà lưu lại cõi dương.[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Khi trong nhà vừa có người qua đời, theo tục lệ ông bà ta đặt một nải chuối lên trên ngực người chết để hút hết khí xấu. Hoặc khi làm đại lễ trai đàn chẩn tế thì các sư thầy cũng đặt bài vị lên trên 1 con thuyền làm bằng thân cây chuối cắt nửa.[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Mình kể thêm một cách các bạn có thể thực chứng điều này. Khi mua về một nải chuối (về đặc tính sinh học thì các trái chuối trong cùng một buồng, một nải là giống nhau về độ chín chứ không bao giờ các bạn thấy trong cùng một nải lại có trái chín, trái sống), các bạn ngắt ra hai trái chuối khác nhau. Một trái đặt lên bàn thờ, thắp nhang cúng. Trái còn lại các bạn để ở nơi khác xa bàn thờ. Sau một thời gian, các bạn lấy hai trái chuối so sánh thì trái ở trên bàn thờ sẽ có vỏ màu sẫm hơn, có vẻ mềm hơn trái còn lại.[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Do đó ông bà ta khuyên không nên trồng chuối trước cửa nhà cũng là mong không tạo điều kiện cho hồn ma bóng quế trú chân trước nhà cửa quấy phá (Việc này cũng giống như việc trước nhà có cây lớn, tàng lá âm u dễ làm nơi cho người âm trú ngụ). Ngoài ra ion âm quá nhiều cũng làm cho cơ thể con người mau chóng rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, ít hoạt động, chậm chạp, lười biếng; dễ gây trầm cảm. Còn nếu trường hợp phải trồng chuối trước nhà để hóa giải cột điện thì cũng nên trồng ngoài nắng, chứ không nên trồng trong mát.[/font]
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Số bậc cầu thang trong Phong Thủy Loan Đầu

images


1. Sinh Bệnh Lão Tử hay Sinh Lão Bệnh Tử ?
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Theo quan niệm phổ biến trong dân gian từ trước đến nay thì thứ tự và ý nghĩa đếm của các bậc là Sinh Lão Bệnh Tử. Theo phong thủy Loan Đầu Bát Trạch thì điều này không chính xác, vì những lý do sau:[/font]

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]a) Cuộc đời con người từ Sinh ra rồi Già đi, sau đó Bệnh rồi Chết là thứ tự không hợp lý. Cuộc đời con người có thăng có giáng, lên voi xuống chó, lúc khỏe mạnh, lúc yếu, có âm có dương luân phiên nhau liên tục, thì mới là cuộc đời; giống như 1 sơ đồ hình sin chứ không phải như hình parabol, lên đến đỉnh thuận lợi rồi rớt xuống. Chẳng lẽ từ khi Sinh ra đến lúc Già mới Bệnh, Bệnh nặng rồi Chết chứ khi trẻ thì không bao giờ Bệnh? Còn những người Chết Trẻ hay chẵng lẽ ai cũng Bệnh rồi mới Chết?[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]b) Thứ tự của các bậc cầu thang theo câu Sinh, Bệnh, Lão, Tử sẽ hợp lý hơn vì theo phong thủy: số lẻ (1,3 ,5…) là tượng trưng cho số dương, dương khí, thuận lợi, may mắn; số chẵn (2, 4, 6…) là tượng trưng cho số âm, âm khí, xui xẻo, không thuận lợi. Như vậy thì âm, dương thay đổi liên tục, lúc đầu Sinh ra; khỏe mạnh mẹ tròn con vuông (là 1) – Dương, sau đó Bệnh, sức khỏe yếu (2) – Âm, sau đó thì khỏe mạnh trở lại, tuổi tác lớn (số dương 3) rồi đến Tử (số 4 – đồng âm Tứ & Tử và số chẵn 4 âm cũng đồng nghĩa là Chết). Do đó khi ta vừa bước vừa đếm từng bậc thang 1, 2, 3, 4 thì Sinh, Bệnh, Lão, Tử cũng hợp lý hơn.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Do đó, phong thủy quan niệm đếm theo câu Sinh, Bệnh, Lão, Tử.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Dù gì đi nữa thì nấc trên cùng của cầu thang lúc nào cũng nên là Sinh. Vì Bệnh, Tử dĩ nhiên không ai muốn đạp chân lên, còn Lão thì thấy xui xui sao vì gần Tử quá; vả lại chị em đâu ai muốn Già, ai cũng muốn chồng con mình khen em ngày càng trẻ ra! Do đó số bậc cầu thang đem lại may mắn luôn là số lẻ, chia cho 4 thì dư 1 là ổn; để cho bậc cuối cùng luôn là Sinh.[/font]

2. Số bậc của cầu thang có hợp với mạng của tôi không?

[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Đã nói về con số và tác dụng của chúng với từng mạng thì nói luôn về việc chọn con số: số sim di động, số xe, số nhà theo phong thủy – mốt hiện nay trên nhiều diễn đàn.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Nói ra, giải thích nguồn gốc thì rất dài dòng, mà ở đây mọi người quan tâm hơn đến ứng dụng nên mình nói luôn:[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Nếu ai tuổi: [/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Dần, Mão thì hợp với các số 3, 8, 2, 7, 1, 6 (3, 13 bậc hay 23 bậc vẫn xem như nhau vì xét số sau cùng; các trường hợp khác suy ra tương tự)[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Tỵ, Ngọ - 0, 5, 3, 8, 2, 7 (sô 10, 20 cũng xem như số 0)[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Thân, Dậu – 1, 6, 4, 9, 0, 5[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Thìn Tuất Sửu Mùi – 4, 9, 2, 7, 0, 5[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Tý, Hợi – 1, 6, 4, 9, 3, 8 [/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Và vì để hợp Sinh Bệnh Lão Tử ở phía trên, mọi người bỏ đi hết những số chẵn mà hợp với mình nhé (sổ chẵn và số lẻ ở phía trên để dành chọn số sim điện thoại; biển số xe; biển số nhà, số tầng nhà chung cư…)[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Nếu tổng số bậc thang trong nhà (của tất cả các lầu) hay của 1 tầng lầu mà vừa hợp với tuổi mình và hợp với Sinh, Bệnh, Lão, Tử là hay nhất, Còn nếu không thì nên ưu tiên chọn số bậc của từng tầng hợp với Sinh, Bệnh, Lão, Tử trước; sau đó chọn tổng số bậc của căn nhà (từ tầng trệt lên đến tầng trên cùng) là hợp tuổi mình. [/font]

3. Cách đếm số bậc cầu thang đúng
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Chủ yếu là chúng ta đếm theo số bậc từ bậc đầu tiên đến khi gặp tầng mà chúng ta muốn đến (nếu giữa chừng mà gặp chiếu nghỉ thì cũng xem chiếu nghỉ như là 1 bậc thang bình thường). Vì hàng ngày chúng ta chủ yếu đi tầng này sang tầng kia chứ ít khi nào mà đi liền một mạch từ tầng một lên đến tầng trên cùng (nhất là những nhà xây nhiều tầng mà tầng trên cùng thường là sân phơi hay phòng thờ thì có khi 1-2 ngày hay cả tuần mới lên 1 lần) nên chúng ta chịu ảnh hưởng bởi số bậc của từng tầng một hơn là số bậc của tất cả các tầng trong nhà.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Dĩ nhiên nếu tổng số bậc cầu thang trong nhà mà cũng hợp với Sinh Bệnh Lão Tử thì quá tốt; còn nếu vì lý do gì đó mà không được thì số bậc của từng tầng hợp cũng đã tốt rồi, không nên quá cầu toàn mà đâm ra mê tín dị đoan; cái gì cũng đòi phải 1 mực theo phong thủy thì gia đình chúng ta nhiều khi cũng tranh cãi; bất bình vì chồng vợ đôi khi cũng không tin lắm. [/font]

4. Số bậc cầu thang sai, sửa như thế nào?
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Nếu lỡ sai thì theo nhiều thầy phong thủy “xúi” là phải xem ngày giờ tốt, đập đi xây thêm mấy bậc nữa cho đúng, vừa tốn kém vừa mất công (nhưng mà lợi cho mấy thầy vì có thêm tiền). Chúng ta trên tinh thần hiểu phong thủy là khoa học về hình tượng nên chỉ cần đặt thêm 1-2 tấm thảm ở bậc dưới cùng hay bậc trên cùng để khi chúng ta bước vào hay ra cầu thang phải bước lên tấm thảm đó rồi mới bước ra; xem như làm giả 1-2 bậc thang. [/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Tấm thảm nên bố trí cố định, không nên để xê dịch, trượt khỏi vị trí thì lâu ngày chúng ta quên mất mà không bước lên thảm.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]- Màu thảm nên là màu đỏ Hỏa, vì cầu thang là hình tượng đứng như cây, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, với lại đỏ cũng là màu của may mắn, của sự sống sinh ra như ý ta muốn là Sinh.[/font]
[font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]
[/font][font="verdana, tahoma, arial, calibri, geneva, sans-serif"]Tuy nhiên những điều trên là xét dưới lăng kính trường phái Bát Trạch và Loan Đầu. Riêng về Tam Nguyên Địa Lý lại hoàn toàn không coi trọng số bậc thang trong xét phong thủy dương cơ mà chủ yếu xét những yếu tố khác.[/font]
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Những lưu ý khi cần đi hỏi Thầy

1. Ngày, giờ động thổ TUYỆT ĐỐI không nhờ sư thầy, thầy bói, thầy bùa, ngải xem giúp mà bắt buộc phải là thầy địa lý phong thủy xem, vì cách xem ngày, giờ cưới, kinh doanh,…không giống với xem ngày động thổ. Lý do là vì xem ngày giờ đám cưới, hỏi,…thì chỉ xem ngày đó các sao trên trời có xung khắc, điện trường vũ trụ có ổn định không, có mưa gió, bão bùng gì hay không, ngày đó có khắc tuổi thân chủ hay không; nói chung là các thầy xem theo sách chọn 28 vì sao – Gọi là Nhị Thập Bát Tú để chọn. Xem ngày động thổ thì lại còn dính đến cả hướng đất; sao chiếu vào hướng đất đó; nếu chọn ngày tốt bình thường để động thổ mà ngày đó kỵ không được động thổ hướng đất của mình thì cũng phải kiếm ngày khác. Do đó, muốn XEM NGÀY CƯỚI HỎI …gì thì hỏi ai biết xem ngày giờ cũng tương đối được, còn NGÀY ĐỘNG THỔ THÌ CHỈ CÓ THẦY ĐỊA LÝ PHONG THỦY MỚI XEM ĐƯỢC. Nếu bạn đến xin thầy ngày động thổ mà thầy không hỏi hướng gì mà phán ngay ngày thì tốt nhất nên bye bye ông thầy đó đi.

2. THẦY ĐỊA LÝ PHẢI ĐẾN TẬN NƠI ĐO ĐẠC HƯỚNG MỚI CHO NGÀY CHÍNH XÁC ĐƯỢC. Cái này là mình ghi ra để các bạn phân biệt được thầy nào có tâm và thầy nào không. Thông thường thì các bạn có thể tự mua la bàn đo rồi báo với các thầy xem hướng gì để chọn. Tuy nhiên thầy nào giỏi, có tâm sẽ muốn đến tận nơi đo rồi mới báo ngày. Còn mấy ông thầy làm biếng 1 chút thì dựa vào lời thân chủ báo mà lựa ngày luôn.

3. THẦY ĐỊA LÝ PHONG THỦY PHẢI HỎI CHÍNH XÁC NGÀY THÁNG NĂM SINH DƯƠNG LỊCH hoặc ÂM LỊCH CỦA GIA CHỦ TRƯỚC KHI XEM PHONG THỦY. Như đã nói nhiều lần ở các bài trên, chỉ có năm sinh thì chưa đủ để xem chính xác. Nếu thầy nào có tâm thì sẽ hỏi lại ngày tháng năm sinh chứ không chỉ dựa vào năm sinh.

4. THẦY PHONG THỦY PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI THÍCH ĐƯỢC MỘT CÁCH TƯƠNG ĐỐI HỢP LÝ ĐIỀU MÌNH NÓI VÀ PHẢI GIẢI THÍCH ĐƯỢC TƯỜNG TẬN, ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU. Nhiều thầy không hiểu hết được vấn đề mình tư vấn mà chỉ mày mò đọc trên sách nên khi bị gia chủ hỏi ngược lại sẽ lúng túng không biết cách giải thích, hoặc nạt ngang nói là “Gia chủ không biết gì về phong thủy thì làm sao giải thích được; vì mấy cái này rắc rối lắm”; lấp liếm “Không nghe thầy thì chết ráng chịu”. Người nào càng là chuyên gia, càng giỏi tường tận thì họ sẽ giải thích cho gia chủ nghe bằng ngôn ngữ bình dân chứ không cần đệm quá nhiều thuật ngữ chuyên môn, học thuật cao siêu mà nghe qua không hiểu gì hết. Còn các thầy quá kém thường kể ra thuật ngữ này nọ để hù gia chủ, làm gia chủ rơi vào vòng rối trí rồi không dám hỏi nữa.

5. ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG: NHỮNG THẦY NÀO NGỒI 1 CHỖ MÀ NÓI VANH VÁCH NHÀ CỦA CÁC BẠN RA SAO, BẾP ĐẶT Ở ĐÂU, TOILET Ở ĐÂU MÀ KHÔNG CẦN BẠN KỂ LẠI THÌ NÊN XÁCH DÉP CHẠY TRƯỚC ĐI. Tâm lý con người thường sung bái thần thông, phép lạ nên thấy thầy nào phán như thánh; nói đâu trúng đó thì tôn sùng, nể sợ. Các thầy chân chính thì phải đến tận nơi mới nói; không lạm dụng những phép thuật để ra oai với gia chủ. Còn các thầy nào có khả năng đặc biệt trên, hết 9/10 là những người có sử dụng tà ma, âm binh ngoại đạo, giao du với mấy thầy đó thì họ biết trước trong ví của bạn đang có bao nhiêu tiền rồi; bạn thấy có đáng sợ không và bạn có dám kết thân với người mà biết 100% về mình như vậy không?

 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Những điều cần biết cơ bản về Thước Lỗ Ban

Hiện nay có nhiều người theo phong trào mời thầy về đo cửa theo Lỗ Ban mà chưa hiểu rõ lắm mục đích và cách thức đo. Xin giới thiệu 1 số kiến thức căn bản như sau:



1. Tại sao phong thủy coi trọng đo cửa bằng thước Lỗ Ban?

_ Trước khi hướng dẫn cách đo cửa bằng thước Lỗ Ban đúng cách, cần hiểu rằng tại sao phong thủy lại coi trọng thước Lỗ Ban. Nếu như chúng ta không hiểu được lý do gốc rễ mà chỉ chăm chăm nghe theo phong trào: đã xây nhà là phải mời thầy phong thủy, đã mời thầy xem thì phải đo thước Lỗ Ban thì chúng ta thành ra mê tín mà không còn là tỉnh tín nữa. Còn nếu thân chủ nào cắc cớ hỏi thầy phong thủy: “Tại sao phải đo cửa nhà con bằng thước Lỗ Ban hả thầy” mà ông thầy không giải thích được hay phán bừa theo kiểu áp đặt “nghe thầy thì sống, cãi thầy thì chết, đừng có thắc mắc linh tinh. Thầy giận không thèm đo nữa thì chúng mày chỉ có chết” thì xem như không nên tin ông thầy đó nữa. Người thấu triệt kiến thức phải có khả năng giảng giải những kiến thức phức tạp nhất bằng những ngôn ngữ bình dân, giản dị để đứa con nít hay ông bà già cũng hiểu được. Người nào không có khả năng giải thích đó xem như là chưa hiểu hết được kiến thức mình đang nói ra.



_ Phong thủy theo nghĩa gốc tiếng Hán ai cũng biết là gió và nước. Chúng ta ai cũng thấy gió quá thông thường mà ít ai để ý xem nó có ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta như thế nào. Tại sao giữa trưa hè chú bé mục đồng chăn trâu vô tư đánh giấc dưới gốc cây giữa ruộng, xung quanh bốn bề gió lồng lộng mà chiều tỉnh dậy vẫn vô tư tỉnh táo? Tại sao cũng chú bé mục đồng đó nếu một buổi trưa hè nào, về nhà nằm ngủ, khép cửa sổ lại 1 tí, chỉ để gió lùa cho hiu hiu mát thì sau giấc trưa tỉnh dậy lập tức bị trúng gió? Tại sao có hiện tượng trúng gió? Tại sao nằm giữa đồng gió tứ bề lại không bị trúng gió? Còn nằm bị 1 chút hơi gió lùa lại trúng gió sinh bệnh? Gió là chỉ có 1 loại chứ đâu có nhiều loại: gió độc, gió lành như chúng ta thường quen gọi; vậy mà sao lúc thì làm chúng ta say sưa giấc nồng, lúc lại làm chúng ta bệnh liệt giường?

Cái gọi là gió độc, gió lùa khe cửa chính là gió đi qua 1 diện tích có kích thước xấu. Còn cơn gió lành, gió tốt chính là gió đi qua 1 diện tích có kích thước tốt.

Để cho dễ hiểu, hãy hình dung cửa nhà chúng ta có kích thước chiều cao 2m và ngang 0.8m. Như vậy tạm xem như diện tích lọt gió của cửa là: 2x0.8 = 1.6 m2. Vậy làm sao biết được kích thước vậy là tốt hay xấu?

2. Cách đo kích thước cửa theo thước Lỗ Ban.

_ Như trên đã nói, vậy thì đo cửa theo thước Lỗ Ban là để xác định kích thước đón cơn gió lành chứ không phải gió độc. Theo Lỗ Ban thì có tổng cộng 8 kích thước môn (môn tức là cửa chứ không phải cánh cửa):



Trường Túc, Lộc Quan, Thuận Mỹ, Lộc Tài – 4 ni thước tốt



Lập Hại, Đạo Kiếp, Ly Thất, Trường Bịnh – 4 ni thước xấu

Cách đo là kéo thước đo 2 chiều: chiều dọc và chiều ngang cửa vì đa phần cửa nhà hiện nay là hình chữ nhật chứ không phải là hình tròn như thời phong kiến. Cửa lý tưởng là có 02 kích thước: chiều dọc và chiều ngang nằm lọt trong 4 ni thước tốt. Xem tiếp ví dụ trên: cửa nhà chúng ta có kích thước: cao 2m, ngang 0.8m; như vậy là đều lọt vào Lộc Tài nếu xét theo bảng kích thước phía trên.

3. Ni số nào là quan trọng?

_ Ni số nào thì tốt cho trường hợp đó, không dùng râu ông nọ cắm cằm bà kia. 4 ni số tốt:

+ Trường Túc, Thuận Mỹ: tượng trưng cho sức khỏe, sự thuận lợi, học hành

+ Lộc Quan, Lộc Tài: tượng trưng cho tài vận, tiền bạc, thăng quan tiến chức

_ Ví dụ: cửa phòng ngủ thì đón gió sao cho gió thổi vào ta thấy thiu thiu mát, dễ say giấc nồng hoặc gió xuân tình phơi phới để vợ chồng mặn nồng chứ gió thổi vào mà nhằm ni số Trường Bịnh thì quanh năm ngủ đông lạnh lẽo, thấp khớp đau lưng, sáng dậy mệt mỏi uể oải thì thôi rồi.

Gió thổi vào phòng ngủ dĩ nhiên nên ở ni số Thuận Mỹ. Gió thổi vào phòng học cho con trẻ tỉnh táo học hành tiến bộ thì ở ni số Trường Túc. Chứ đổi ngược lại thì chết, lúc ở phòng học mà đón gió Thuận Mỹ chẳng khác gì nằm ngủ gật suốt trên bàn hay nằm ngủ mà trằn trọc canh thâu, suy nghĩ học hành thì hại sức khỏe.

4. Lưu ý quan trọng:

Có mấy lưu ý quan trọng:

Chỉ đo phần kích thước lọt gió thực tế

Lấy ví dụ cửa sắt kéo hay cửa lùa 1 cánh cho dễ hiểu. Tức là nếu chúng ta kéo cửa ra toàn bộ, thì lấy thước đo phần nào gió có thể lùa vào được, không đo phần cánh cửa hay ngàm cửa vì thực tế gió có thổi xuyên qua cánh cửa hay ngàm cửa, cạnh cửa, khung cửa phía trên dưới, hai bên đâu mà đo? Thầy nào mà cầm thước đi đo cả phần bao khung cửa gỗ thì thân chủ nên tiễn thầy sớm.

b) Chỉ đo phần kích thước thường xuyên đón gió

Lấy ví dụ cửa sắt lớn chính của căn nhà. 1 năm chỉ mở hết cỡ chừng 1, 2 lần dịp Lễ Tết cúng kiến, còn thì chỉ mở vừa đủ cho người đi ra đi vào, dắt xe thì có nên mở cửa hết cỡ rồi cầm thước đo không? Không nên, chỉ nên đo kích thước phần lọt gió mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Đo kích thước cửa mở hết cỡ thấy tốt mà hàng ngày chỉ mở chừng ¼ để người nhà đi ra đi vào trúng gió thì cũng như không.

c) Đo tất cả các cửa, lỗ nào mà gió vào được trong nhà và có ảnh hưởng đến người trong nhà.

d) Chỉ có 1 phòng duy nhất trong căn nhà chúng ta không cần đo kích thước cửa. Chỉ cần động não 1 chút sẽ khám phá ra được phòng này. Đó là phòng WC. Vì có ai đi vào trong phòng này để làm việc … mà mở cửa để gió vào không?

e) Đo thước Lỗ Ban chỉ áp dụng đối với các cửa đơn giản. Nếu ai mà muốn xách thước Lỗ Ban để đi đo cửa sổ có song sắt hoa văn hay cửa lá sắt thì xin đừng đo. Rất mất công mất sức mà kết quả thu được không bao nhiêu.


5. Vậy nếu đo xong mà phát hiện cửa nhà mình có ni số xấu theo Lỗ Ban thì xử lý ra sao?

Nếu sau khi đo xong cửa mà thấy ni số không tốt thì chúng ta làm gì đây? Nếu gặp thầy phong thủy bất lương muốn tìm cách moi tiền thân chủ, thế nào cũng bày vẽ là đập ra xây lại; dĩ nhiên đã đập ra xây lại là thầy đòi hỏi phải cúng kiến, mời thầy coi ngày sửa chữa, ngày lắp cửa vào. Vậy thì thầy mới có thêm tiền chứ! Vậy là từ tỉnh tín, muốn dùng khoa học phong thủy để cải thiện chất lượng cuộc sống, chúng ta lại bị dẫn dắt vào vòng mê tín tốn kém. Nếu như thầy nào có chút lương tâm, sẽ chỉ dẫn cho thân chủ khắc phục đơn giản, ít tốn kém: đó là chỉ việc treo, gắn thêm đồ trang trí để hạn chế ni số lọt gió của cửa. Nói chung thì các kiểu cửa nếu đo theo Lỗ Ban kích thước xấu đều có cách khắc phục đơn giản, ít tốn kém.

Ví dụ: Nếu cửa nhà chúng ta có độ cao không phù hợp, vậy thì có 2 cách để sửa. Hoặc là đập ra, cơi nới lên cao để hợp với ni số đẹp, cách này tốn kém mà rắc rối. Hoặc là hạn chế chiều cao cho thấp xuống bằng cách treo thêm bức tranh hay bảng chữ giăng ngang như “Ngũ Phúc Lâm Môn”, “Xuất Nhập Bình An”, hay “Chúc Mừng Năm Mới”, “An Khang Thịnh Vượng”….vừa trang trí cho cửa đẹp, nhìn vào thấy thêm may mắn lại vừa khắc phục được điểm xấu.

Vậy nếu cửa nhà có chiều rộng lọt gió xấu thì sao? Thì chúng ta có thể treo màn sáo trúc hay màn vải rồi cho xõa 2 bên để tạo ni số chiều rộng đón gió tốt. Như vậy vừa đẹp cửa đẹp nhà, lại ít tốn kém nhờ sự hiểu biết về phong thủy đúng đắn. Còn nếu là cửa chính kiểu cửa sắt kéo lại càng dễ; chúng ta chỉ việc dặn người nhà thường xuyên khi kéo cửa ra, mở cửa thì kéo đến những vị trí đánh dấu cố định, không mở lớn hơn hay nhỏ hơn để thường xuyên đón được cơn gió lành.
 
Last edited by a moderator:
T
Trancaolong123
Guest
Re: Nhà đối diện nghĩa trang mồ mả

Hóng phát , có mua đồ trấn yểm bằng đá gổ gì báo em nha Bác chủ ;)
 
Tập Lái
2/8/13
0
18
2
Re: Những điều cần biết cơ bản về Thước Lỗ Ban

Cám ơn các bạn đã động viên, từ từ mình sẽ post lên tiếp.
 
Status
Không mở trả lời sau này.