Hạng B2
25/8/04
333
303
63
Bên diễn đàn otoxemáy của TTVNOL đang có cuộc tranh luận về cái này, người bảo đúng kẻ bảo sai, em dốt về kỹ thuật nên nhờ các bác phân tích hộ.

(Nguồn: TTVNOL forum)
Nguyên lý: BB 2004 chế tạo dựa trên những giải pháp kỹ thuật sau đây:
a/. Rút ngắn thời gian lượng tử hoá môi trường đốt: Chỉ đưa dòng điện cao áp lên nến điện khi đã đạt trên 2 KV. Năng lượng điện từ trong thời gian nâng điện áp lên thế hỗ cảm được tích trữ trong cuộn dây L. Do đó điện áp > 2KV cung cấp đột ngột làm không gian giữa khe phóng điện được Ion hoá tức thì. Hệ quả là đã loại bỏ khả năng đánh lửa sớm cho động cơ, giảm gánh nặng chỉ số octan cho nhiên liệu. Do đó, không cần dùng xăng có chỉ số octan cao như M92, M95 ... chẳng hạn.
b/. Nổ bằng xung lượng plasma : Trong chu trình nén, năng lượng do bộ đánh lửa tạo ra trên nền điện – từ – đồng - bộ, mau chóng vượt ngưỡng 1,5KV trên cốt - bugi, làm không gian giữa khe bugi được lượng tử hoá thành chuỗi ion. Trong áp suất lớn và điện áp cao, nhiên liệu hoà khí ở đó nhận xung lực điện từ, trở thành plasma tồn tại trong thời gian cực ngắn và cháy cục bộ với nhiệt độ Plasma-xung gần 30.000 độ F, trong thời gian hỗ cảm dưới 1/1000 giây đồng hồ. Nguồn cháy plasma này trao nhiệt năng cho toàn buồng đốt, đốt cháy một phần nhiên liệu lân cận làm thành small-bang đẩy piston về phía tử điểm hạ. Nghĩa là, nếu có biện pháp lượng tử hoá môi trưởng đốt cực nhanh thì môi trường lượng tử chóng xuất hiện, đưa đến hiệu quả dây chuyền là vùng plasma lớn và kéo dài hơn, nhiên liệu được giải phóng hoá năng cao hơn, sinh công lớn hơn, nhiên liệu trong hoà khí cần cho mỗi chu kỳ nổ ít hơn.
c/. Kéo dài thời gian phóng tia lửa điện: Khi dòng điện phóng đột ngột qua khe phóng điện trong môi trường Ion, dòng thác điện tử Maxwell được bồi áp bằng năng lượng tích trữ trong cuộn dây L, phóng mãnh liệt qua khe phóng điện, đốt cháy gần như hoàn toàn nhiên liệu hoà khí. Điện áp phóng qua khe phóng điện không tăng so với điện áp chuẩn tắc nhưng thời gian phóng điện dài hơn. Thời gian này là t = √3 td =1,732 td.
*** Tiểu dẫn : Thời gian đánh lửa dài hơn là để duy trì thác ion, đưa đến thời gian tồn tại plasma dài hơn. Cần phân biệt:
a/.Nổ plasma-bang: Chùm hạt vật chất bị lột bớt điện tử = ion ----> plasma trong không gian lượng tử hoá ----> năng lượng cực kỳ cao - vài vạn độ F (thời gian cực ngắn) - gây nổ với áp lực dữ dội (chỉ thua năng lương nguyên tử và năng lượng dưới hạt).
b/. Cháy nổ: Phân tử lớn + năng lượng cao ----> nhiều phân tử nhỏ hơn ----> năng lượng phân tử giải phóng hàng trăm đến hàng nghìn độ F (thời gian ngắn) - gây nổ với áp lực cao và rất cao.
Như vậy, ở đây duy trì vùng không gian lượng tử dưới kỳ dị là để duy trì plsma lâu hơn, tận dụng năng lượng tập trung của nó để hiệu suất nhiên liệu h cao hơn.


3/. Lưu đồ động lực với trợ thủ BB 2004, lấy mẫu từ xe 100 cm3:

a/. Điện áp phóng không đổi (3Kv) nên hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến các bộ phận có liên quan đến phóng tia lửa điện như: CDI (tên thông dụng là IC), Bobine sườn, Bu – gi ...
b/. Đường nổ sớm xem như bị triệt tiêu, công suất nổ ngược không còn nên máy không khua lách cách như trước nữa, vì không phải gánh một năng lượng gây hại nên máy hoạt động nhẹ nhàng, an toàn hơn. Nhiên liệu không yêu cầu quá cao về chỉ số Octan.

***Một số tiểu dẫn quan trọng về nhiên liệu :
Đề cập đến việc dùng các loại xe khác nhau đòi hỏi nhiên liệu có chỉ số octane khác nhau, việc đó rất đúng ... với các phương pháp kích nổ thông thường.
*Trong nhiên liệu có 04 thành phần cơ bản:
I_____1_____I______2_____I_____3_____I_____4_____I
I-phần nhạy nổ 3-phần kháng nổ
2-phần cháy (theo) 4-tạp chất
Trong đó,
1-phần nhạy nổ đo bằng chỉ số kích nổ, gọi là hexane. Nó cháy nhanh và cung cấp xung lực nổ trong điều kiện áp lực và có tia lửa điện. Rất cần cho các động cơ loại 1(một) thì như động cơ turbin của phản lực cơ, tên lửa (chỉ có 1 thì nổ).
2-phần cháy đo bằng trị số nhiệt năng, tức là calori. Nó cần cho mọi loại nhiên liệu, mọi loại động cơ và là thành phần chủ yếu của nhiên liệu.
3-phần chống kích nổ đo bằng hydro cabon trung gian, có tên là octane. Nó có khả năng kìm hãm phản ứng nổ . Quá trình này rất phức tap, nên chỉ nêu giản đơn như sau:
Nhiên liệu trong áp lực và nhiệt độ cao  biến đổi thành các phân tử nhỏ hơn
 giải phóng năng lượng phân tử  gặp octan đa phức  tái tạo các mối nối thành
các phân tử lớn trở lại  không nổ được).
Về lý thuyết, octane tuyệt đối chống được mọi kích nổ nguyên nhiên liệu. Thành phần này trong nhiên liệu chống không cho hiện tượng "nổ ngoài ý muốn" xảy ra khi chưa có đủ điều kiện ion hóa buồng đốt (tia lửa điên trong giới hạn cho phép của nhiệt độ và áp suất). Thực chất thì áp lực lòng máy lớn (tức là xi - lanh lớn, tốc độ máy - tua máy - cao) thì phải dùng xăng chỉ số octan cao, bugi "nóng" (bugi ngắn và nhỏ). Khi đánh lửa, điện áp tăng từ 0V lên 2KV để ion hoá mãnh liệt vùng không gian khe bugi, trong khoảng điện áp này, xăng thường xuyên bị kích nổ đối với mọi loại xe xăng có lòng máy lớn tạo ra công nổ ngược.
4-tạp chất : khỏi phải nói, nó tạo ra tàn tro cứng làm mòn máy móc...
***Qua đó ta thấy, nếu chạy với xăng có chỉ số octane thấp cho xe dùng pp đánh lửa cổ điển thì xe sẽ gầm máy hơn do công nổ ngược ---> máy nóng và chóng hư hỏng. Máy nổ "giần giật" và khó khởi động khi lòng máy nguội (sáng sớm, hay sau khi rửa xe ...).
*** Sự xuất hiện của BB2004 làm đảo lộn hết những khái niệm chống kích nổ cổ điển. Do khi cao áp đã đến 2KV thì mới được đưa lên bugi nên không thể có hiện tượng kích nổ tự do như đã nói ở trên. Có nghĩa là nhiên liệu thấp octane lại phát huy tác dụng: do thành phần tương đương octane giảm xuống nên năng lượng cháy nhiều hơn, nghĩa là lợi xăng hơn, và còn lợi về giá nữa !!!. Cần nhớ rằng, xăng 80, 83, 90, 92 hay 95 ... đều như nhau về độ tinh khiết mà chỉ khác về chỉ số octan . Nói một cách khác, BB2004 đã cởi bỏ gánh nặng về chỉ số octan của nhiên liệu.
c/. Công suất trung bình tăng lên, cải thiện một loạt vấn đề cơ – nhiệt – động lực của động cơ, tỷ khối nhiên liệu/ hoà khí giảm nên giảm hao tốn nhiên liệu (đến trên 30%).
d/. Khi đưa BB 2004 vào, tỷ lượng nhiên liệu hữu ích tăng lên nên luôn luôn có triệu chứng “dư máy”, nghĩa là vòng quay cốt máy tăng lên so với trước. Do đó cần tiến hành chỉnh chế độ hoà khí cho phù hợp thì mới phát huy được tối đa lợi ích của BB 2004.
e/. Việc điều chỉnh chế độ hoà khí dựa trên phương châm “tăng gió giảm xăng”.
- Đưa lượng không khí lớn hơn vào hoà khí đến khi máy nổ nhanh nhất.
- Giảm lượng xăng để đạt chế độ ralenti (nổ cầm chừng) đạt yêu cầu.
- Ô-tô, kể cả ô-tô phun đa nhiên liệu đều không có gì khác so với dùng carburator.

Bộ chế hoà khí - Carburator 1/. Chỉnh ốc gió đến khi tua 2/. Nới ốc xăng cho máy chậm
(bình xăng con) máy cao nhất, nổ tròn tiếng. tua vừa đủ.
*Chú ý: Khi thay đổi tình trạng hoạt động của động cơ, nên chỉnh lại như hướng dẫn. Cần thực hiện cân chỉnh cho đến khi đạt hiệu quả động lực và tiết kiệm nhiên liệu tối đa.

4/. Hiện tượng, tính năng và hiệu quả của ô – tô, xe máy sử dụng BB2004.
a/. Hiện tượng: (Phenomenon)
- Ngọn lửa điện dài gấp 03 lần so với khi chưa có BB2004.
- Vùng phóng điện rộng trên toàn bề mặt khe phóng điện.
- Màu tia lửa điện từ đỏ thẫm đến tím, biểu hiện bồi áp mạnh mẽ, tia lửa điện đều và đồng nhất, bảo đảm điều kiện nổ tốt nhất cho động cơ.
b/. Tính năng và hiệu quả khi dùng BB 2004:
- Lắp đặt đơn giản, thuận tiện kể cả với người dùng không rành về máy móc.
- Máy khởi động tốt hơn, nổ êm hơn và rất trực quan.
- Máy chạy mạnh hơn, ít nhả khói, các cơ phận liên quan sạch hơn nhiều.
- Máy nguội hơn  tuổi thọ máy cao hơn, giảm chi phí bảo trì máy.
- Giảm nhiên liệu / Km hành trình so với trước, có thể đến trên 30%.
*** Một số tiểu dẫn quan trọng về hiệu suất nhiên liệu trong mối liên hệ với độ bền máy và ít tổn hao nhiên liệu :
1/. Năng lượng của hỗn hợp hoà khí trong một lòng máy của một máy nổ xác định, nổ với vận tốc nhất định, có thể qui về một hằng số. Ví dụ 1000 Calories chẳng hạn. Việc chuyển hoá hoá năng các dạng, dù phức tạp thế nào cũng không vượt khỏi nguyên lý Carno được: W1 < W0. (năng lượng thứ cấp luôn nhỏ hơn năng lượng nguồn sơ cấp).
2/. Kết quả chuyển hoá hoá năng của phần nhiên liệu hoà khí này là năng lượng biến dung, chia làm 04 thành phần:
a/. Cơ năng duy trì sự hoạt động liên tục của hệ thống (thắng ma sát nội tại, tích luỹ thành moment trong bánh đà .v.v ...) w11.
b/. Cơ năng sử dụng cho mục đích ngoài hệ thống (tạo động lực, tạo moment công tác .v .v ...). w12.
c/. Năng lượng không biến đổi được thành cơ năng (cung cấp năng lượng phân ly cho các phân tử vật chất cấu tạo máy làm hư hại chúng, chuyển thành nhiệt năng làm nóng máy.v.v...) w13.
d/. Năng lượng tiêu tán (tia nhiệt trong phổ hồng ngoại, hoá năng để kết hợp các thành phần hoà khí thành NOx, COx, NHCOx, FeOx .v.v....).w14.
3/. Trong total năng lượng, theo ví dụ trên thì: (W1 = w11 + w12 + w13 + w14) < (W1 = 1000 Calories). Trong đó chỉ có w12 là mục tiêu của nhân loại - nói riêng máy nổ - mà thôi. Có 02 phương thức (quan điểm ?) đánh giá:
* h = (w11 + w12) / Wo. Gọi là hiệu suất năng lượng. Đây là phương thức chủ yếu trong đánh giá khoa học thực nghiệm.
*k = (w11 + w12) / (w13 + w14). Gọi là hiệu suất kỹ thuật. Đây là phương thức đánh giá chủ yếu trong công nghiệp.
4/. Nhân xét:
a/. Với một máy cụ thể, w11 gần như hằng số trong hàm thống kê, có thể loại bỏ khi xét chỉ trên một máy.
b/. Hiệu suất năng lượng cao (w12 lớn) thì các thành phần vô ích càng nhỏ. Ngược lại, w13 lớn ----> nóng máy, hao mòn nhanh....; w14 lớn ----> ô nhiễm môi trường nặng .....
c/. k > h . Dùng k là một chiêu bài của giới kỹ thuật, nhà sản xuất, làm người ta hiểu sai về hiệu quả toàn năng của xe, máy.

 
Hạng D
26/1/04
1.319
7
38
nowhere
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

em cũng có đọc bên đó. toàn khen BB2004 là....chuối:D, hàng chợ nhưng lại ủng hộ những người tìm tòi, sáng tạo, phát huy "trí tuệ VN"
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Mình nhận xét :
Đây là cách giải thích lập lờ vô cùng nguy hiểm , thật giả lẫn lộn , tung hỏa mù kiến thức , làm mơ hồ cho cho người đọc ....có mục đích khác hơn là đơn thuần kỹ thuật.
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Có chút nhận xét về vụ này như sau :
Họ đã đem Vật lý lượng tử khè khạc tùm lum , cố tình làm rối vấn đề theo kiểu " Càng khó hiểu càng nhiều người tin " , câu trước dẫm chân câu sau , Lý lẽ mơ hồ , cố tạo thực hư lẫn lộn , cách giải thích thì như là " Khoe " chữ hơn là muốn làm sáng tỏ vấn đề !
Ví dụ : Họ vừa mới nói là chờ tích tụ hơn 2 Kilo volt rồi mới cho phóng điện nơi Bu gi trong khoảnh khắc tứ thì , họ vừa nói rút ngắn thời gian lượng tử hoá môi trường đốt xong ...thì lại nói là nhờ thiết bị này mà kéo dài thời gian đốt..
Họ viết "...Trong áp suất lớn và điện áp cao, nhiên liệu hoà khí ở đó nhận xung lực điện từ, trở thành plasma tồn tại trong thời gian cực ngắn và cháy cục bộ với nhiệt độ Plasma-xung gần 30.000 độ F, trong thời gian hỗ cảm dưới 1/1000 giây đồng hồ. Nguồn cháy plasma này trao nhiệt năng cho toàn buồng đốt, đốt cháy một phần nhiên liệu lân cận..." Nhưng Hoà khí được đốt bằng tia lửa điện , chứ Bu Gi thì cho ra xung lực điện từ nào hả các "Ông Thầy" ? Nhiên liệu hoà khí nhận " Xung lực điện từ " trở thành Plasma theo ý các vị rồi thì còn gì nữa để mà "tiếp tục đốt cháy một phần nhiên liệu" ??? Không lẽ hoà khí một phần thành Plasma, phần còn lại nằm chờ để Plasma trao nhiệt năng mà cháy tiếp !!???Vừa phải thôi chứ ...Viết như thế nhỡ bạn đọc tức quá mà Chết là mang tội ngộ sát đó nghen !
Nhưng cái ngớ ngẩn nhất là : Họ nói miên man về tốc độ phóng lửa ..Cường độ chùm hạt vật chất và thể đặc biệt Plasma của vật chất ..nhưng quên một điều cơ bản là :
TỐC ĐỘ CHÁY CỦA XĂNG - HOÀ KHÍ CHẬM HƠN NHIỀU so với cái tốc độ khủng khiếp 1 /1000s mà họ dẫn giải ..xăng cũng cần phải có thời gian để cháy chứ...Bu gi nháng lửa có nhanh hơn 1000.000 lần thì xăng cũng không cháy nhanh hơn mà..Vấn đề là XĂNG CÓ CHÁY HẾT VÀ ĐÚNG LÚC HAY KHÔNG , Dí một cây diêm quẹt vô chậu xăng hay là bắn một phát đạn vô đó thì xăng cháy có khác gì nhau..nhanh hay chậm hơn hay không ? KHÔNG...Cái cần chính là chất lượng tia lửa và thời điểm đánh .
Để làm sao cho hoà khí cháy đúng lúc và cháy hết không cần tới lý thuyết về Plastma..ít ra là cho tới bây giờ trong những chiếc xe tên tuổi....Lẽ nào một " Lý Thuyết Then chốt " như vậy mà bây giờ các hãng xe vẫn chưa nghĩ ra ..phải chờ tới BB 2004 ??
Họ lại nói về chuyện chậm và sớm lửa ..cứ như đó là điều không thể tránh khỏi khi không dùng sản phẩm của họ vậy..sao mà hàm hồ thế...Nực cười làm sao ..khi xe chạy nhanh người ta còn phải dùng cơ cấu để đánh lửa sớm để đảm bảo tận dụng công dãn nở sinh ra , nay họ mô tả theo kiểu XĂNG SẼ CHÁY HẾT NGAY LẬP TỨC ..làm gì có câu chuyện hoang đường về một loại vật chất nào đó cháy hết lập tức !!!???Đến thuốc nổ trong Bom Đạn còn cần có thời gian..Xăng làm sao qua mặt được !!?
.."plasma này trao nhiệt năng cho toàn buồng đốt, đốt cháy một phần nhiên liệu lân cận làm thành small-bang đẩy piston về phía tử điểm hạ. Nghĩa là, nếu có biện pháp lượng tử hoá môi trưởng đốt cực nhanh thì môi trường lượng tử chóng xuất hiện, đưa đến hiệu quả dây chuyền là vùng plasma lớn và kéo dài hơn, nhiên liệu được giải phóng hoá năng cao hơn" ...!!! Tại sao lại chỉ đốt cháy 1 phần lân cận ? Tại sao lại đốt cháy Nhiên liệu bằng nhiệt năng của buồng đốt ? Đốt cháy Bằng TIA LỬA ĐIỆN Ở BU GI CHỨ , Nếu buồng đốt lúc nào cũng nóng đỏ do Plastma nào đó thì điều khiển " THÌ " đánh lửa làm sao được ..Hơi xăng vô là nó cháy luôn ..đâu có chờ " Ép " nữa !!!
Lại còn ..."nhiên liệu được giải phóng hoá năng cao hơn..." Hoá năng nào ?????
Bu Gi đánh lửa tức thì ở 2 Kilô Volt là cách để tạo ra " Môi trưòng Lượng Tử " hay sao ? Thế nào là " Kéo dài Môi trường lượng tử " ??? Sao lại có thể viết quàng xiên như vậy ??? Và rồi áp suất giãn nở do hơi xăng cháy đóng vai trò gì khi mà Platsma " Làm trùm " ở trong buồng đốt ? Buồng đốt có thể tích cố định ..vùng Plastma lớn hơn thì nó ở đâu ? Họ phân định giữa Plast ma và hỗn hợp khí nổ trong buồng đốt thế nào ? Cuối cùng là...PLASTMA Ở ĐÂU ? Đầu Bu gi hay là buồng đốt đây ? Họ có tự hỏi : PLASTMA là thể gì không ?? Mô tả thế nào về việc một hỗn hợp ( Xăng -Khí ) nổ trong môi trường Plasma ? Nhiệt độ hình thành Plasma và điểm nóng chảy của kim loại chế tạo buồng đốt có được người viết để ý chăng ?!
Và rồi : NỔ bằng Plasma hay là nổ hỗn hợp xăng khí ?

Xin lỗi Diễn đàn một lần nữa ...Họ càng viết thì càng TÀO LAO : "Khi dòng điện phóng đột ngột ( Điẹn nào mà chẳng phóng đột ngột !) qua khe phóng điện trong môi trường Ion ( Bây giờ là Ion...Tý nũa là Plasma !!? ), dòng thác điện tử Maxwell ( Tại sao cứ ghép lung tung các khái niệm với nhau như thế ?? Dòng điện rồi lại thác điện tử Maxwell !!!)được bồi áp bằng năng lượng tích trữ trong cuộn dây L, phóng mãnh liệt qua khe phóng điện, đốt cháy gần như hoàn toàn nhiên liệu hoà khí. " ??? ....Thế thì thế này :
Cuộn dây Bo Bin nhận điện áp biến thiên đột ngột , xuất hiện dòng CẢM ỨNG , (mạnh yếu do tốc độ biến thiên ) quá trình phóng lửa qua Bu gi thể hiện Kết quả của sự kiện đó ..vậy khi nó đang phóng thì lấy cái gì mà bồi nữa...Năng lượng tích trữ trong cuộn dây đã thành tia lửa điện ...Đã chờ đến 2 Ki lô Volt mới phóng ..bây giờ đang phóng lại Bồi thêm là sao ...sao không để cho nó cao hẳn rồi hẵng Phóng ????Piston đang đi xuống thì còn bồi cái gì nữa ?
"Năng lượng phân tử giải phóng gây nổ" ??? Xe chạy bằng năng lượng nguyên tử hay là xăng đây ?????Vừa mới nổ Plasma xong , bây giờ lại nổ do năng lượng phân tử , thế thì nó tan tan tành mẹ nó xe của tôi rồi còn gì ( Xin lỗi , nói hơi bậy !! ) Đừng nói là có vụ nổ hạt nhân ở trong lòng Xi Lanh nghen...Tội nặng đó ! Khủng bố hả ?
..."Điện áp phóng qua khe phóng điện không tăng so với điện áp chuẩn tắc nhưng thời gian phóng điện dài hơn." ..ngay sau đó thì : "...trở thành plasma tồn tại trong thời gian cực ngắn ..." Thế là thế nào ??? Không tăng điện áp, nhưng phóng dài lâu hơn...sau đó lại tồn tại trong thời gian cực ngắn ??? Bó tay luôn rồi !...sao lại tự vả vào mồm mình như thế ...Các Bác coi lại phần đầu sẽ rõ ...Chống đánh lửa sơm bằng cách đưa 2Kilô volt vào Bu gi một cách " Đột ngột " cơ mà ...Ý họ là không đưa " Lai rai " đưa "dần dần" từ thấp đến cao như họ "buộc tội "các cỗ máy không có BB2004 ,??? Bây giờ lại " Kéo dài thời gian phóng .." là sao ? KÉO DÀI VÀO LÚC NÀO ? Hay là định cho Bugi " Nháng lửa " vài lần rồi mới chịu ngưng ..!!!???Đó là chưa kể lối dùng chữ quá ư " Kỳ dị " : Điện áo chuẩn tắc..nghe lạ tai ghê lắm ..
."..Ngọn lửa điện dài gấp 03 lần so với khi chưa có BB2004". ???? Bu gi nào có khe hở chấu dài gấp 3 lần Bu gi thường để mà hưởng cái phúc đó ???Trong khi đó Điện áp không cao hơn điện áp "chuẩn Tắc" ??? (Ý họ nói là môi trương được BB2004 tạo ra sẽ làm cho Bugi phóng lửa ngon hơn..tức là môi trường dẫn điện ngon hơn chăng ??? Nếu vậy làm sao mà chống đánh lửa sơm được hả các "Thấy Hai") ...Vì lửa dài thế thì nó đánh từ Bu gi vô thẳng đầu Piston luôn cho tiện..Cho bạn đọc sau khi đọc xong thì hoá khùng luôn !!!!
"...Kết quả chuyển hoá hoá năng của phần nhiên liệu hoà khí này là năng lượng biến dung, chia làm 04 thành phần..." Sao lại cứ cố tình làm tùm lum lên ...Tiểu dẫn chẳng ăn nhập mấy với việc cải thiện tình hình nổ -Giãn của Động co ..mà hình như chỉ nhằm " Trưng bày " sự " Hoành tráng về Kỹ thuật" của người viết mà thôi ..
"...làm người ta hiểu sai về hiệu quả toàn năng của xe, máy. " Hiệu quả "toàn năng" là cái giống gì vậy ...Chúa hay là Phật mà Toàn Năng ???

Cùng " Gút " lại vấn đề nhé : Thứ đồ chơi BB2004 đó làm cho : Điện áp tích lũy thật cao rồi mới "Nẹt " vô Bugi ...thế mà lại tạo ra vô số những cái " Cao Siêu " như bài viết trên , vậy ta tự hỏi : Thực ra ..những gì cần xảy ra thì đã xảy ra rồi ..Không cần phải có " Mợ ( BB2004 ) thì Chợ ( Buồng đốt ) mới đông ( Cháy nổ hoàn chỉnh ) . Mà tội nghiệp cho cách giải thích rườm rà , tối nghĩa của bài báo trên là ở chỗ ..Cách đây hàng chục năm ...các Bậc Cha Chú đã biết thay đổi chiếc tụ điện nằm song song với vít lửa để tạo ra hiệu ứng " Xung Nhọn " hơn khi đánh lưả trong chiếc xe Huyền Thoại : HONDA 67 !
Và..cuối cùng , các Bác cùng thấy đó ...BB2004 là thiết bị dùng để cải thiện tình hình điện áp trên 2 CHẤU BU GI ( Mà chắc chắc là cải thiện dựa trên các lập luận cảm tính , lương tri !! )...thế mà cuối cùng họ tán tưng bừng ..dẫn đến việc thay đổi cả Môi Trường Dẫn Điện và BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH NỔ GIÃN SINH CÔNG CỦA HƠI HOÀ KHÍ trong buồng đốt ...Tài cán cỡ đó thì Tôn NGộ Không cũng vứt béng nó gậy mà về làm đệ tử trong chuồng cho họ nuôi làm xiếc thú !!!

Có vẻ như một " Gã " Bách Khoa hay Tổng Hợp nào đó muốn gây dư luận . khuấy động làng Kỹ thuật đây mà !!!:D Còn nếu là Bài dịch từ quảng cáo của các hãng bán Sản Phảm nước ngoài thì dịch quá ư tối nghĩa ... ( Hy vọng không giống mấy vụ Máy I-on ở Vn ).. Cũng không loại trừ một nhóm nào đó muốn kiếm vài triệu USD trong hai tháng !!!
24.gif


Bài này ĐÈ PHÁ viết vội vàng , có vẻ thiếu bình tĩnh...Lý lẽ riêng, có thể chưa mạch lạc ..sẽ cố gắng tìm hiểu thêm để " Phản biện " câu chuyện này ..Các Bác nào ủng hộ BB2004 cho ý kién phản hồi nhé...Tranh luận Kỹ thuật đơn thuần thôi !! Có lỡ lời xin bỏ quá !!;)
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
15/7/04
39
0
6
Hanoi
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Hay, bác Đè Phá viết quá hay, rât ấn tượng. Nhờ đọc bài của bác em mới hiểu được bài trên
41.gif
 
Hạng B2
25/8/04
333
303
63
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Như bác nói thì việc kéo dài thời gian đánh lửa là không cần thiết phải không ạ? Ý em là về lý thuyết thì giải pháp "tăng áp", "bồi áp" cho bugi để tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu... là có thực tế không?
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Trích đoạn: Cottbus

Như bác nói thì việc kéo dài thời gian đánh lửa là không cần thiết phải không ạ? Ý em là về lý thuyết thì giải pháp "tăng áp", "bồi áp" cho bugi để tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu... là có thực tế không?
...Mẹo của bài viết là ở chỗ : Những điều hiển nhiên ai cũng biết thì họ cố gắng mô tả đúng ...để từ đó thuyết phục người ta tin theo những cái " Quàng xiên " sau đó ..Kiểu thầy bói nói Tiền vận cho gia chủ Tâm phục rồi mới tán qua hậu vận để ăn tiền..
Ai cũng biết là Lửa mạnh , đều thì hỗn hợp nổ tốt..Nhưng cái đó đâu phải chờ tới BB2004 ??? BB2004 theo cách viết thì chỉ nâng cao điện áp Bugi, RÚT NGẮN THỜI GIAN PHÓNG ĐIỆN...( Cái này chính họ cũng tự mẫu thuẫn , khi nói thế này , khi nói thé khác... Bác coi lại bài của họ sẽ thấy ) vì còn phải lo tích lũy " Tới 2 K Volt " mà ..chỉ thế thôi mà sao lại sinh ra lắm cái huyền bí thế !! Các nhà SX như Merc , BMW , Toytota nghĩ gì về vụ này đây ???
Thế này nữa nhé : Điện áp không đổi , Năng lượng để đánh lửa như cũ ....Thế mà Tia lửa phóng mạnh hơn , Lâu hơn thì năng lượng thêm vào đó ở đâu ra ? Nếu họ nói là 1/4 Công suất otô dùng để đánh lử thì mình ..Chịu !!!
Cottbus coi lại bài của mình trình bày ..rảnh ta thảo luận tiếp nhỉ :)
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

Đơn giản thôi các bác ạ, họ chế tạo được 1 thiết bị chuyển đổi năng lượng với Hiệu suất 200 hay 300% gì đó, với đà này thì họ sắp Chế được Động cơ Vĩnh cửu rồi....!:D
 
Hạng D
26/1/04
1.319
7
38
nowhere
RE: PHỤ KIỆN TĂNG ÁP BUGI

hoan hô bác đè em ra phá đã đè BB2004 và phá xong em luôn. bác đè và bác sĩ đúng là các bậc....tiền bối lão thành:D