Luật Giao Thông Phòng vệ chính đáng

Hạng B2
15/3/07
317
19
0
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: F1racer

Trích đoạn: hanoisaigon

Trích đoạn: xe reo


- Nếu mình bị bọn cướp chặn xe thì trong lúc vật lộn mình tước được vũ khí của bọn cướp và dùng vũ khí đó làm cướp bị thương nặng hoặc... chết luôn [&:] thì mình bị tội như thế nào ? [:-]

Chả có tội bác ợ.


Có tội hay không còn tùy trường hợp bác ạ:
1. Nếu bác tước được vũ khí của tên cướp rồi, tên cướp vẫn tấn công bác, bác phải chống trả lại hoặc làm cho nó chết trong lúc giằng co bác làm nó bị thương ===> không có tội.
2. Bác tước vũ khí, đánh trả làm tên cướp bị chết ===> tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
3. Bác tước được vũ khí, tên cướp bị đánh trả bỏ chạy, chạy vượt qua hàng rào, bác cố đuổi theo đâm tên cướp chết ===> tội cố sát.
Trong 3 trường hợp trên khi kết án, toà án sẽ có thêm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ tùy theo sự việc tại hịên trường. Để làm điều này cần phải có chứng cứ thu thập được từ cơ quan điều tra. và còn nhiều nhiều thông tin nữa lắm bác ạ.... trước khi kết tội! Nếu bị kết tội giết người thì tùy theo trường hợp cụ thể mà có khung hình phạt tương xứng bác ah.
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
 
Hạng B2
15/3/07
317
19
0
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: hanoisaigon

Luật lệ viết lách ra nhiều mệt lắm . Đọc rồi, học rồi có nhớ được không mà làm . Thấy đe dọa đến mình thì mình làm sao cho không còn đe dọa nữa . Chừng nào còn đe dọa còn làm, hết đe dọa hết làm . Hết đe dọa rồi mà còn làm thì là vượt quá giới hạn. Luật Việt luật Đức hay luật Anh luật Mỹ thì cũng phải dzậy. Còn viết vào luật thế nào thì phải viết theo kiểu còn nhà luật, không viết theo kiểu lúa như tôi được :D. Thế thôi . Bác nào phản biện nhà em xin được lắng nghe và thấu hiểu :D . Còn trích luật ra thì làm sao cho tất cả người dân học nhiều học ít hiểu được đây
bác là "anh ký , chú chịu"mà phát biểu như thế là không được ! phải "sống và làm việc theo pháp luật" chứ!:D:Dem đùa tí để nâng hạn , bác đừng giận nhé . Em cũng đồng ý với bác là chơi tới bến rồi hạ hồi phân giải . Luật thì không rối nhưng bên cạnh còn lệ nữa thế mới khổ ! mà lệ thì đố ai viết ra hết ! đúng sai còn phụ thuộc vào quan điểm của người cầm cân nảy mực nữa , nói chung là rối lắm !
 
Hạng C
19/7/05
593
4
0
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: haanh
bác là "anh ký , chú chịu"mà phát biểu như thế là không được ! phải "sống và làm việc theo pháp luật" chứ!:D:Dem đùa tí để nâng hạn , bác đừng giận nhé . Em cũng đồng ý với bác là chơi tới bến rồi hạ hồi phân giải . Luật thì không rối nhưng bên cạnh còn lệ nữa thế mới khổ ! mà lệ thì đố ai viết ra hết ! đúng sai còn phụ thuộc vào quan điểm của người cầm cân nảy mực nữa , nói chung là rối lắm !

Hehe ... Hôm trước em cũng có phát biểu trên 4r là con số thống kê cho thấy tuổi thọ trung bình của luật sư thường không cao :D:D:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/5/07
345
34
28
53
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: COSA

Trích đọan:songnguyen
một người chỉa súng vào bạn bóp cò định giết, cướp tiền nhưng đạn lép, lúc đó bạn có thể giựt súng và bắn tên cướp đó chết. Vậy hành vi đó có thể được coi là hành vi chống trả vượt quá giới hạn PVCĐ không?
Phòng vệ chính đáng quá đi chứ! Nó bóp cò nhưng đạn lép là bản thân ý muốn thằng đó đã muốn kết liễu đời người ta rồi, còn chuyện không tiu là do đạn lép, hoàn toàn không phải do ý muốn thằng cướp... tuy nhiên việc chứng minh nó có bóp cò nhưng đạn lép lại là chuyện khác????
Có chuyện hành lang kể nhau nghe chơi, khi **** dí cướp thường cứ đè thằng cướp ra làm đòang 1 cái, để khỏi lạc đạn lung tung, cho nó nằm đấy cái đã, rồi chỉa súng lên trời làm thêm 3 phát nữa ...., nếu có lôi ra xử " Em bắn chỉ thiên 3 phát rồi mà nó cứ chạy"

Trường hợp này là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - tất nhiên là phải trong hoàn cảnh thằng cướp sau khi bị giật súng vẫn thực hiện hành vi khác có thể hoặc sẽ (theo suy nghĩ của bạn lúc đó; theo đánh giá của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án) là tiếp tục tấn công. Nếu nó đã đứng im, giơ 2 tay lên đầu hoặc đã bỏ chạy, nhưng bạn vẫn bắn từ phái sau (cái này kết luận dễ lắm cứ giám định là ra) ==> đó là giết người
Tại sao phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong cá trường hợp này? Có lý do sau đây:
- Trường hợp thứ nhất: Do còn mầm mống tấn công từ tên cướp, bạn được quyền hành động để chống trả. Nhưng luật buộc phải có sự tương xứng về vũ lực. Bạn đã có súng, cán cân về vũ lực đang nghiên về bạn, nó không còn tính ngang bằng nữa. Tính mạng con người là khách thể được PL bảo vệ (dù là mạng của thằng cướp). Bạn tước đoạt nó, do đó phải chịu trách nhiệm trước PL.
- Trường hợp thứ 2 quá rõ. Nó đã bỏ chạy, hoặc đã chủ động ngưng thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho bạn... khi đó mức độ đe dọa, tính nguy hiểm từ tên cướp đã k còn. K vì lý do gì mà vẫn muốn tước đoạt mạng của nó (dù thiệt tình mấy thằng này cũng đáng chết lắm chứ! :mad:) Bạn phải chịu tội giết người.

Chính vì mức độ lỗi và ý thức thực hiện hành vi phạm tội hoàn toàn khác nhau nên Luật cũng quy định rất khác nhau về hình phạt:
Trường hợp 1 khung từ 03 tháng -> 02 năm. Chắc chắn 99,99% bạn sẽ được hưởng án treo. Không lăn tăn gì
Trường hợp 2 có khung hình phạn từ 7-> 15 năm. Vẫn có khả năng treo, nhưng rât ít
Vấn đề còn lại ở chỗ bạn có đủ bản lĩnh kéo quy lát để đẩy viên đạn lép ra khỏi buồng đạn rồi lại Ben Ben chính xác vào nó hay không?

@ Song nguyen: Chuyện bạn kể chỉ nên nghe vui thôi. Trong thực tế tôi nghĩ k có. Chỉ nổ súng khi nào đối tượng bỏ chạy hoặc chống trả, chẳng lý do gì bắn sau khi đã khống chế thành công. Vì sao?
- Mỗi lần nổ súng là phải báo cáo, tường trình... lôi thôi nên chả anh nào muốn mất công cả;
- nếu có nhân chứng, anh *** kia sẽ lột áo ra đi + ra tòa;
- Nếu không có nhân chứng, vết đạn cũng cho ra kết luận bị bắn từ vị trí nào (bắn gần với cự ly bạn mô tả sẽ để lại phần tử thuốc súng trên qần áo và vết nám khói thuốc trên da thịt. Những cái đó k cãi được đâu).
 
Last edited by a moderator:
VIP CARD MEMBER
28/11/04
281
9
18
RE: Phòng vệ chính đáng

Nó cướp điện thoại di động của mình trên đường, mình đuổi theo, đạp 1 phát vào xe nó. Nó té, chấn thương sọ não, đi tong
Thế em có bị tội cố sát ko ?
 
Hạng D
4/10/05
4.881
42
48
54
Gò Té
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: bexitrum

Nó cướp điện thoại di động của mình trên đường, mình đuổi theo, đạp 1 phát vào xe nó. Nó té, chấn thương sọ não, đi tong
Thế em có bị tội cố sát ko ?
Bác có thể bị khép vào tội cố ý giết người vì bác biết rỏ mối hiểm nguy có thể dẫn đến chết người khi tại nạn xe cộ xảy ra mà bác vẫn cố tình đạp vào nó mong cho nó ngã . Đó cũng là tội cố sát .
 
Hạng B2
9/5/07
345
34
28
53
RE: Phòng vệ chính đáng

Sai rồi bác Xe Reo ạ.
Vô ý là không thấy trước, không lường trước và hành vi thực hiện không chủ ý trực tiếp tác động đến nạn nhân. Ví dụ: cưa cây làm cây đổ đè lên người nạn nhân; câu điện bẫy chuột (chứ không phải BẪY TRỘM NHÉ) làm người đi làm đồng bị điện giật chết; sẩy tay làmđổ nồi nước sôi lên người khác.... Những cái này mới là VÔ Ý.
Trường hợp trên, khi đã dùng chân đạp vào xe người khác đang chạy vận tốc cao, chủ thể thực hiện phải nhận thức rõ hành vi này có thể dẫn đến hậu quả như thế nào. Bản thân việc ĐẠP vào xe người khác (có chủ ý, sự việc nhận thấy trước mắt) không thể được xem là vô ý nhé bác.
Không thể phòng vệ, vì thằng cướp đang bỏ chạy mà. Nó đâu còn ấn công chúng ta mà phòng với chả vệ.
Vậy, trường hợp này có thể là Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Về ý thức chủ quan: bác không muốn làm nạn nhân chết, chỉ muốn cho nó 1 đạp lăn quay :D. Về khách quan Nhưng như đã phân tích, bác phải lường trước hành vi đó phải lường và PL buộc bác phải thấy trước hậu quả từ hành vi của mình. Đương nhiên khi luận tội, lượng hình thì những người tiến hành tố tụng sẽ chiếu cố, cân nhắc trường hợp này. Nói ra thì hơi nhẫn tâm, nhưng cái bọn cướp cạn, mấy thằng nghiện lòi ấy có bị như thế cũng làm nhẹ gánh xã hội hơn thôi. Nó k chết, có ngày cũng làm người lương thiện chết!
Tuy nhiên đó là về LÝ LUẬN...
Trong thực tế, ta có thể khai... có lợi cho mình. Ví dụ:
- Em phản xạ, loạng choạng làm chân va vào tay lái của nó ===> Nó tự té chứ em nào có muốn thế! :D
- Em đang đuổi theo, cố bảo vệ tài sản của mình; hoặc thực hiện nghĩa vụ công dân bắt thằng phạm tội quả tang. Không ngờ nó cũng ÉP XE EM; ĐANG CO GIÒ ĐẠP EM... Nên em buộc phản xạ, bảo vệ tính mạng mình. Không thì giờ này người vỡ hộp sọ là em chứ đâu phải nó; các anh lấy ai mà ghi lời khai? :D
- V..v Em không thể công khai hết trên này được. Lộ bài chết :)
Đây , những cái trên là Lý luận và ví dụ. Thực tế, mấy chú trinh sát chìm khi đuổi bắt cứ gọi là đạp cho nó chúi nhũi, thậm chí nổ súng... Điều này là cần thiết vì họ có quyền và đang thực thi nhiệm vụ. họ có lý do làm việc đó vì phải bảo đảm tính mạng mình và tính mạng, tài sản của xã hội.
Vài dòng trao đổi cùng bác xe reo. Bác đừng thắc mắc. Quan điểm của em là chính thống vì đã làm rất nhiều vụ thế này rồi ạ!
 
Hạng B2
9/5/07
345
34
28
53
RE: Phòng vệ chính đáng

Trích đoạn: songnguyen

Trích đoạn: bexitrum

Nó cướp điện thoại di động của mình trên đường, mình đuổi theo, đạp 1 phát vào xe nó. Nó té, chấn thương sọ não, đi tong
Thế em có bị tội cố sát ko ?
Bác có thể bị khép vào tội cố ý giết người vì bác biết rỏ mối hiểm nguy có thể dẫn đến chết người khi tại nạn xe cộ xảy ra mà bác vẫn cố tình đạp vào nó mong cho nó ngã . Đó cũng là tội cố sát .

Bác Song nguyen đúng, song cũng cần đính chính lại. GIẾT NGƯỜI không phải nói thêm là cố ý hay vô ý nũa. Bản thân từ GIẾT đã nói rõ lên bản chất của hành vi này rồi.
Chỉ có làm chết người mới cần có khái niệm vô ý mà thôi.
P.S: bác đã hạng E rồi. Đáng nể thật. Rất mong học hỏi kinh nghiệm... vợ bé của bác!:D